TPHB có nhiều hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Trong ảnh: Tiết mục đánh cồng chiêng tại Lễ hội Khai hạ năm 2013 của nhân dân tổ 16, phường Thái Bình (TPHB).

TPHB có nhiều hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Trong ảnh: Tiết mục đánh cồng chiêng tại Lễ hội Khai hạ năm 2013 của nhân dân tổ 16, phường Thái Bình (TPHB).

(HBĐT) - Ông Nguyễn Đức Dũng, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hòa Bình cho biết: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp là một nội dung quan trọng được thực hiện tốt, góp phần tạo nên kết quả thực hiện NQT.Ư 5 (khóa VIII) về “xây dựng và triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” ở TPHB. Để thực hiện có hiệu quả, thành phố đã xây dựng các kế hoạch, chương trình hành động cụ thể nhằm thực hiện NQT.Ư 5, trong đó, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa được tăng cường. Thành phố đã cụ thể hóa quy chế bảo tồn và phát huy các giá trị di tích, danh thắng và quy chế phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của tỉnh vào điều kiện địa phương. Chú trọng hoạt động tuyên truyền bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống gắn với xây dựng và phát triển những giá trị mới về văn hóa.

 

Cùng với thời gian, nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị và người dân được nâng lên rõ rệt. Nhiều năm qua, thành phố đã tạo điều kiện thuận lợi tổ chức các hoạt động bảo văn hóa, văn nghệ lành mạnh như: tổ chức hội thi, hội diễn, liên hoan văn hóa, văn nghệ và trang phục dân tộc; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc ít người; khuyến khích khai thác và phát triển các loại hình văn hóa dân gian đã làm nên một nền văn hóa bản sắc và hiện đại. Đến nay, TPHB đã có 4 di tích được xếp hạng và quản lý là: động Tiên Phi và Nhà tù Hòa Bình được Bộ VH-TT&DL xếp hạng, 2 di tích được tỉnh cộng nhận là đình Ngòi, xã Sủ Ngòi và địa điểm Bác Hồ về thăm trường Thanh niên Lao động XHCN tại xóm Trường Yên, xã Yên Mông. Mấy năm nay, TPHB đã huy động khá tốt các nguồn lực của xã hội và nhà hảo tâm với số tiền hàng trăm tỷ đồng để trùng tu, tôn tạo các di tích, danh thắng, địa điểm tâm linh như động Tiên Phi, Nhà tù Hòa Bình, Khu văn hóa tâm linh đồi Ba Vành, Bảo tàng không gian văn hóa Mường... Qua đó đã có nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trên địa bàn được bảo tồn và phát triển như tết nhảy của người Dao, xã Thống Nhất; các điệu múa truyền thống, hát đúm, cồng chiêng của người Mường, phường Thái Bình, xã Dân Chủ, Yên Mông, Sủ Ngòi; các môn thể thao truyền thống của người Mường như bắn nỏ, ném còn, đẩy gậy, kéo co... Hiện trên địa bàn có gần 1.000 chiếc cồng chiêng được lưu giữ. Riêng bảo tàng văn hóa Mường đã có hàng trăm hiện vật, tư liệu phản ánh các giá trị văn hóa của người Mường trở thành địa điểm tìm hiểu, giới thiệu, quảng bá văn hóa của dân tộc Mường Hòa Bình. TPHB cũng tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy công tác sưu tầm, bảo lưu, giới thiệu các giá trị văn hóa dân tộc Mường, Dao đã tạo nên một nền văn hóa đa dạng mà độc đáo trên địa bàn. Trong đó, phải kể đến Bảo tàng không gian văn hóa Mường với hàng trăm hiện vật được sưu tầm, giữ gìn.

 

Bên cạnh đó, công tác bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp ở TPHB được gắn kết chặt chẽ với phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở KDC, đấu tranh chống các biểu hiện văn hóa không lành mạnh, thực hiện tiết kiệm trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Đến nay, 100% xã, phường, xóm, tổ dân phố xây dựng được quy ước, hương ước và duy trì thực hiện khá tốt ngày càng mang lại cho thành phố môi trường văn hóa lành mạnh. Phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ quan, đơn vị và gia đình ngày càng đi vào thực chất. ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư TT Đảng ủy xã Dân Chủ cho biết: Việc thực hiện NQT.Ư 5 đã mang lại sự phát triển mới bền vững cho xã. Các hương ước, quy ước về xây dựng văn hóa mới gắn với những giá trị tuyền thống được xây dựng phù hợp với thực tế và phát huy tác dụng. Các thiết chế văn hóa được củng cố. Xã đã quy hoạch chi tiết cho 6 xóm để xây dựng các điểm vui chơi, giải trí thể thao gắn với xây dựng NTM, các giá trị văn hóa phi vật thể như cồng chiêng, hát ví, rằng, mo Mường, đồ dùng, nếp sinh hoạt dân tộc được quan tâm gìn giữ theo các quy ước đề ra...

 

Từ việc quan tâm bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp đã mang lại diện mạo tinh thần phong phú và góp phần để TPHB thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đề ra, tạo nên sự phát triển ổn định và bền vững. 

 

 

                                                                             Hương Lan

 

Các tin khác

Tác giả Phương Bình trình bày bài thơ “Chiều lăng Bác” tại buổi gặp mặt.
Biểu diễn múa lân tại lễ hội chùa Hang.
Bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng được trình bày tại Đêm thơ Nguyên tiêu xuân Quý tỵ.
Nhân dân tham gia trò chơi ném còn trong hội xuân Văn hóa - Thể thao huyện Kỳ Sơn năm 2013.

Bất cập trong quản lý, khai thác cảng du lịch xã Thung Nai

(HBĐT) - Những năm gần đây, du lịch lòng hồ Hòa Bình đã được chú trọng, phát huy những tiềm lực sẵn có trong tự nhiên để đưa Hòa Bình thành điểm du lịch hấp dẫn trong tương lai. Du lịch bằng đường thủy nội địa, ngoài cảng Bích Hạ - Thái Thịnh (TPHB) nay có thêm cảng du lịch xã Thung Nai (Cao Phong) cũng được du khách biết đến. Hai cảng này được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn NSNN nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng khu du lịch lòng hồ sông Đà. Tuy nhiên, công tác quản lý, khai thác địa danh này đang đặt ra nhiều vấn đề cần được quan tâm.

Sẽ xử lý nghiêm những biểu hiện tiêu cực và thiếu lạnh mạnh trong mùa lễ hội

(HBĐT) - Tỉnh ta có 36 địa chỉ lễ hội, trong đó có một số lễ hội như chùa Tiên (Lạc Thuỷ), Khai hạ (Tân Lạc), đền Bờ (Cao Phong và Đà Bắc), chùa Hang (Yên Thuỷ)… được duy trì hàng năm. Như thường lệ, sau Tết Nguyên Đán, mùa lễ hội cũng được bắt đầu. Để đảm bảo các lễ hội của địa phương diễn ra trong không khí vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm và phát huy được giá trị văn hóa truyền thống, các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này đã sớm xây dựng kế hoạch thanh, kiểm tra đột xuất để ngăn chặn các biểu hiện không lành mạnh trong lễ hội.

Tết Quý Tỵ 2013: Hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch được tổ chức sôi nổi trong cả nước

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa có văn bản số số 42/BC-BVHTTDL gửi Văn phòng Chính phủ báo cáo hoạt động VHTT&DL trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ năm 2013. Theo đó, trong dịp Tết vừa qua, hoạt động VHTT&DL đã được tổ chức khá sôi nổi ở khắp các tỉnh thành trong cả nước.

tổ chức các hoạt động văn hoá – văn nghệ mừng Đảng - mừng xuân

(HBĐT) - Ngày 18/2, Trung tâm VH-TT huyện Lạc Sơn đã tổ chức giải bóng chuyền vô địch mừng xuân Quý Tỵ năm 2013. Tham dự giải đấu có 8 đội với gần 150 vận động viên.

Lễ hội Xên Mường huyện Mai Châu năm 2013

(HBĐT) - Sáng 19/2, tại xóm Chiềng Châu, xã Chiềng Châu, UBND huyện Mai Châu tổ chức lễ hội Xên Mường lần thứ 4 - năm 2013.

Hơn 1 vạn người tham dự Lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2013

(HBĐT) - Ngày 17/2 (mùng 8 âm lịch), lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2013 đã tưng bừng diễn ra tại xã Phong Phú (Tân Lạc). Đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, huyện, các xã trong toàn huyện và hơn 1 vạn người dân, du khách thập phương đã đến dự hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục