Dấu tích của đồn điền Chi Nê hiện nay tại tỉnh Hòa Bình.
(HBĐT) - Cùng với nhà máy In tiền, còn có Kho bạc Nhà nước tại xóm Đồng Thung, xã Cố Nghĩa và ngôi nhà nơi Bác Hồ về thăm ngày 19/2/1947, tạo thành một cụm di tích. Khu đồn điền đã bị phá hủy rất nhiều trong chiến tranh, song vẫn còn nhiều dấu tích quý giá. Trong tương lai, các dấu tích này có thể được phục dựng một phần.
Đồn điền Chi Nê
Gần nửa đầu thế kỷ trước, đồn điền có diện tích 12.000 ha này thuộc sở hữu của một dòng họ nổi tiếng ở Pháp trong lĩnh vực kinh doanh đồn điền ở Đông Dương: chú cháu nhà Borel. Vị trí của đồn điền nay thuộc thị trấn Chi Nê, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình.
Vào năm 1943, vợ chồng nhà yêu nước Đỗ Đình Thiện mua lại đồn điền này với giá một triệu đồng Đông Dương (tương đương khoảng 2.000 lạng vàng), chủ yếu trồng cà phê.
Trong khoảng một năm từ tháng 3/1946 đến tháng 4/1947, đồn điền Chi Nê trở thành nơi in tiền của chính quyền cách mạng Việt Nam, và nơi trú ẩn an toàn cho nhiều cán bộ Đảng như Nguyễn Tạo, Văn Tiến Dũng, Lê Văn Hiến...
Nhà máy in tiền và Kho bạc buổi sơ khai
Trước đó, ông Đỗ Đình Thiện đã mua nhà máy in Tô-panh của Pháp và hiến cho Chính phủ để lập nhà máy in tiền. Những tờ bạc đầu tiên trong lịch sử của Nhà nước Việt
Nhưng ngay cuối năm 1946, bị quân Tưởng bao vây, cướp phá, Bộ trưởng Tài chính bấy giờ là ông Lê Văn Hiến đã đưa một bộ phận, sau đó là toàn bộ nhà máy in lên đóng tại đồn điền Chi Nê.
Tất cả khu vực xưởng chế biến cà phê của đồn điền được giao lại cho Bộ Tài chính lập Nhà máy in tiền và xây dựng nhà xưởng cho công nhân ở.
Nhà máy in tiền trong buổi sơ khai của chính quyền cách mạng Việt
Tại Chi Nê đã ra đời đồng bạc mệnh giá lớn nhất lúc bấy giờ là 100 đồng Việt Nam, còn được gọi là "tờ bạc trâu xanh", vì trên tờ bạc có hình con trâu màu xanh.
In, cắt, đóng, đếm xong, tiền được cho vào hòm gỗ chất lên xe bò hoặc xe ngựa chuyển vào xóm Đồng Thung, xã Cố Nghĩa cất giữ, rồi từ đó mới tỏa đi khắp nơi theo lệnh trên.
Ngôi nhà của một gia đình (ông Bùi Văn Tình) trong xóm được trưng dụng làm... kho bạc, và toàn bộ việc vận chuyển cũng do tự vệ xã thực hiện, một hoặc hai ngày/lần.
Có những thời điểm như tháng 11/1946, số lượng công nhân của nhà máy in tiền lên đến hơn 100 người. Ban giám đốc nhà in ở ngay trong đồn điền.
Dấu ấn của Bác
Tối 19/2/1947, trên đường đi Thanh Hóa công tác, Bác Hồ đã nghỉ lại ở Chi Nê trong đồn điền Đỗ Đình Thiện. Ngôi nhà nơi Bác nghỉ hiện vẫn còn. Theo lời kể của bà Đỗ Đình Thiện mà Bảo tàng Hồ Chí Minh ghi lại hồi năm 1985 thì khoảng 6 giờ sáng Bác đến, có hai anh bảo vệ đi cùng: "Lúc đó vào khoảng tháng 2 nên trời còn lạnh. Chúng tôi mời Bác vào phòng khách sưởi ấm một lúc rồi mời Bác dùng điểm tâm. Sau đó chúng tôi mời Bác di thăm nhà công nhân ở và một số gia đình người Mường ở gần đó. Lúc trở về gần đến nhà thì có hai chiếc máy bay thám thính lượn. Mấy bác cháu xuống hầm trú ẩn.
Máy bay đi khỏi thì lại về nhà. Bác lấy chiếc máy chữ nhỏ đem ra ngồi dưới gốc cây đa ngoài vườn làm việc, Người đánh máy hàng tiếng đồng hồ. Buổi trưa, Bác dùng cơm với gia đình. Trong bữa ăn Bác hỏi thăm công việc làm ăn và nói: "Mình vào đây mới biết cơ sở cũng lớn và làm ăn quy củ, cũng lạ là địch nó chưa ném bom, và nó sẽ ném, vậy cô có đồ đạc gì quý thì nên sơ tán đi, và tìm chỗ làm lán xa vào trong núi cho các cháu sơ tán ban ngày"...
Bác rời Chi Nê tối 19/2/1947, đi rất bí mật nên ít người biết".
Tháng 4/1947, Pháp chuẩn bị tấn công đánh chiếm Hòa Bình, đồn điền Chi Nê bị bom tàn phá nghiêm trọng, Bộ Tài chính liền di chuyển toàn bộ Nhà máy in tiền và Kho bạc lên căn cứ địa Việt Bắc.
Tại tọa đàm khoa học về việc công nhận và phục hồi di tích Nhà máy in tiền đầu tiên của cách mạng tại Chi Nê do Bộ Tài chính tổ chức sáng 18/12, các đại biểu cũng nhấn mạnh, cần có hình thức tôn vinh xứng đáng đối với nhà yêu nước Đỗ Đình Thiện.
Tên tuổi của ông gắn với di tích Nhà máy in tiền ở Chi Nê và với nhiều đóng góp về tiền của và tâm huyết cho chính quyền cách mạng.
Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, "tỉnh Hòa Bình nên có đường phố mang tên Đỗ Đình Thiện. Riêng Hội Khoa học Lịch sử Việt
HBĐT tổng hợp
Cuộc thi múa hiện đại quốc tế tổ chức tại Hàn Quốc năm 2012 (gọi tắt KIMDC 2012) vừa kết thúc vào tối 3.6 tại Seoul (Hàn Quốc) dành cho các đối tượng từ 14 - 34 tuổi.
Sau Bộ Y tế đổ trách nhiệm “để dịch tay chân miệng lan rộng là do … truyền thông”, đến lượt Bộ VH,TT&DL đổ trách nhiệm về vi phạm trong lĩnh vực văn hóa cho… báo chí! Điều kỳ quặc này đã xảy ra tại cuộc họp ngày 1/6 vừa qua.
(HBĐT) - Chiều ngày 4/6, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật xuất bản (sửa đổi). Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình tham gia thảo luận tổ cùng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa và Đoàn ĐBQH tỉnh Cần thơ.
(HBĐT) - Đêm 3/6, tại Cung văn hoá tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh tổ chức liên hoan nghệ thuật quần chúng trong Công nhân, lao động các khu công nghiệp tỉnh năm 2012 với chủ đề “tuyên truyền bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp”. Đến dự có đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện các sở, ngành trong tỉnh.
Ban tổ chức giải Grammy vừa công bố kế hoạch trao giải lần thứ 55. Theo đó, giải thưởng âm nhạc uy tín này sẽ diễn ra vào ngày 10.2.2013 tại Los Angeles (Mỹ).
Việc họp báo ra mắt album, giới thiệu chương trình, giới thiệu phim… là một hoạt động phổ biến và văn minh trong showbiz. Thế nhưng "họp báo" kiểu như của Châu Việt Cường, Cao Thái Sơn và Dương Yến Ngọc thì đúng là... hết nói!