Nỏ Mường Bi
(HBĐT) - Một trong những thành phần quan trọng nhất của nỏ là cánh nỏ. Cánh là trái tim của nỏ, tất cả sức mạnh của nỏ đều hội tụ nơi đây. Bởi vậy muốn nỏ có tầm bắn xa, lực bắn mạnh thì việc chọn tre làm cánh nỏ là cực kỳ quan trọng.
Loại tre tốt nhất là luồng pạ ná trồng lâu năm. (tối thiểu cũng phải từ 7 đến 8 năm). Việc kiếm tìm được cây luồng pạ ná ưng ý cũng chẳng dễ chút nào. Người làm nỏ mang dao đi lên những quả đồi cao tìm bụi luồng mọc ở đỉnh. Chỉ có luồng mọc trên đỉnh đồi mới đủ độ săn và sức bật để làm cánh nỏ, còn luồng trồng những nơi đất thấp thì chỉ dùng làm nỏ lưu niệm mà thôi. Chọn cây luồng già lâu năm thân mốc hoa mọc ở giữa bụi (Luồng mọc giữa bụi thân thẳng tắp không cong mới làm cánh nỏ được). Hạ cây luồng đó xuống, chặt lấy đoạn gốc có những đốt đều nhau đem về làm cánh nỏ.
Cánh nỏ thông thường có sải khoảng 1,2 m tương ứng với đoạn tre dài khoảng 5 đến 6 đốt. Còn nếu kiếm được đoạn tre già lâu năm có thể làm được những cánh nỏ có sải lên đến 1,4m hoặc hơn. Tre lâu năm hội đủ những tiêu chuẩn như vậy thường rất hiếm, nhưng nếu có sẽ làm được cánh nỏ quý có lực bắn mạnh và tầm bắn xa. Tre chặt về đem làm thành cánh nỏ và để lên gác bếp hun khói cho khô tự nhiên, trong quá trình hun tuyệt đối không để bất cứ vật gì đè lên hay chèn ép làm cong vênh cánh nỏ. Thế tạm gọi là xong công đoạn làm cánh.
Tiếp đến là việc làm thân. Hiện nay thân nỏ được làm bằng đủ các loại gỗ, nhưng dùng gỗ cây hồng bì hoặc cây làm đam là tốt nhất. Gỗ hai loại cây này rắn chắc, ít cong vênh, dai và không giòn rất thích hợp làm thân nỏ. Cưa lấy đoạn gỗ không có mắt, thẳng thớ không sâu mọt để vài tháng cho gỗ khô kiệt tự nhiên là có thể xẻ ra làm thân nỏ được.
Thân nỏ chuẩn có độ dài bằng ba phần tư cánh nỏ. Cách tính phổ thông ở Mường Bi là lấy một đoạn que có độ dài bằng 1\4 cánh nỏ làm chuẩn. Đo từ đầu thân nỏ xuống một khoảng bằng 4\3 que chuẩn là chỗ xẻ rãnh ngang lên dây. Sau đó chia 3 độ dài từ đầu thân nỏ đến rãnh ngang lên dây thì điểm 1\3 tính từ đầu mũi xuống là chỗ khoét thân tra cánh nỏ. Điểm 1\3 tính từ chỗ rãnh lên dây ngược lên là điểm bắt đầu xẻ rãnh dọc theo giữa thân nỏ lên mũi làm chỗ đặt tên. Chỗ xẻ rãnh ngang lên dây thường được khảm bằng một miếng sừng hay xương thú vừa làm duyên cho nỏ vừa có tác dụng làm rãnh khỏi bị mòn và dây nỏ đỡ sờn trong quá trình sử dụng lâu dài.
Sau khi đã chuẩn bị cánh và thân nỏ xong ta tiến hành khoét lỗ tra cánh nỏ vào thân. Việc khoét lỗ tra cánh nỏ rất cần đến sự kiên trì, khéo tay và có kinh nghiệm. Mỗi hôm khoét dần một ít, vừa khoét vừa tra cánh vào chỉnh thử dần từng tí một đến khi được thì thôi. Người nào nôn nóng muốn xong nhanh dễ làm nứt vỡ thân nỏ, hoặc khoét lệch hay khoét rộng quá làm ảnh hưởng đến độ chính xác và thẩm mỹ của nỏ về sau.
Cánh nỏ tra xong thì hình hài của nỏ đã tương đối được định hình. Người làm ngắm chỉnh nỏ cho cân, điều chỉnh độ nghiêng giữa cánh và thân nỏ sao cho hợp lý rồi tạo chỗ vào dây ở hai đầu cánh nỏ (Việc chỉnh độ nghiêng cánh nỏ có ảnh hưởng rất lớn đến tầm bắn của nỏ, làm cho mũi tên có chiều hướng “ăn” lên hay “ăn” xuống trong khi bắn). Xong xuôi ta tiến hành làm lẫy.
Lẫy nỏ khá dài và mảnh làm bằng cật tre già được chốt vào thân nỏ và có thể quay quanh chốt linh hoạt. Khi không bắn gập ngược lẫy lên phía trên thì chuôi lẫy chạm vào tới cánh nỏ là vừa (Biến tấu của lẫy nỏ là cò, nhưng kiểu này về mặt tạo hình nói chung không đẹp bằng làm lẫy). Hình dáng của cây nỏ đến lúc này đã được định hình, giờ là lúc chuyển sang se dây cho nỏ.
Dây nỏ ở Mường Bi làm bằng sợi gai (Cây gai tước ra lấy vỏ, đem ngâm lấy phần sợi trắng). Sợi gai được nối với nhau cho đủ độ dài rồi đem se làm dây nỏ. Nhưng nếu chỉ như vậy thì chưa tạo cho dây đủ độ săn cần thiết. Để dây nỏ săn và bền hơn người ta đem căng dây nỏ lên rồi dùng lá thé tuốt dây (Thé là một loại cây dại mọc rất nhiều ở miền núi). Tuốt đi tuốt lại nhiều lần nhựa lá thé ngấm vào làm dây nỏ săn lại ngả màu đen sẫm. Điều ghi nhớ là nỏ thường ngày khi không sử dụng thì không được lên dây, mục đích là giữ cho dây và cánh nỏ có sức căng bật mạnh nhất khi cần dùng. Chỉ khi nào đi săn thì dây nỏ mới được lên mà thôi.
Nỏ làm xong rồi thì chuyển sang vót tên. Hóp già hoặc lành hanh chặt về để khô tự nhiên, chọn những đốt thẳng có độ dài vừa phải chẻ thành những thanh nhỏ làm phôi tên. Tên thường có độ dài bằng khoảng từ đầu thân nỏ đến rãnh lên dây. Vót tên cho nỏ cũng có những bí quyết riêng đặc sắc, tuỳ theo cách bắn của từng người mà có cách vót tên riêng cho phù hợp. Thường thì thiết diện tên giống hình giọt nước, sau khi vót thân tên xong người vót vuốt nhẹ tay dọc thân tên kiểm tra độ nhẵn, độ đồng đều của tên rồi đưa lên ngắm xem thân tên đã thẳng chưa. Nếu tên chưa thẳng thì dúi thân tên vào lớp tro nóng trong bếp đợi một lát rồi rút nhanh ra nắm cho thật thẳng thì thôi. Chỉnh thân tên xong ta tiến hành vát đầu mũi tên. Đầu mũi tên vát xéo ba cạnh, có nơi vát nhọn có nơi vát tù (Ở Mường Bi đầu mũi tên thường là vát tù).
- Vùi tro làm nóng tên
- Nắn chỉnh tên
- Đo chiều dài mũi tên
- Vát đầu tên
Muốn tên bay xa và chính xác ta phải làm cánh cho tên. Ra rừng cắt lá rứa dại (địa phương gọi là lá wé) về phơi khô, khi dùng đem ép phẳng, cắt vát hình thoi rồi lấy mũi dao tách nhẹ một khe gần cuối thân mũi tên, lựa đưa mảnh lá vào cho cân đối là xong. Các mũi tên vót xong phải thẳng nhẵn, cân đối và đồng đều về kích thước cùng trọng lượng của tên.
Săn thú lớn đã có súng kíp, còn nỏ thường chỉ để săn thú nhỏ mà thôi. Bởi thế lên tên thường không tẩm thuốc, chỉ khi bắn thú lớn vừa thì mới tẩm thuốc vào tên. Có một điều độc đáo là tên vót bằng các thanh tre lấy từ thân điếu cày dùng lâu năm đã lên nước cũng như là được tẩm thuốc vậy.
HBĐT tổng hợp
Theo thống kê của Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, đến nay đã có gần 50 tổ chức quốc tế thuộc Chính phủ và phi chính phủ trên thế giới tham gia hỗ trợ hoặc trực tiếp giúp đỡ Việt Nam (VN) trong công cuộc bảo tồn di sản văn hóa Huế. Nhờ đó, di sản này đã thực sự hồi sinh mạnh mẽ và đang phát huy tối đa giá trị, vị thế ở phạm vi toàn cầu!
(HBĐT) - Ngày 9/9, Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh tổ chức Hội diễn nghệ thuật “Doanh nhân, Doanh nghịêp” tỉnh Hoà Bình lần thứ II – năm 2012. Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh đã đến dự và động viên hội diễn.
Hiện vật vừa mới phát hiện được cho là có liên quan đến người Chăm trong lịch sử gồm một bộ linga – yoni bằng đá, một số mảnh gốm và mảnh sành có dấu hiệu của điêu khắc, một vài mảnh tước được ghè đẽo theo nhiều hình thù khác nhau...
Đêm 9-9 tại nhà hát Quân đội TP. HCM, live show Bài hát Việt tháng 9 đã kết thúc với cú hattrick của chàng ca sĩ đến từ Hà Nội Đinh Mạnh Ninh cùng ca khúc Mùa yêu đầu.
(HBĐT) - Đã bước vào năm học mới, nhẽ ra cũng chẳng có gì đáng phải đưa chuyện của con cái ra để khoe mẽ, nếu như cô con gái diệu của tôi chẳng “làm” nên chuyện, khiến tôi giật thót tim. Chẳng là từ năm con gái út tôi vào học lớp 10, ngay đầu năm học, tôi được bầu làm hội trưởng Hội phụ huynh lớp. Chẳng biết có phải vì thế mà cô con gái tôi lại ỷ thế, có hành vi bất nhã với cô giáo dạy môn lịch sử. Là Hội trưởng Hội phụ huynh, nhưng còn bận công tác nên tôi cũng chưa dành nhiều thời gian, chưa thật sát sao với công tác Hội.
(HBĐT) - Quê tôi, miền quê yên ả, cả làng, cả xóm uống nước chè xanh. Chè xanh trở thành thức uống hàng ngày của người dân quê tôi. Nhớ hồi còn nhỏ, mẹ đi chợ mua một bó chè. ở nhà, bố lo cọ rửa chiếc ấm đất, mấy cái bát thật sạch, mẹ đi chợ mang chè về, ông đem ra ngồi đầu hè nhặt sạch, bẻ ngắn từng cành rửa kỹ rồi sắp vào ấm. Quê tôi nấu chè xanh là cả cành, cả lá, theo các cụ sành uống chè có như vậy, nước chè mới đậm, mới đủ độ chát thơm, uống vào đầu lưỡi đã cảm thấy hơi chát nhưng ngấm dần, chép miệng thấy hơi ngọt.