Hồ Hoà Bình với cảnh núi non bồng bềnh trong sương sớm.
(HBĐT) - Với phong cảnh sơn thủy hữu tình và được ví như một Hạ Long trên cao. Đến với Thác Bờ, Đền Bờ du khách sẽ như được hòa mình vào thiên nhiên, lạc vào miền văn hóa bản địa độc đáo với tín ngưỡng thờ Mẫu, lễ lên đồng đầy huyền bí…
Từ bến Bình Thanh vào Thung Nai như tìm về chốn núi rừng người dân Mường, Thái, Dao… về giữa thiên nhiên với không khí trong lành. Hồ Thủy điện hòa Bình hiện lên trong cảnh lung linh thơ mộng. Cập bến Thung Nai, với những món ăn đặc sản của núi rừng Tây Bắc, thưởng thức đặc sản Cá Nướng ngay trên mặt hồ.
Theo tương truyền, Đền Bờ (xã Vầy Nư¬a, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình) thờ bà chúa Thác Bờ là Đinh Thị Vân người dân tộc Mường và một bà người dân tộc Dao bà người Dao ở Vầy Nưa lo liệu quân lương, thuyền mảng (không rõ tên). Hai bà đã có công giúp vua Lê Lợi về quân lương, thuyền mảng vượt thác Bờ tiến quân lên M¬ường Lễ, Sơn La dẹp loạn đảng Đèo Cát Hãn. Sau khi mất, 2 bà thường hiển linh giúp dân vượt thác an toàn, phù hộ cho trăm dân trong vùng mưa thuận, gió hoà nên nhân dân đã phong 2 bà làm thánh và lập đền thờ phụng.
Lâu nay, người dân trong vùng tôn vinh hai bà là "Chúa Thác Bờ", hàng năm vẫn mở hội đền vào ngày 7 tháng Giêng âm lịch. Tuy nhỏ nhưng vẫn cho cảm giác uy nghi bởi hòa vào tổng thể cảnh quan núi non sông nước hùng vĩ. Ðặc biệt, đền có rất nhiều tượng, với 38 pho lớn nhỏ. Trong đó có hai pho tượng đồng là tượng thờ chính…
Vào thăm động Thác Bờ (thuộc xã huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình) với nhiều tầng, thạch nhũ muôn hình lung linh soi bóng nước, có cây vàng, cây bạc, ô trời, lọng trời,… Đặc biệt, tạo hoá ban tặng dàn đàn đá, dàn cồng chiêng Mường với vẻ đẹp tuyệt mỹ.
Năm 2009, Động Thác Bờ đã được Bộ Văn hoá - thể thao và du lịch công nhận là di tích danh thắng quốc gia. Với cảnh quan tuyệt đẹp quần thể du lịch hồ Hoà Bình sẽ ngày cành thu hút đông đảo du khách tới thưởng ngoạn.
HBĐT tổng hợp
(HBĐT) - Ban đại diện Hội NCT huyện Lương Sơn vừa tham gia chương trình giao lưu văn hóa – thể thao – du lịch Sa Pa năm 2013. Đây là hoạt động do Trung tâm VH, NT-TT&DL, T.Ư Hội tổ chức. Tham gia giao lưu có l53 NCT thuộc 6 quận, huyện, thị xã của 5 tỉnh, thành phố là: huyện Lương Sơn (Hòa Bình), huyện Yên Lập, Cẩm Khê (Phú Thọ), huyện Sa Pa (Lào Cai), thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh) và quận Thanh Xuân (Tp. Hà Nội).
(HBĐT) - Nhân kỷ niệm 82 năm ngày thành lập Đoàn TNCS HCM, chiều ngày 21/2 Trung tâm hoạt động thanh thiếu niên tỉnh đã tổ chức khai mạc sân chơi cuối tuần năm 2013.
(HBĐT) - Mường Động là một trong bốn vùng Mường cổ của tỉnh. Mường Động gốc ở xã Vĩnh Đồng ngày nay. Xưa kia, nơi đây tồn tại một thiết chế lang đạo với các dòng họ quý tộc cai trị như: Đinh, Quách, Bạch, Hà. Trong đó, phải kể đến dòng họ Đinh mà người đứng đầu là Đinh Như Lệnh.
(HBĐT) - Sau những ngày lăn lộn với các hoạt động của lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2013, Trung tâm VH-TT Tân Lạc lại tất bật với những hoạt động mới. Giám đốc TT Bùi Mạnh Hùng cho biết: Năm nay có các giải đấu trong khuôn khổ Đại hội TD-TT tỉnh lần thứ V, chúng tôi đang dự định mở các lớp hướng dẫn viên dành cho cán bộ cơ sở; các lớp năng khiếu nghiệp dư như điền kinh, bơi lội. Ngay trong tháng 3, tổ chức một số giải đẩy gậy, bắn nỏ chuẩn bị cho những giải cấp tỉnh sắp tới.
(HBĐT) - Tối ngày 19/3, tại xã Phú Minh, UBND huyện Kỳ Sơn đã tổ chức đêm giao lưu văn nghệ và báo cáo kết quả lớp truyền dạy cồng chiêng, hát dân ca Mường.