(HBĐT) - Gặp lại người con gái Lào Ngày đó là năm 1974, đã hơn 38 năm rồi nhưng mỗi khi nhớ đến hình ảnh người nữ bác sỹ Pha thét Lào đang học tại Học viện Quân y đến thăm trường Sỹ quan pháo binh (trường 400) và hình ảnh người nữ bác sỹ rưng rưng nước mắt khi nghe tôi báo cho cô cái tin không vui ấy! Giờ đây, mấy chục năm qua đi, chiến tranh cũng đã lùi xa nhưng mối tình giữa người con trai Mường Vang (Lạc Sơn) và cô gái Lào cứ làm tôi trăn trở mãi ...
Hôm đó, tôi đang bắn kẹp nòng ở sa bàn bắn tập của trường 400 pháo binh nhưng chỉnh mãi mà không trúng mục tiêu vì mấy ông giáo viên đã sửa lại kính ngắm để thử trình độ học viên. Đang loay hoay toát mồ hôi tính lại lượng sửa hết lệch phải lại lệch trái mà không bắn trúng mục tiêu... Đúng lúc đó, cậu liên lạc của thượng tá Phùng Văn Khầu (anh hùng LLVT), Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 5, chuyên huấn luyện sỹ quan pháo binh cho nước bạn Lào, đến sa bàn báo cáo với đồng chí trực ban là muốn gặp tôi (ông là Phó Chính uỷ E 45 chúng tôi, trong chiến dịch Nam - Lào 1971). Tôi thay vội bộ quần áo chiến thuật rồi lên gặp thượng tá, nhưng tôi cứ lưỡng lự ngoài sân vì thấy trong phòng khách, thượng tá đang nói chuyện bằng tiếng Lào với một nữ trung uý quân y Lào khá xinh đẹp, trong bộ quân phục gọn gàng trông rất duyên dáng, mái tóc cắt ngắn chấm vai như các nữ quân nhân Việt Nam thời bấy giờ... Thấy tôi lưỡng lự, thượng tá vẫy tay bảo:
- Này Phong, cậu có nhận ra đồng chí này không? Thượng tá chỉ tay về phía nữ trung uý Lào và hỏi tôi. Nhưng chưa để tôi kịp trả lời, nữ bác sỹ đã lên tiếng:
- Xa hải Phong, không nhận ra noọng nữa hay sao, có còn nhớ con suối ở chân đèo chữ chi và Tiểu đoàn 101 Pha thét Lào chúng tôi không...? Tôi phải lục lại bộ nhớ hồi lâu mới nhận ra người nữ bác sỹ quân y Lào xinh đẹp đang đứng trước mặt tôi nhưng vẫn ngỡ ngàng, giữa cô y tá Chăn Tha 17 tuổi nhỏ nhắn, gầy yếu ngày nào và người nữ bác sỹ quân y đang bắt tay tôi bây giờ...
Nhớ ngày chiến đấu trên đất bạn
Ngày đó là cuối năm 1965, Tiểu đoàn 3, Sư đoàn 335 chúng tôi vừa giải phóng xong cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng thì được lệnh hành quân tham gia chiến dịch 74, phía nam Xiêng Khoảng, trấn giữ các nơi trọng yếu cùng các đơn vị Pha thét Lào, không cho địch từ hướng Tha Thơm, Tha Viêng đánh ra vùng giải phóng phía nam Xiêng Khoảng của ta! Trong lúc lực lượng của bạn mỏng và phải phòng ngự khá vất vả để giữ các cao điểm, không cho địch tấn công lấn chiếm vùng giải phóng của ta...
Lúc đó, Tiểu đoàn 3, Sư đoàn 335 chúng tôi phòng ngự cách Tiểu đoàn 101 khoảng 2 giờ đồng hồ, đang đêm chúng tôi được các đồng chí cố vấn của ta cho liên lạc đến báo là các bạn Tiểu đoàn 101 đang rút khỏi đèo chữ chi, các vị trí phòng ngự để về Xiêng Khoảng ăn Tết...
Thế là đang đêm chúng tôi phải đánh chiếm lại đèo chữ chi vì là địa bàn trọng yếu nên ta và địch giành giật nhau quyết liệt, thương vong không nhỏ. Tiểu đoàn 101 của bạn là đơn vị được huấn luyện tấn công, có khả năng chiến đấu thắng lợi trong bất cứ điều kiện địa hình và thời tiết khắc nghiệt nào...! Nhưng chiến đấu phòng ngự thì anh em Tiểu đoàn 101 không ưng lắm. Trường hợp Tiểu đoàn 101 rút khỏi đèo chữ chi nằm trong bối cảnh như vậy...
Những kỷ niệm tốt đẹp giữa Sư đoàn 335 chúng tôi với các đơn vị pha thét Lào ngày chiến đấu trên đất bạn làm tôi không biết nói thế nào để Chăn Tha vợi được nỗi nhớ thương người con trai Mường Vang to cao, trắng trẻo, đẹp trai, có chiếc răng vàng ở khoé trái rất duyên ấy. Anh đã để lại Chăn Tha một mối tình cao đẹp, khi anh quên mình chỉ huy trung đội tả xung hữu đột ở đèo chữ chi để giải vây cho một phân đội pha thét Lào bị địch bao vây và đã cõng được Chăn Tha, người nữ y tá của D 101 nhỏ nhắn, gầy yếu, chân bị thương nhưng vẫn đeo cái túi cứu thương to bè bên sườn! Trung đội trưởng Bùi Văn Vim đã cõng Chăn Tha vượt làn đạn địch bắn như mưa, lội qua con suối chảy xiết và bị ngã xuống suối. Trong đêm tối, người lính tình nguyệõn Việt
Sau đó, chúng tôi đã thay nhau cõng Chăn Tha về tiểu đoàn và đơn vị thấy người con trai Mường Vang nói tiếng Lào khá thạo nên đã giao cho trung đội của Vim chăm sóc đặc cách cô y tá Tiểu đoàn 101 của bạn hàng tuần liền, cho đến khi Chăn Tha và đồng đội của cô bình phục, chúng tôi bắt được liên lạc với Tiểu đoàn 101, mới đưa anh em về đơn vị...
Sau khi về nước, Bùi Văn Vim đã kể cho tôi nghe là Chăn Tha đã yêu anh. Hôm đưa Chăn Tha cùng đồng đội về Tiểu đoàn 101, cô đã cố đi chậm lại và nói với Vim là suốt đời cô không bao giờ quên được người lính tình nguyện Việt
May mắn làm sao, cô được sang học tại Học viện Quân y, Chăn Tha đã nhờ bạn bè, cả các thầy, cô học viện tìm giúp nhưng không có địa chỉ, bức ảnh nào, kỷ vật duy nhất cô còn giữ được là số quân 91 của Vim đưa cho lúc chia tay nhau và cô đã báo cáo với nhà trường là Vim ở “Mường Vàng” (Mường Vang) nên thầy, cô ở học viện đã tìm kiếm nhiều lần nhưng không có kết quả... ước mơ không thành
Trong lúc Chăn Tha không còn hy vọng tìm được người lính tình nguyện Việt Nam mà cô đã đem lòng yêu thương ấy, vì thời gian học đã hết, Chăn Tha sắp phải về nước, vì vậy cô đã xin phép học viện lên Tiểu đoàn 5, có các sỹ quan pháo binh Lào đang học để thăm mấy người bạn cho nguôi ngoai nỗi nhớ mong của một mối tình mà cô đã ấp ủ 9 năm trời và hôm ấy trong lúc đi ăn cơm trưa, cô vô tình thấy tôi, là bạn của Bùi Văn Vim mà cô được biết, đang xếp hàng đi đều đến nhà ăn...
Nhưng khi Chăn Tha hỏi về Bùi Văn Vim thì tôi hết sức lúng túng nên phải báo cáo thượng tá Phùng Văn Khầu, xin gặp riêng ông và báo cáo lại toàn bộ câu chuyện 9 năm về trước và chuyện Chăn Tha với Vim đã yêu nhau nhưng trong chiến dịch Nam - Lào (1971), Bùi Văn Vim đã nằm lại bên bờ sông Xê Pôn trong mát của đất nước triệu voi, khi anh lao vào giữa làn đạn địch, nằm úp lên đỡ đạn cho hai em bé người Lào đang chạy về phía bộ đội Việt Nam và trung uý Bùi Văn Vim đã hy sinh cho mối tình Việt - Lào mãi mãi.
Từ lúc gặp Chăn Tha, tim tôi buốt nhói, khi nghĩ đến đứa bạn thân nhất của tôi, giờ đây không còn nữa, anh không còn để được gặp người con gái đất hoa chăm pa, xinh đẹp đang yêu thương say đắm và mong ngày gặp anh...! Nhưng trung uý Bùi Văn Vim đã hy sinh trong một trường hợp tương tự như anh đã cứu Chăn Tha ngày nào...!
Thượng tá Phùng Văn Khầu nghe xong câu chuyện, ông liền báo tôi: Thôi Phong ạ! Không thể nói dối được đâu, cậu cứ nói thật cho Chăn Tha biết rồi sẽ tính sau! Nhưng vừa nghe xong, Chăn Tha đã ngất xỉu xuống bàn nước của phòng khách Tiểu đoàn 5. Chúng tôi phải nhờ các học viên Lào đến cấp cứu và động viên Chăn Tha hồi lâu cô mới nguôi ngoai dần và nói trong nước mắt:
- Nếu không có Vim thì chắc em đã chết ở con suối chân đèo chữ chi rồi. Khi chia tay, em đã hứa là sau chiến tranh, nếu còn sống em sẽ sang Việt
Nói đến đấy Chăn Tha lại khóc nấc lên và các bạn Lào phải dỗ dành mãi cô mới thôi...
Sáng hôm sau, Chăn Tha chia tay chúng tôi trong nước mắt, cô đi nhờ xe của thượng tá Hoàng Hải về Hà Nội để về Học viện Quân y, kịp dự lễ nhận bằng tốt nghiệp bác sỹ để về nước phục vụ cuộc chiến đấu giải phóng đất nước Lào!
Bùi Xuân Phong
(P. Phương Lâm, TPHB)
(HBĐT) - Như hầu hết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung, người Mường cũng có nghề dệt thổ cẩm truyền thống rất phát triển. Thổ cẩm Mường được đánh giá là một trong những sản phẩm đẹp nhất với những hoa văn tinh tế cầu kỳ.
(HBĐT) - Vừa qua, Ban tổ chức cuộc thi của huyện đã trao giải cuộc thi đọc sách báo tìm hiểu lịch sử 55 năm ngày thành lập huyện Tân Lạc (1957-2012). Cuộc thi được phát động từ tháng 8 đến tháng 10/2012. Cùng với các câu hỏi về chặng đường phát triển 55 năm của lịch sử huyện, còn có câu hỏi mở, nhằm tạo điều kiện để người dự thi bộc lộ những suy nghĩ, cảm nhận cũng như tình yêu đối quê hương Tân Lạc.
(HBĐT) - Trong ngày hội, ngày lễ tết, các Mế, các Mảng, các ùn xúng xính trong áo Pắn váy đen, chiếc thắt lưng xanh cùng bộ xà tích bằng bạc. Đến ngày hội, bạn dễ dàng nhận ra các cô gái Mường Bi, Mường Vang trong màu áo Pắn trắng, xanh lơ; các cô gái Mường Thàng với màu áo xanh cô-ban; còn các cô gái Mường Động thì áo màu hồng. Những màu sắc ấy hoà vào nhau càng làm cho các cô thêm phần duyên dáng.
(HBĐT) - Đồng chí Đinh Mạnh Thường, Phó Chủ tịch UBND, Trưởng ban vì sự tiến bộ phụ nữ (VSTBPN) huyện Đà Bắc cho biết: Đà Bắc là huyện vùng cao, địa bàn đi lại khó khăn, kinh tế chậm phát triển, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Mặt khác, cán bộ Ban VSTBPN huyện Đà Bắc làm công tác đa số phải kiêm nhiệm, cán bộ làm công tác VSTBPN ở các xã, thị trấn trình độ chuyên môn còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện triển khai công tác bình đẳng giới (BĐG) đôi khi còn vướng mắc, khó khăn.
(HBĐT) - Ngày 22/10, UBND TP. Hòa Bình đã tổ chức hội nghị biểu dương các gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc giai đoạn 2007- 2012. Gần 300 đại biểu là các gia đình văn hóa tiêu biểu, đại diện các tổ dân phố văn hóa, cán bộ văn hóa, MTTQ các phường, xã về dự hội nghị.
(HBĐT) - Theo ông Đinh Hồng Cấm, Trưởng phòng VH – TT huyện Đà Bắc, trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, BCĐ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện, các xã, thị trấn, ban điều hành tại xóm, bản, khu phố mà nòng cốt là các bí thư chi bộ, trưởng xóm, trưởng ban công tác mặt trận đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động mỗi người dân, từng hộ gia đình thực hiện tốt phong trào xây dựng gia đình, khu phố văn hóa.