(HBĐT) - Vừa qua, Hội LHPN huyện Kim Bôi đã tổ chức lễ ra mắt mô hình: “Sử dụng hiệu quả Báo Phụ nữ Việt Nam, Chuyên đề Dân tộc và Miền núi” của chi hội phụ nữ xóm Muôn, xã Kim Sơn.
Với mục đích: Nâng cao trình độ nhận thức qua việc sử dụng Báo Phụ nữ Việt Nam cho phụ nữ vùng đặc biệt khó khăn; đẩy mạnh phong trào đọc báo, làm theo báo, đặc biệt là vận dụng kiến thức, nội dung từ các tin, bài được viết trên Báo Phụ nữ Việt Nam, Chuyên đề Dân tộc và Miền núi (các mô hình, điển hình tập thể, cá nhân trong các lĩnh vực...) vào nội dung sinh hoạt hội viên định kỳ.
Từ số lượng Báo Phụ nữ Việt Nam, chuyên đề Dân tộc và Miền núi được cấp miễn phí định kỳ 2 số/tuần, các hội viên phụ nữ tham gia mô hình sẽ tiếp tục xây dựng, phát triển mô hình với các hoạt động cụ thể như: xây dựng tủ sách, ngăn sách; quy định mỗi người/mỗi gia đình một tháng đóng góp từ 1.000đ đến 3.000đ hoặc một vài cuốn sách cho tủ sách chung; kêu gọi tài trợ từ các nhà hảo tâm, doanh nhân thành đạt, nhà sách, nhà xuất bản để xây dựng tủ sách đảm bảo về chất lượng và số lượng sách….
Hồng Duyên
(HBĐT) - Từ ngày 23 – 29/11, tại huyện Tân Lạc, Sở TT & TT tổ chức chương trình tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ thông tin truyền thông cơ sở. Tham dự khóa tập huấn có 55 học viên làm công tác thông tin và truyền thông các huyện, xã, cán bộ vận hành đài, trạm, phát thanh thôn, xóm của 4 huyện: Tân Lạc, Lạc Sơn, Mai Châu, Yên Thủy.
(HBĐT) - Đến xóm Đằm, xã Dân Chủ (TPHB), chúng tôi thực sự ấn tượng bởi quang cảnh khang trang, sạch đẹp từ con đường đến những ngôi nhà cao tầng. Đặc biệt là cổng làng được xây dựng khá giản dị nhưng đẹp mắt với dòng chữ ở phía trước là “Làng văn hóa xóm Đằm”, phía sau là “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC”.
(HBĐT) - Mo Mường là giá trị văn hóa phi vật thể quý báu của người Mường Hòa Bình. Thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII), tỉnh ta đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của di sản mo Mường.
(HBĐT) - Tiếng Mường là cách thức phân biệt hiệu quả nhất dân tộc Mường với các dân tộc anh em khác. Từ xa xưa, tiếng nói dân tộc đã gắn liền với tư tưởng, tình cảm của mỗi con người. Việt Nam có 53 dân tộc thiểu số sinh sống thì có 53 ngôn ngữ phong phú, đa dạng về mặt ngữ âm và chữ viết. Trong đó có sự đóng góp của tiếng nói dân tộc Mường.
(HBĐT) - Cô giáo Thảo nặng nhọc nhấc chân bước từng bậc cầu thang. Dạy hết tuần này, cô sẽ nghỉ hưu. Vệt nắng chiều còn sót lại trên sân trường, cây bàng màu đã lốm đốm, chuyển sang mùa thay lá. Cô rung mái đầu đã xen những sợi bạc tự hào điểm qua những đứa học trò làm nên danh phận, cô đâu có nghĩ nhiều về điều đó.
(HBĐT) - Nghe tiếng xe máy đỗ xịch trước cổng, chị Loan vội ngó ra. ối trời, chú hai, đi đâu mà tay sách nách mang thế kia. Anh Tuyên bệ vệ bê chiếc làn vào nhà với đủ các loại hoa trái nhà quê. Vê tròn chiếc mũ lưỡi trai lau vội những giọt mồ hôi đang lăn ròng trên mặt, anh hồ hởi: