100% xã, thị trấn huyện Kim Bôi tổ chức giao lưu văn hóa - văn nghệ, TD-TT đón mừng xuân mới. Trong ảnh:?Cuộc thi đấu giao lưu bóng chuyền được tổ chức tại trung tâm văn hóa huyện. (Ảnh: Thúy Hằng)
(HBĐT) - Ngược dòng lịch sử vùng đất Vĩnh Đồng (Kim Bôi) cách đây hàng vạn năm đã có dấu tích của con người. Từ thời Hùng Vương đến thời kỳ Bắc thuộc cũng như đến các triều đại vua chúa, phong kiến nước ta, người Mường cùng với các bộ tộc đã cùng nhau chung sống hòa bình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trải qua nghìn năm Bắc thuộc cũng như có sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc, qua hàng chục thế kỷ nhưng bản sắc văn hóa của dân tộc Mường luôn được gìn giữ, bảo tồn. Đó là thường rang, bộ mẹng, đó là cồng chiêng, là trang phục váy áo của phụ nữ, là nhà sàn và các hoạt động lễ hội.
Người Mường còn có câu: nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động để chỉ bốn vùng Mường lớn nhất của người Mường Hòa Bình. Đó là những vùng có thế lực mạnh nhất của các lang đạo và là 4 nơi có kinh tế trù phú nhất thời xa xưa. Văn hóa Mường còn được thâu gọn trong mấy câu sau:
Cơm đồ, nhà gác
Nước vác, lợn thui
Ngày lùi, tháng tới
Quần một ống, áo tầy gang
Trâu gõ mõ, chó leo thang.
Nhưng còn một nét văn hóa đặc sắc nữa trong cả người Việt và người Mường đó là lễ hội. Lễ hội Mường Động đã có từ lâu được tổ chức 2 năm một lần vào ngày 7 cây tháng hai (theo lịch Mường), đó là lễ hội lớn nhất trong vùng, mỗi lần tổ chức thu hút hàng nghìn lượt người về dự hội.
Trong lễ hội, phần lễ mang đầy tính tâm linh của người dân trong vùng như tổ chức rước kiệu đón Phật từ chùa Động về đình (chùa Động thờ Phật vua Dịt Dàng) do 4 thanh niên khỏe, chưa có vợ đội mũ, áo hai cánh khiêng kiệu cùng cờ cái, cờ quân, sáo nhị nhà lang, ậu mõ và nhân dân cùng đi về đình làm lễ, tổ chức nhiều trò chơi cầu mong trời đất, thần linh ban cho con người sức khỏe, mùa màng tốt tươi. Các hoạt động của lễ hội mang đậm nét độc đáo chất phác nhưng mến khách trong giao tiếp cuộc sống hàng ngày trong làng xóm, gia đình thuận hòa của người Mường nói chung và người Mường Động nói riêng. Trong quá trình lịch sử lâu dài lao động sáng tạo và đấu tranh để cùng tồn tại, phát triển giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, con người xuất phát từ nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần, đời sống tâm linh, nơi mà con người tin tưởng vào sự phù hộ của các thần linh. Vì vậy, sự ra đời của lễ hội đã đáp ứng một phần đời sống tinh thần đó của nhân dân trong vùng. Tên gọi của hội trước đây được nhân dân gọi là hội chùa Động (nay gọi là hội Mường Động). Lễ hội được tổ chức 2 năm một lần, năm chẵn thì tổ chức tại đình, năm lẻ tổ chức tại chùa. Trước đây, phần lễ được sắm (chủ yếu cúng chay và có gà) được bày thành 2 ban gồm ban thượng, ban hạ. Ban thượng gồm một ván cơm thờ vị vua cha, một ván cơm thờ vua bà và vua con gồm xôi, thịt gà, rượu. Ban hạ thờ hành hoàng làng, thờ thổ địa, tiếp theo là mâm của các lang, ậu cúng ông bà, tổ tiên, những người đã khuất về dự hội ăn cơm mâm hoa quả của khách thập phương về hội cầu tài, cầu lộc. Sau khi đã sắm đầy đủ các đồ cúng tế bắt đầu tiến hành làm lễ khấn do ông thầy cúng được nhân dân chỉ định là người có uy tín với dân làng mới được nhân dân chọn làm lễ. Về sắm phần lễ được phân công như sau: xóm Cặm Cõ (xã Đông Bắc) lo làm đu, ậu tạo Cốc (xã Vĩnh Đồng) lo bàn nhắm, ông từ lo phần cúng ở đình, chùa, các ậu trong Mường mang đồ lễ về cúng năm nào tổ chức ở đình thì cúng tại đình, năm nào tổ chức ở chùa thì cúng ở chùa. Về phần hội được tổ chức tại sân chùa hay cánh đồng gần chùa, có năm được tổ chức tại sân đình. Hội được diễn ra trong một ngày gồm có chơi đu, ném còn, rước kiệu, thi bắn nỏ, bắn súng kíp, thi đua ngựa, hát ví rằng thường, bộ mẹng…
Trong những năm vừa qua, thực hiện tinh thần NQT.ư 5 (khóa VIII) về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định “Làm cho văn hóa thấm sâu vào từng KDC, từng gia đinh, từng người, hoàn thiện hệ giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa của loài người”. Việc duy trì, tổ chức lễ hội Mường Động là việc làm cần thiết và đúng với chủ trương của Đảng.
Trước đây, do thời gian chiến tranh, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, vì vậy, lễ hội Mường Động trong một thời gian dài bị lãng quên cho đến năm 1993 bắt đầu được tổ chức lại nhưng chủ yếu tổ chức các hoạt động văn nghệ, thi đấu thể thao, bóng chuyền, đẩy gậy…, còn một số nét văn hóa truyền thống mang tính bản sắc dân tộc Mường chưa có điều kiện khôi phục. Khi khôi phục tổ chức lại lễ hội theo tính tự phát của nhân dân địa phương nhưng mỗi lần tổ chức đã thu hút nhiều du khách trong 4 vùng mường lớn và một số nơi khác về dự hội, làm cho lễ hội Mường Động thêm phần đông vui, nhộn nhịp. Đối với người dân Vĩnh Đồng, sau hội, từ người lớn đến bé đều phấn khởi ra đồng cày cấy làm tăng hiệu suất lao động của con người và mọi người cảm thấy thanh thản đón chào một năm mới tràn đầy hạnh phúc, may mắn.
Hiện nay, do cơ chế thị trường làm kinh tế phát triển mạnh mẽ, đời sống vật chất của nhân dân được nâng lên, do đó kéo theo nhu cầu về đời sống văn hóa tinh thần, việc giao lưu giữa các nền văn hóa diễn ra mạnh mẽ. Vì vậy, việc khôi phục lễ hội Mường Động là nhu cầu của đông đảo quần chúng nhân dân trong xã Vĩnh Đồng cũng như nhân dân các xã trong vùng. Việc khôi phục lại lễ hội Mường Động là cơ sở tốt để duy trì, gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc Mường đang có nguy cơ bị mai một.
Bùi Văn Hùng
(Phó Bí thư TT Đảng ủy xã Vĩnh Đồng - Kim Bôi)
Trung tâm Phát triển và Bảo tồn văn hóa quan họ truyền thống dân tộc Việt Nam được thành lập cách đây hơn mười năm. Suốt thời gian qua, trung tâm kiên trì hoạt động theo định hướng bảo tồn, phát huy vốn quan họ cổ truyền, giữ nguyên gốc của nó.
Hội chọi trâu xã Hải Lựu (Sông Lô, Vĩnh Phúc) được tổ chức vào ngày 16, 17 tháng giêng âm lịch hằng năm, thu hút hàng vạn du khách. Đây là một lễ hội văn hóa dân gian cổ xưa, độc đáo, mang nhiều ý nghĩa.
Trở lại Việt Nam vào dịp Tết Nguyên đán, nhóm họa sĩ Ô Vuông Nắng đã đánh dấu 20 năm thành lập hiệp hội, qua cuộc triển lãm giới thiệu 97 tác phẩm tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM. Cuộc gặp gỡ giữa các nghệ sĩ Nga và công chúng hội họa TPHCM diễn ra trong những ngày đầu xuân ấm áp.
Loạt ảnh chân dung được chụp rất tự nhiên của một cô gái sở hữu gương mặt thiên thần, đôi mắt to đen láy đầy biểu cảm và làn da trắng hồng đã khiến cư dân mạng Trung Quốc xôn xao mấy ngày qua.
“Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh….”. Từ ngàn xưa, cây tre đã trở thành một hình ảnh quen thuộc với mỗi làng quê Việt Nam và nay khi đến với Hội An du khách không khỏi bị thu hút bởi những tác phẩm nghệ thuật độc đáo được làm từ gốc tre.
Có thể coi việc chủ động tìm hiểu và lý giải về tính dân tộc, tính hiện đại và khảo sát mối quan hệ giữa chúng từ góc nhìn biện chứng - lịch sử là một trong các biểu hiện của các nền văn học - nghệ thuật có khả năng tự ý thức về sự phát triển của chính mình. Ở Việt Nam gần đây, một số vấn đề có liên quan tới tính dân tộc, tính hiện đại của văn học - nghệ thuật cũng đang được đặt ra để thảo luận, và ý kiến của họa sĩ - nhà phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng dưới đây là một thí dụ để chúng ta tham khảo...