Biển tên đường Điện Biên Phủ lại ghi đó là địa danh của tỉnh Lai Châu.

Biển tên đường Điện Biên Phủ lại ghi đó là địa danh của tỉnh Lai Châu.

Một tấm biển đường sai hoàn toàn về địa danh Điện Biên Phủ, hàng ngày đập vào mắt người đi đường, nhưng vẫn không được những người làm ra tấm biển này quan tâm dù chỉ còn chưa đầy tháng là kỷ niệm 58 năm chiến thắng Điện Biên.

 

Hơn 3 tháng nay, người dân thủ đô Hà Nội cũng đã quen dần với đề án mới của Hà Nội khi tiến hành gắn biển tên phố trên đó chú giải tiểu sử, công trạng của danh nhân, lịch sử của địa danh...

Ví dụ đường Phan Chu Trinh ghi: “Phan Chu Trinh (1872-1926), chí sĩ yêu nước, người mở đầu cho phong trào Duy Tân , sáng tác nhiều thơ văn yêu nước”. Biển phố Lê Lai ghi: “Danh tướng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đã hy sinh để cứu chủ tướng Lê Lợi”. Biển phố Lê Thạch song song phố Lê Lai: “Danh tướng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, từng đánh thắng Mã Kỳ ở Nga Lạc”.

Tuy nhiên, một tấm biển sai hoàn toàn về địa danh Điện Biên Phủ, hàng ngày đập vào mắt người đi đường, nhưng vẫn không được những người làm ra tấm biển này  quan tâm dù chỉ còn chưa đầy tháng là kỷ niệm 58 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Biển phụ dưới tên đường Điện Biên Phủ ghi: Điện Biên Phủ: Tên địa danh thuộc tỉnh Lai Châu, nơi diễn ra trận đánh quyết liệt của quân và dân ta tiêu diệt đoàn cứ điểm thực dân Pháp kéo dài 55 ngày đêm.

Tháng 11 năm 2003, Quốc hội ra Nghị quyết trong đó chia tỉnh Lai Châu thành tỉnh Lai Châu (mới) và tỉnh Điện Biên.

Tỉnh Lai Châu mới bao gồm: huyện Phong Thổ; huyện Tam Đường; huyện Mường Tè; huyện Sìn Hồ; xã Pú Đao, xã Chăn Nưa, xã Nậm Hàng, bản Thành Chử thuộc xã Xá Tổng của huyện Mường Lay; phường Lê Lợi của thị xã Lai Châu; huyện Than Uyên của tỉnh Lào Cai. Tỉnh lỵ đặt tại thị trấn Phong Thổ thuộc huyện Tam Đường.

Tỉnh Điện Biên bao gồm: diện tích và số dân của thành phố Điện Biên Phủ, thị xã Lai Châu (trừ phường Lê Lợi); huyện Mường Nhé; huyện Điện Biên; huyện Điện Biên Đông; huyện Tuần Giáo; huyện Tủa Chùa; huyện Mường Lay (trừ: xã Pú Đao, xã Chăn Nưa, xã Nậm Hàng, bản Thành Chử thuộc xã Xá Tổng).

Trong khi TP Điện Biên Phủ đã thuộc tỉnh Điện Biên từ 9 năm về trước (LT)


Như vậy, rõ ràng TP Điện Biên Phủ đã thuộc tỉnh Điện Biên từ 9 năm về trước. Vậy sao việc gắn biển phụ cho tên đường Điện Biên Phủ vẫn còn ghi Điện Biên Phủ thuộc tỉnh Lai Châu?

Đó còn chưa kể, Hà Nội có cả thảy hơn 600 tuyến phố lớn nhỏ. Nhưng hiện tại lại chỉ có 30 tuyến phố được gắn biển phụ ghi công trạng của các vị anh hùng dân tộc. Thiết nghĩ, bất cứ một nhân vật lịch sử nào, một khi đã được chọn đặt tên phố có nghĩa là đã được ghi nhận những công trạng to lớn của họ với đất nước. Vậy nếu coi việc gắn chú giải cho tên phố, tên đường như một bài học lịch sử thì phải chăng, bài học lịch sử này đang dở dang khi người thì được ghi công trạng người lại không.

 

                                                               Theo VNN

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Người mẫu Phương Mai trong trang phục của nhà thiết kế Devon Nguyễn.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Xác con tàu "xấu số" Titanic được UNESCO bảo vệ

Phóng viên TTXVN tại Geneva dẫn thông cáo báo chí ngày 5/4/2012 của Liên hợp quốc cho biết, xác của chiếc tàu du lịch nổi tiếng Titanic bị đắm cách đây 100 năm hiện đã được Tổ chức của Liên hợp quốc về Giáo dục, Khoa học và Văn hóa (UNESCO) coi là di sản văn hóa thế giới dưới nước cần được bảo vệ.

Đạo diễn Lê Quý Dương: Tiếng trống di sản tiếp sức cho tương lai

Lần đầu tiên, tại Festival Huế, đạo diễn Lê Quý Dương đưa vào lễ hội trống và các nhạc cụ gõ, với chủ đề “Âm vang hào khí Việt” trong đêm khai mạc 10.4 và khép lại bằng “Tiếng trống đưa em đến trường” tối 14.4 tại Quảng trường Nghinh Lương Đình. Điều bất ngờ ở đây chính là mục đích giản dị của lễ hội - làm sao để đưa tiếng trống mang hào khí cha ông vào các trường học.

Đạo diễn Việt làm phim cổ trang "Thạch Sanh" 3D

Tháng 5, phim nhựa dựng từ truyện cổ nổi tiếng sẽ bấm máy. Tác phẩm điện ảnh này dùng hiệu ứng 3D tạo cảnh đánh nhau giữa Thạch Sanh với chằn tinh, cảnh nước Việt cổ... nhằm gây hiệu ứng thị giác cho người xem.

Manh mối mới về vụ trộm tác phẩm nghệ thuật trị giá 500 triệu đô

Chỉ trong vòng 1 giờ, kẻ trộm đã lấy đi hàng tá các kiệt tác nghệ thuật trị giá hơn nửa tỉ đô la. Đã hơn 2 thập kỷ trôi qua, mọi nỗ lực tìm kiếm trở nên vô vọng cho tới manh mối mới đây.

Đêm Hoàng Cung - dấu ấn độc đáo Festival Huế 2012

Tại Festival Huế 2012, khách du lịch có thể tận hưởng không gian thú vị của "Đêm Hoàng Cung" bằng việc tái hiện một số khía cạnh của đời sống cung đình Nguyễn - tiến sỹ Phan Thanh Hải, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết.

Liên hoan Âm thanh Hà Nội lần thứ 5: Không gian âm nhạc văn minh

Lần thứ 5 tổ chức, Liên hoan Âm thanh Hà Nội 2012 (Hanoi sound stuff festival) sẽ diễn ra tại Hà Nội (từ ngày 11 đến 15-4) và lần đầu tiên đến Huế (ngày 10-4).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục