Rừng đen - một phim nhà nước gây được ấn tượng tốt về chất lượng nghệ thuật lại rất lận đận trên đường ra rạp đến nỗi lỡ hẹn với Oscar 2008.

Rừng đen - một phim nhà nước gây được ấn tượng tốt về chất lượng nghệ thuật lại rất lận đận trên đường ra rạp đến nỗi lỡ hẹn với Oscar 2008.

Phim Việt bây giờ không còn xa lạ với khán giả mua vé đến rạp, thậm chí còn đủ sức cạnh tranh với các phim ngoại nhập. Nhưng đó là chuyện của phim tư nhân...

 

Phim nhà nước lại thường được biết đến sau các kỳ trao giải, các liên hoan phim hơn là được nhìn nhận khách quan từ khán giả. Bà Ngô Phương Lan - cục phó phụ trách Cục Ðiện ảnh - đã chia sẻ với PV Tuổi Trẻ cái nhìn toàn cảnh về hiện trạng đầu ra của phim nhà nước.

* Trong khi có nhiều phim tư nhân rất dở vẫn có con đường đàng hoàng ra rạp, bán vé...; phim được Nhà nước đặt hàng hay tài trợ không phải khi nào cũng là phim khó xem nhưng lại khó đến được với người xem. Ví dụ mới nhất, Mùi cỏ cháy, Tâm hồn mẹ - hai bộ phim nhà nước đã giành được nhiều giải thưởng lớn nhỏ vẫn chưa có cơ hội ra rạp...

Hai bộ phim Tâm hồn mẹ, Mùi cỏ cháy (và cả Rừng đen nữa) đều là phim do Nhà nước tài trợ, không phải là phim đặt hàng với 100% kinh phí sản xuất từ ngân sách nhà nước. Theo Luật điện ảnh, phim tài trợ thì các hãng sản xuất có thể tự phát hành, doanh thu sẽ phân chia theo quy định.

Tâm hồn mẹ có lẽ đang trong dự kiến phát hành của Công ty TNHH MTV Hãng Phim truyện VN, còn Mùi cỏ cháy là tác phẩm "đinh" trong Ðợt phim kỷ niệm 40 năm thành cổ Quảng Trị và giải phóng miền Nam - thống nhất đất nước nên sẽ ra mắt công chúng vào dịp 30-4-2012.

Cục Ðiện ảnh đang lên kế hoạch phối hợp với các cơ sở điện ảnh để phim được đến với công chúng cả nước một cách xứng đáng, chắc chắn sẽ có những đổi mới so với những gì quen thuộc vẫn thấy trong các tuần phim kỷ niệm. Chúng tôi đang tìm cách tốt nhất để chứng minh giá trị và hiệu ứng xã hội của những bộ phim phục vụ nhiệm vụ chính trị như Mùi cỏ cháy.


Bà Ngô Phương Lan - cục phó phụ trách Cục Điện ảnh - Ảnh: CĐA 

* Một con số thống kê cho thấy hiện có trên 32.000 ghế ngồi cho các cụm rạp trên cả nước, chiếm gần 50% là của tư nhân (Megastar, Galaxy, BHD...). Phim nhà nước mỗi lần "phủ sóng" có tham vọng chiếm bao nhiêu phần trăm số ghế đó?

22 phim nhà nước, chỉ vài phim "quen mặt"

Tổng hợp từ một số thống kê cho thấy hiện tại ở VN có 15.877 ghế thuộc về các cụm rạp tư nhân kiêm phát hành như Megastar, Galaxy, Lotte Cinema, BHD Star Cinema..., 16.799 ghế còn lại thuộc về các rạp nhà nước hoặc Nhà nước liên doanh.

Trong năm năm vừa qua đã có 22 phim Nhà nước đặt hàng hoặc tài trợ được sản xuất theo số lượng... giảm dần từng năm. Cụ thể: năm 2007 có Chuông reo là bắn, Khi nắng thu về, Giá mua một thượng đế, Vũ điệu tử thần, Chớp mắt cùng số phận, Hoài vũ trắng, Trái tim bé bỏng. Năm 2008: Em muốn là người nổi tiếng, Rừng đen, Trăng nơi đáy giếng. Năm 2009: Ðừng đốt, Chơi vơi, Ðược sống, Không cân sức. Năm 2010: Nhìn ra biển cả, Trung úy (chỉ chiếu duy nhất dịp LHP quốc tế VN lần thứ nhất, chưa chiếu ở bất cứ đâu), Hoa đào, Vũ điệu đam mê, Long Thành cầm giả ca, Vượt qua bến Thượng Hải. Năm 2011: Tâm hồn mẹ, Mùi cỏ cháy.

Trong số 22 phim kể trên chỉ có vài phim "quen mặt" với khán giả như: Chuông reo là bắn, Chơi vơi, Vũ điệu đam mê... vì các phim này đã được phát hành bởi nhà phát hành phim tư nhân là Ðào Thu Film và Galaxy.

- Việc phim có ra rạp được hay không trước tiên phụ thuộc bản thân tác phẩm đó có hay, có hấp dẫn không, theo đó tỉ lệ "phủ sóng tại rạp" sẽ khác nhau. Phải thừa nhận không nhiều phim do hãng phim nhà nước sản xuất tạo được "cơn sốt" ở các cụm rạp như phim tư nhân.

Tuy nhiên, con số thống kê trên mới chỉ nói chủ yếu đến số ghế ở các cụm rạp tại một số thành phố lớn, trong khi cả nước chúng ta có 63 tỉnh- thành, mỗi tỉnh- thành đều có tối thiểu một rạp chiếu phim, cùng với đó là mấy trăm đội chiếu bóng lưu động địa phương và hàng trăm đội chiếu bóng trong hệ thống phát hành phim quân đội...

Tôi cho rằng ngoài việc "phủ sóng" một phần ở các cụm rạp, các phim do Nhà nước đầu tư hầu như đã "phủ sóng" các vùng miền của đất nước.

* Tư nhân thường có lịch ra mắt phim ngay từ khi chuẩn bị bấm máy. Còn với phim nhà nước, dường như đến bây giờ kinh phí làm phim vẫn chỉ là kinh phí thực hiện phim chứ không có phần nào dành cho việc quảng bá phim?

- Ðúng là phim do Nhà nước tài trợ hoặc đặt hàng chưa được quảng bá, tiếp thị xứng đáng. Trong thời bao cấp thì quả là điện ảnh có sức mạnh khó nghệ thuật nào địch nổi, chỉ cần phim "ra lò" là hàng triệu người háo hức chờ xem. Còn bây giờ nếu không giỏi quảng cáo, lăngxê thì phim khó trụ được ở rạp.

Chính vì vậy, cần nhìn việc quảng bá phim của các hãng nhà nước cả ở hai góc độ. Về chủ quan, các hãng phim nhà nước vốn không quan tâm và không có nghề trong việc này. Về khách quan, đúng là ngân sách cho quảng bá phim không được bố trí thỏa đáng. Tôi cho rằng cần được thay đổi trong bố trí ngân sách, từ cả phía chủ đầu tư (cơ quan được trao quyền quyết định việc tài trợ, đặt hàng sản xuất phim) và cơ quan bố trí ngân sách (cơ quan tài chính).

Nhưng để làm được việc này, các hãng phim nhà nước cần có những nhà sản xuất phim thật sự để họ chăm chút cho bộ phim xuyên suốt các khâu từ đầu vào đến đầu ra.

* Sắp tới, Cục Ðiện ảnh có những dự định gì để thay đổi được hiện trạng trên, để phim nhà nước được "bình đẳng" với tư nhân ở rạp chiếu?

- Cục Ðiện ảnh đang chuẩn bị một hội nghị toàn quốc chuyên về phát hành và phổ biến phim, dự kiến tổ chức vào quý 2 tới. Mục đích là đánh giá công tác phát hành và phổ biến phim trong mấy năm qua, tìm giải pháp khắc phục những bất cập trong phổ biến phim hiện nay, đặc biệt là việc thực hiện các chính sách đối với phổ biến phim ở các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo.

Cần tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết hoạt động phát hành, phổ biến phim và chiếu bóng trong tình hình hiện nay ra sao? Sự phối hợp giữa trung ương và địa phương phải như thế nào để giữ được sự liên hoàn của hoạt động điện ảnh? Các công ty liên doanh nước ngoài có thể đóng góp được gì ngoài việc kinh doanh tại các cụm rạp sang trọng? Chắc chắn sẽ có rất nhiều vấn đề phải đặt ra và cần thống nhất trong hội nghị. Không biết có quá lạc quan không, nhưng tôi thấy dường như cũng đã hé dần những dấu hiệu khả quan. Tất nhiên là không thể nóng vội mà cần thời gian để mọi việc đủ độ chín.

 

                                                   Theo Thanhnien

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Hầu đồng- nét văn hóa đẹp bị không ít cá nhân biến tướng thành hiện tượng mê tín dị đoan. (Ảnh chụp tại Đền Bờ, chỉ mang tính minh họa).
Không có hình ảnh

Ký kết giao ước thi đua khối các phòng VH-TT huyện, thành phố năm 2012

(HBĐT) - Ngày 11/2, Sở Văn hoá, thể thao và du lịch đã tổ chức ký kết giao ước thi đua khối các phòng Văn hoá, thể thao và du lịch khối các huyện, thành phố năm 2012. Đồng chí Bùi Ngọc Lâm, Giám đốc Sở VH-TT& DL tỉnh chủ trì lễ ký kết.

Đầu năm đi lễ đền Bờ

(HBĐT) - Đầu năm, người ta nghĩ nhiều đến việc đi lễ chùa. Phần lớn là để cầu an, cầu lộc... số ít đến đây để tìm chút thư thái cho tâm hồn, thắp nén nhang thơm thể hiện tấm lòng thành kính tới tổ tiên, dòng tộc. Có lẽ cũng vì thế mà cứ sau dịp Tết Nguyên đán, khách thập phương từ khắp mọi miền lại nô nức trẩy hội đền Bờ cầu may và vãn cảnh sông nước lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình. Theo đoàn khách hành hương, chúng tôi cũng chuẩn bị đầy đủ lễ lạt để đi trẩy hội.

Huy Tuấn ngả mũ trước tài năng của cậu bé 11 tuổi

Bằng khả năng sáng tạo độc đáo trên nền điệu nhảy của Michel Jackson, bé Nguyễn Đặng Đăng Khoa ‘đốt nóng’ sân khấu Vietnam’s Got Talent tại vòng loại phía Nam.

Sao Hollywood “bật mí” kế hoạch Valentine

Không khí của một mùa Valentine đang đến thật gần và các ngôi sao Hollywood cũng đã sẵn sàng nhiều kế hoạch độc đáo để đón ngày lễ tình yêu năm nay.

Nét độc đáo của lễ hội Mường Động

(HBĐT) - Ngược dòng lịch sử vùng đất Vĩnh Đồng (Kim Bôi) cách đây hàng vạn năm đã có dấu tích của con người. Từ thời Hùng Vương đến thời kỳ Bắc thuộc cũng như đến các triều đại vua chúa, phong kiến nước ta, người Mường cùng với các bộ tộc đã cùng nhau chung sống hòa bình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trải qua nghìn năm Bắc thuộc cũng như có sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc, qua hàng chục thế kỷ nhưng bản sắc văn hóa của dân tộc Mường luôn được gìn giữ, bảo tồn. Đó là thường rang, bộ mẹng, đó là cồng chiêng, là trang phục váy áo của phụ nữ, là nhà sàn và các hoạt động lễ hội.

Phim về cuộc tình bí mật của Công nương Diana

Theo mạng tin tức Anh ngày 9/2, ngôi sao màn bạc sinh tại Anh, Naomi Watts sẽ vào vai Công nương Diana trong bộ phim mới về quan hệ của Công nương với bác sỹ Hasnat Khan.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục