(HBĐT) - Đã mấy năm rồi, dịp này, Luân đi công tác ra Bắc anh mới có dịp về thăm quê. Quê Luân, một vùng núi, nơi có con suối Khoang, nước quanh năm đầy, trong xanh góp phần cho mấy cọn nước cần mẫn quay vòng cõng nước đổ vào những thửa ruộng bậc thang. Luân nhớ để lại trong lòng nhiều kỷ niệm nhất của thời tuổi trẻ học trò là dưới sườn đồi, một sân bóng chuyền và cây đa cổ thụ. ở đó đã có những câu chuyện tâm tình và những buổi giao lưu đội bóng của các xóm.

 

Khi xe đến chân đèo Mông, khí lạnh tràn xuống từ những đỉnh núi. Luân kéo cổ áo rùng mình với cái rét của miền Bắc. Nhạc chuông điện thoại di động ai đó vang lên. Tiếng lao xao:

- Vùng núi này mà cũng có sóng à.

- ở ngoài này sóng như đã phủ khắp, có người đáp lại.

Xe nặng nề vượt dốc. Luân nhô người lên - Anh nhìn ra bên đường, sương mù dưới thung lũng đang ùn ùn đuổi theo xe. Ra tháng 3 rồi mà trời vẫn còn rét. Trong xe có người đồng cảm nói:

- Rét tháng ba, rét nàng Bân mà.

Xe vẫn nhẫn nại chạy, mọi suy nghĩ trong đầu Luân mông lung. Anh miên man, Tết mấy năm rồi không về được quê, vì đường xa, còn vợ con nữa. Nay ra Tết, kết hợp chuyến công tác ra Viện Lâm sinh lấy tài liệu về phát triển cây cao su Tây Nguyên, nhân dịp về thăm quê luôn.

Kỷ niệm xưa lại ùa về, làm lòng Luân xốn xang. Nhớ lại có một năm sắp đến Tết, trong dòng suối hiền hòa, Thơm - cô bạn gái cùng trường xắn quần áo quá gối lội nước đãi đỗ. Đôi chân Thơm trắng như ngà ngọc làm Luân ngần ngại. Cảm giác có người nhìn, Thơm ngẩng lên.

- Sao thế?

Luân đứng trên bờ suối, hai tai nóng bừng, miệng ấp úng.

- Chẳng biết nữa, đến nhà trả cho Thơm cuốn sách, không thấy… mình ra đây!

Trông điệu bộ của Luân, Thơm khẽ cười:

- Tưởng gì, thôi xuống suối đãi giúp Thơm mớ đỗ này với.

Vừa đỡ rá đỗ ở tay Thơm, Luân vừa hỏi:

- Thơm không thấy lạnh à?

- Có chứ, lúc mới cho chân xuống nước thôi, bây giờ thì quen rồi.

Thơm cười, hàm răng trắng lóa, mấy sợi tóc ướt bết trước trán trông càng thêm đẹp, thêm duyên.

- Anh đừng có mà nhìn em lâu thế.

- Không ngẩng lên sao biết anh nhìn.

- Cần gì, gáy em cháy rồi này.

Một câu nói hóm hỉnh chết người làm Luân lúng túng nhưng rồi anh cũng biện bạch.

- Thế để anh chữa cháy cho nào.

- Nàng té nước về phía anh, anh nghiêng đầu tránh.

Thơm lại nở nụ cười duyên.

- Bao giờ anh đi?

- Ra giêng, ngày mồng 6.

Sau Tết ra đi, Luân mải mê công việc trên đất Tây Nguyên bạt ngàn cây cao su, cà phê. Thời gian, công việc cuốn hút anh thanh niên miền núi phía Bắc. Vì xa cách mỗi người một nơi, anh trong miền đất đỏ Tây Nguyên, chị vùng núi phía Bắc. Anh rong ruổi với cao su, cà phê gặp cô giáo dạy văn trường cấp III huyện Cư Dút (Đắc Nông) quê tận vùng Thanh Hóa đưa cái chữ vào vùng đất đỏ Tây Nguyên. Họ gặp nhau rồi nên vợ, nên chồng. Thơm ở quê đợi chờ nhưng tin tức một ngày một thưa dần. Con gái có thì, có lứa, Thơm theo học lớp y sĩ đào tạo cho địa phương. Tốt nghiệp ra trường, công tác ở trạm xá xã, được cái đức cần cù, trách nhiệm, Thơm đã khám, chữa bệnh được cho nhiều người. Những trường hợp vượt cạn, Thơm cùng đồng nghiệp thăm khám chu đáo, đỡ những đứa trẻ ra đời “mẹ tròn, con vuông” được bà con tín nhiệm, thương yêu quý mến. Sự “mát tay” của Thơm đã làm làng trên, bản dưới ca ngợi, thế rồi để có đội ngũ bác sĩ cho địa phương, Thơm được đi học. Sau những năm miệt mài học tập trên  giảng đường và những buổi đi thực hành trong bệnh viện, tay nghề Thơm được nâng lên. Bây giờ về huyện nhà hỏi đến bác sĩ Thơm thì ai cũng biết, cũng trân trọng. Ngày ra đi, Thơm lấy ra một chiếc gương tròn lọt trong lòng bàn tay trao cho Luân, Thơm nói:

- Đây là mặt trời ngày ngày em vẫn soi mình trong đó, anh cầm lấy, bao giờ nhớ nhau thì đem ra soi. Như thế kể như hai người luôn bên nhau.

Anh dè dặt hỏi:

- Còn em thì sao?

Thơm bảo:

- Anh luôn trong lòng em rồi, con gái đồng đất quê mình là nặng lòng, thủy chung lắm đấy!

Hai người nhìn nhau im lặng, chia tay mà lòng dâng đầy nhớ thương. Ngày anh ra đi, mưa như bụi trắng đầy trời.

Anh cầm tay Thơm hứa một ngày công việc ổn định, yên lành anh về cưới em rồi đón em đi. Nhưng không biết do công việc, do đường sá xa xôi mà ngày ấy cứ xa dần, xa mãi. Đến một ngày anh nghe tin Thơm đã đi học trường Trung cấp y tế trên thành phố, học được cái nghề theo người già trong làng, trong bản là nghề “cứu nhân độ thế”, Thơm yên tâm học tập dù có những lần mong ngóng chờ trông tin anh. Nhưng thư từ, đường xa, người con gái có lúc, có thì đợi chờ vô vọng, Thơm phải đi lấy chồng. Sau này có gia đình, vợ con đề huề, ngày tết đến, ở xa, Luân lại nhớ về quá khứ một thời, cầm kỷ niệm xưa anh lại nhớ “đây là mặt trời, bao giờ thấy nhớ nhau thì đưa ra soi”. Kỷ niệm khó quên, tổ ấm gia đình anh lo vun vén, anh vùi kỷ niệm xưa vào quá khứ.

Tháng 3, anh về quê, xa quê bao năm, bước chân trên đường về, chân anh bước như ríu lại. Cây gạo đầu làng nở hoa, những bông hoa đỏ rực như thắp những đốm lửa lên trời cao xanh tháng 3. Đang đi trên đường, bao kỷ niệm ùa về trong ký ức, một vài bông hoa gạo chim sáo, chào mào nhảy nhót làm rụng xuống, Luân giật mình. Anh bỗng thấy bóng một người con gái vai khoác chiếc túi cứu thương, nhìn dáng người, bước chân đi quen thuộc anh nhận ra nàng. Người con gái năm xưa nay đã già đi nhưng mọi lam lũ, truân chuyên không lấy nổi sắc đẹp của nàng. Nàng sau một lúc ngỡ ngàng cũng nhận ra anh. Thơm đon đả nói:

- Mời anh vào nhà em chơi, anh đừng ngại, anh còn có giận nữa hay thôi?

- Giận gì, chuyện cũ như nấm mục trên cây.

Như đoán được tình cảm của anh, Thơm đoán già, đoán non.

- Vậy trong túi anh, anh có thứ gì đó thôi.

Anh thoáng giật mình. Sao nàng có thể biết anh đang cất gì trong túi áo.

Anh ngập ngừng hỏi lại:

- Sao Thơm biết một mặt trời trong tim?

Nàng cười, đôi hàm răng vẫn trắng, nụ cười vẫn tươi.

- Em là thầy thuốc, em chẩn đoán là chuẩn đấy, anh ơi!

Đến ngã ba làng, hai người chia tay. Anh hẹn trong những ngày về phép sẽ đến thăm nàng. Nói xong, anh bước nhanh, nhưng mỗi bước đi như bị níu lại. Anh ngập ngừng trước cảnh vật, làng bản đổi thay nhưng tình người vẫn nặng. Cái im lặng của con đường trải dài bê tông và của nàng dắt anh về những kỷ niệm đã qua. Anh lơ đãng sờ vào chiếc gương hình mặt trời trong túi áo. Lòng anh chợt dâng đầy thương nhớ.

 

 

                                                                Văn Song (T.T.V)

 

Các tin khác

Gia đình ông Bùi Văn Nảy, Bùi Văn Lãng ở xóm Lũy, xã Phong Phú (Tân Lạc) thực hiện đường cày đầu tiên tại Lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2012
Tiết mục biểu diễn của ca sĩ Hồng Nhung trong chương trình
Không có hình ảnh

Triển khai Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2030

Sự phát triển của ngành du lịch nước ta những năm qua cho thấy còn nhiều hạn chế và bất cập, ẩn chứa nhiều nguy cơ và yếu tố thiếu bền vững. Bên cạnh đó, xu hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, cũng đang tạo ra những cơ hội và là thách thức đối với phát triển du lịch.

Giải thưởng âm nhạc Cống hiến 2011: Mới lạ, sáng tạo được đề cao

Mấy ngày qua, trên các diễn đàn xã hội xuất hiện nhiều bàn luận, tranh cãi xung quanh danh sách đề cử Giải thưởng âm nhạc Cống hiến 2011 vừa được công bố. Không ít ý kiến tỏ ra “bất phục” trước sự xuất hiện của một số gương mặt mới, một số khác cùng lúc có tên ở nhiều hạng mục trong khi Mỹ Tâm, Hà Trần, Đức Tuấn, Đỗ Bảo… lại hoàn toàn vắng bóng. Một lần nữa, tiêu chí, định hướng lựa chọn của giải lại được mang ra soi chiếu, mổ xẻ.

Ai muốn chụp nude hở đến đâu thì tùy...!

Ai muốn chụp ảnh nude hở đến đâu thì tùy... nhưng để trong nhà hay mang ra công cộng là chuyện khác nhau... Vụ trưởng vụ Pháp chế Bộ VH-TT-DL phát biểu trong buổi Hội thảo về quản lý hoạt động trong lĩnh vực nhiếp ảnh diễn ra sáng 29/2.

CLB phóng viên nhỏ - nơi gặp gỡ của niềm đam mê

(HBĐT) - Tham gia CLB phóng viên nhỏ từ những ngày đầu thành lập, Nguyễn Thị Bích Ngọc học sinh lớp 9, trường THCS Phú Minh (Kỳ Sơn) đã được học tập, giao lưu với nhiều bạn bè trong và ngoài nước, điều đó đã giúp em có sự tự tin, mạnh dạn hơn hẳn với bạn bè trong lớp.

Hội nghị CTV tuyên truyền công tác công đoàn năm 2012

(HBĐT) - Ngày 28/2, LĐLĐ tỉnh đã tổ chức hội nghị cộng tác viên công đoàn năm 2012, có 22 đại biểu là Chủ tịch, Phó chủ tịch, UV BTV Liên đoàn lao động các huyện, thành phố, công đoàn ngành và đại diện phóng viên phụ trách chuyên trang lao động công đoàn Báo Hoà Bình, Tạp chí Công đoàn Đài PT-TH tỉnh tham dự.

Đi tìm di sản ký ức của nhà khoa học

Di sản của mỗi nhà khoa học kể một phần lịch sử của nền khoa học, đất nước và dân tộc. Nhưng nhiều năm qua, phần di sản lớn lao ấy đang bị mất mát, bị lãng quên…

 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục