Những hoạt động lên đồng, hầu bóng trái phép sẽ bị xử lý nghiêm trong mùa lễ hội 2013.

Những hoạt động lên đồng, hầu bóng trái phép sẽ bị xử lý nghiêm trong mùa lễ hội 2013.

(HBĐT) - Tỉnh ta có 36 địa chỉ lễ hội, trong đó có một số lễ hội như chùa Tiên (Lạc Thuỷ), Khai hạ (Tân Lạc), đền Bờ (Cao Phong và Đà Bắc), chùa Hang (Yên Thuỷ)… được duy trì hàng năm. Như thường lệ, sau Tết Nguyên Đán, mùa lễ hội cũng được bắt đầu. Để đảm bảo các lễ hội của địa phương diễn ra trong không khí vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm và phát huy được giá trị văn hóa truyền thống, các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này đã sớm xây dựng kế hoạch thanh, kiểm tra đột xuất để ngăn chặn các biểu hiện không lành mạnh trong lễ hội.

 

Khẳng định rõ việc phục dựng, duy trì các lễ hội góp phần giáo dục đạo lý “uống nước, nhớ nguồn”, phát huy giá trị di sản văn hoá, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của các tầng lớp nhân dân và thu hút du lịch…, trong những năm qua công tác quản lý và tổ chức lễ hội đã có sự quan tâm đầu tư và có sự chuyển biến tích cực. Đến nay, toàn tỉnh đã tiến hành kiểm kê lập hồ sơ quản lý 172 di tích danh thắng, trong đó, 39 di tích cấp quốc gia và 20 di tích cấp tỉnh, 120 địa chỉ phong tục tập quán, 36 địa chỉ lễ hội các dân tộc. Đã tiến hành phục dựng một số lễ hội lớn như: “Xên bản, xên mường” huyện Mai Châu, lễ hội “Rước bụt Khụ Dúng” huyện Lạc Sơn. Tổ chức được một số lễ hội mới cấp tỉnh và khu vực như:  lễ hội gầu tào của dân tộc Mông (Mai Châu), Ngày hội văn hóa Mường toàn quốc tại Hoà Bình, lễ hội Cồng chiêng tỉnh Hoà Bình… Trong các lễ hội này, yếu tố tâm linh và các nét sinh họat văn hoá được tái hiện khá quy mô, góp phần làm cho bức tranh lễ hội trên địa bàn tỉnh trở nên phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, trên thực tế, công tác quản lý và tổ chức và thực hiện nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hội vẫn gặp những khó khăn, tồn tại nhất định. Một số biểu hiện tiêu cực, phản cảm như xóc đĩa, rút thẻ, cúng thuê, lên đồng, đốt đồ mã quá nhiều gây ảnh hưởng đến môi trường… đã làm giảm đi giá trị chân thực, bản sắc vốn có của lễ hội. Những biểu hiện tiêu cực, thiếu lành mạnh này tập trung chủ yếu ở 2 lễ hội lớn là lễ hội chùa Tiên (Lạc Thuỷ) và lễ hội đền Bờ. Nhằm tăng cường công tác quản lý, năm 2011, ngành văn hoá tỉnh đã phối hợp với huyện Lạc Thuỷ thành lập BQL Di tích chùa Tiên, đã tổ chức quy hoạch lại các điểm thờ tự, nơi đặt hòm công đức quản lý dịch vụ. Khó khăn nhất hiện nay là việc quy hoạch lại đền Bờ đang   trong tình trạng dang dở nên việc thành lập BQL chưa thực hiện được. Như vậy, việc tổ chức các hoạt động lễ hội phụ thuộc vào ý thức của chủ đền nên hiệu quả quản lý Nhà nước chưa cao.

 

Thực hiện Chỉ thị số 265/CT- BVHTTDL ngày 18/12/2012 của Bộ trưởng Bộ VH – TT&DL về quản lý và tổ chức lễ hội 2013, ngay từ trước Tết Nguyên đán, Sở VH – TT&DL đã chủ động tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh và các địa phương có di tích về việc quản lý, tổ chức lễ hội 2013. Cùng với việc thực hiện các hoạt động tuyên truyền, ngành đã tổ chức cho các điểm di tích, địa phương tổ chức lễ hội ký cam kết không vi phạm các quy định như: lợi dụng lễ hội để hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc, để tiền “giọt dầu”, tiền “cầu lộc”, hòm công đức thiếu mỹ quan, lên đồng, hầu bóng trái phép, đốt vàng mã bừa bãi… Sau Tết sẽ lập đoàn thanh tra liên ngành tổ chức kiểm tra đột xuất các địa điểm tổ chức lễ hội. Dựa trên cơ sở những quy định của Trung ương, của tỉnh sẽ ngăn chặn và xử lý nghiêm các biểu hiện tiêu cực, thiếu lành mạnh trong lễ hội. Những nỗ lực này nhằm đảm bảo cho một mùa lễ hội vui vẻ, an lành, tiết kiệm và giữ nguyên giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp vốn có.

 

                                                                  

                                                          Thuý Hằng

 

 

Các tin khác

Tượng đài Quang Trung trong ngày lễ hội. (Ảnh: hanoimoi)
Tiết mục múa hát của xã Liên Vũ tại đêm giao lưu văn nghệ.
Tiết mục múa của thiếu nữ Thái Mai Châu trong Lễ hội Xên Mường năm 2013.
Nghi lễ rước thánh ra xem hội.

Lễ hội đu Mường Vôi và Mái Đá làng Vành 

(HBĐT) - Ngày 17/2 (ngày mùng 8 tháng giêng âm lịch), tức ngày mùng 7 khai hạ tính theo lịch Mường, Mường Vôi, xã Liên Vũ (Lạc Sơn) tổ chức lễ hội Đu Vôi 2013. Tham dự có đại diện lãnh đạo Sở VH-TT&DL, huyện Lạc Sơn và đông đảo bà con nhân dân khắp các địa phương trong và ngoài tỉnh.

Rộn ràng các hoạt động mừng Đảng, mừng xuân

(HBĐT) - Những ngày trước Tết Nguyên đán, ánh nắng hanh vàng tràn ngập khắp các con đường, ngõ phố, bản làng. Hoa đào, hoa mai bung nở những nụ xuân. Tết vì thế cũng như đến sớm hơn. Ấy vậy mà đến ngày đón giao thừa, không khí lạnh tràn về làm cho Tết cổ truyền mang đúng không khí của ngày Tết. Đất trời giao hòa, xuân đã sang, mọi người cũng phấn chấn hòa vào những hoạt động đón xuân mới với ước vọng cho một năm mới an khang, hạnh phúc.

Về Mường Bi vui mùa lễ hội

(HBĐT) - Trong cái nhìn của những người quan tâm đến nền văn hóa của đất Mường Hòa Bình, cho đến nay, huyện Tân Lạc (theo cách gọi xưa là Mường Bi) còn lưu giữ được những nét văn hóa đặc trưng qua từng lễ hội.

Nô nức hội xuân đất Mường Kỳ Sơn

(HBĐT) - Ra giêng ngày rộng, tháng dài cũng là lúc người người, nhà nhà vùng Mường Kỳ Sơn tưng bừng mở hội xuân. Hội xuân nơi đây được tổ chức thường niên tại các xã, cụm xã có đông cư dân Mường sinh sống, có năm tổ chức ở xã Dân Hạ, năm lại ở xã Phú Minh, xã Yên Quang...

Gần 1 vạn người tham dự lễ hội chùa Chanh, xã Vĩnh Đồng

(HBĐT) - Ngày 16/2 (mùng 7 âm lịch), xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) đã tổ chức lễ hội chùa Chanh. Gần 1 vạn người trong xã, các xã lân cận và khách thập phương đã đến dự lễ hội.

Lắng nghe mùa xuân về trên vùng hồ

(HBĐT) - “Mặt sông như tấm lụa trời/ Mưa sa xuống nước/ Ngỡ trời thêu hoa...” - Tôi lẩm nhẩm đọc mấy câu tạp bút của một người bạn cũ. Cảm giác thật phiêu diêu khi đắm mình trong mênh mang sông nước lòng hồ những ngày cuối mùa đông. Quên cả gió lạnh. Quên cả cái ướt át như có như không của cơn mưa phùn. Tiếng sóng vỗ ì oạp mà tôi cứ ngỡ mình nghe được âm thanh mùa xuân đang gõ nhịp lên mạn thuyền…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục