(HBĐT) - Nhằm mục đích tăng cường quản lý Nhà nước về lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang trên địa bàn tỉnh, ngày 11/6/2012, Sở VH–TT&DL tỉnh đã có công văn số 287 gửi phòng văn hóa các huyện, thành phố, Đoàn Nghệ thuật các dân tộc tỉnh, Trung tâm Văn hóa tỉnh và các huyện…đề nghị thực hiện một số nội dung:
Đối với Phòng Văn hóa - Thông tin các huyện, thành phố: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang sau khi đã được Sở VH–TT&DL cấp phép hoặc tiếp nhận giấy cấp phép biểu diễn. Xử phạt nghiêm khắc theo quy định của pháp luật (theo thẩm quyền) các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp biểu diễn, người biểu diễn có hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là các lỗi như: mặc trang phục, hóa trang gây phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục việt Nam; dùng băng đĩa, hoặc các phương tiện kỹ thuật âm thanh khác đã thu sẵn để thay giọng hát thật của người biểu diễn; tự tiện thay đổi nội dung, chương trình biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang khi đã được cấp phép; tự tiện thêm bớt lời ca, lời thoại, lợi dụng việc giao lưu với khán giả có hành vi thiếu văn hóa, hoặc phát ngôn thô tục…
Đối với Đoàn nghệ thuật các dân tộc tỉnh, Trung tâm văn hóa tỉnh và các huyện, thành phố: Chấp hành đầy đủ các quy định về tổ chức biểu diễn, trình diễn thời trang. Xây dựng chương trình, tiết mục nghệ thuật phù hợp với mục tiêu hướng về công chúng, TTPBPL, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi quê hương, đất nước. Đảm bảo chất lượng chương trình nghệ thuật đã được cấp phép công diễn. Nếu có thay đổi, bổ sung phải được phép của Sở VH-TT&DL. Trong quá trình biểu diễn, phát hiện có hiện tượng vi phạm gây ảnh hưởng xấu đến AN-CT-KT-VH-XH người đứng đầu phải dừng ngay chương trình biểu diễn và báo cáo cơ quan cấp phép.
Đối với các nghệ sỹ, ca sỹ, diễn viên, người mẫu: cần xác định trách nhiệm của cá nhân đối với công chúng và xã hội trong thực hiện các chương trình biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang. Tuân thủ các quy định của pháp luật, không vi phạm giới hạn đạo đức, nhân cách, lối sống, tạo nên những hình ảnh xấu, tác động tiêu cực đến toàn xã hội.
T.H
(HBĐT) - Ông Bùi Thanh Mẻo, xóm Bãi Bệ, xã Dũng Phong (Cao Phong) là người có gần 40 năm làm công tác văn hóa - văn nghệ quần chúng ở cơ sở thổ lộ: Nếu trước đây, cồng chiêng bị mai một dần thì nay đã được đồng bào Mường nơi đây lưu giữ, bảo quản. Cồng chiêng đã có một đời sống trong cộng đồng dân tộc Mường ở Mường Thàng.
(HBĐT) - Trong 2 ngày 11–12/6, Đài TT–TH huyện Yên Thủy phối hợp với Phòng VH–TT, Phòng GD&ĐT, Huyện đoàn tổ chức hội thi “Tiếng hát măng non” năm 2012 dành cho lứa tuổi học sinh tiểu học, THCS. Hội thi đã thu hút 26 đoàn với gần 400 thiếu nhi tham gia.
Chương trình "Những bông hoa nhỏ" sẽ trở lại với các em thiếu nhi trong hè này trong phiên bản gameshow “Vạn vật quanh ta”.
(HBĐT) - Với chủ đề “Đón mùa hè vui”, năm nay, Trung tâm hoạt động Thanh - thiếu niên tỉnh sẽ tổ chức nhiều hoạt động văn hóa - văn nghệ (VHVN), TDTT, lớp học năng khiếu cùng các hoạt động ngoại khóa như trò chơi dân gian, sân chơi cuối tuần, ngày hội thiếu nhi, CLB thời trang, hip hop, kịch tương tác... với mong muốn tạo cho các em có một sân chơi vui và bổ ích trong dịp hè - Bà Nguyễn Huyền Sâm, Phó Giám đốc Trung tâm cho biết.
(HBĐT) - Bộ VH-TT&DL vừa có Quyết định số 2134/QĐ-BVHTTDL ngày 6/6/2012 về việc xếp hạng di tích quốc gia đối với danh lam thắng cảnh quần thể hang động tại núi Đầu Rồng, thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong.
Hoạt động và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp đã góp phần làm cho các loại hình nghệ thuật phát triển đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, xuất hiện nhiều chương trình nghệ thuật có chất lượng, đáp ứng được nhu cầu thưởng thức nghệ thuật ngày càng cao của nhân dân.