Khu mộ cổ Đống Thếch ở xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) thiếu sự quản lý nên nhiều người dân sử dụng một phần diện tích để trồng cây màu. Ảnh:T.L

Khu mộ cổ Đống Thếch ở xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) thiếu sự quản lý nên nhiều người dân sử dụng một phần diện tích để trồng cây màu. Ảnh:T.L

(HBĐT) - Mường Động là một trong bốn vùng Mường cổ của tỉnh. Mường Động gốc ở xã Vĩnh Đồng ngày nay. Xưa kia, nơi đây tồn tại một thiết chế lang đạo với các dòng họ quý tộc cai trị như: Đinh, Quách, Bạch, Hà. Trong đó, phải kể đến dòng họ Đinh mà người đứng đầu là Đinh Như Lệnh.

 

Tương truyền rằng, vào khoảng thế kỷ XVII, XVIII, một người con của dòng họ Đinh là Đinh Công Kỷ do có công lao giúp vua Lê Trung Hưng chống giặc và xây dựng triều chính nên sau khi chết, ông đã được mai táng theo nghi lễ tước hầu. Đặc biệt, khi dựng mộ, nhà Lê đã chuyển nhiều phiến đá xanh từ Thanh Hóa ra để làm cột mồ. Từ đó, khi mộ Đống Thếch trở thành nơi chôn cất thi thể của những người thuộc dòng họ Đinh với khoảng trên 20 ngôi mộ nổi và hàng trăm ngôi mộ chìm. Song, do quá trình vận động của thời gian, sự tác động của con người nên hiện nay, khu mộ cổ Đống Thếch chỉ còn sót lại trên 10 ngôi mộ nổi và một số hiện vật.

Theo nhiều sổ sách ghi lại, trước năm 1945, Đống Thếch vẫn là thánh địa bất khả xâm phạm của dòng họ Đinh Công. Sau năm 1954, Đống Thếch dần được khai phá. Năm 1984, Viện Khảo cổ Việt Nam đã tiến hành khai quật. Qua đó đã thu được 207 hiện vật gốm sứ gồm: bát, đĩa, bình, lọ…, 260 hiện vật bằng đồng là tiền đồng, bát đồng, đinh đồng… và 25 hiện vật bằng bạc như: dây bạc, vòng bạc, ống bạc… Ngoài ra, năm 1987, nhân dân xã Vĩnh Đồng còn đào được 4 trống đồng và nhiều hiện vật khác, hiện đang được lưu giữ tại nhà truyền thống của xã. Với những tài liệu, hiện vật thu được, năm 1996, khu mộ cổ Đống Thếch, xã Vĩnh Đồng đã được công nhận là di tích lịch sử khảo cổ cấp quốc gia.  

Để khu mộ cổ vẫn giữ được vị trí độc đạo như xưa và để con cháu người Mường Động ngày nay không quên công đức, dòng họ danh giá đã có công phò vua, trợ nước. Trong những năm qua, Đảng ủy, UBND xã Vĩnh Đồng đã có nhiều việc làm thiết thực như: thành lập tổ tự quản để trông coi hay tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức bảo vệ… Tuy nhiên, đó vẫn là chưa đủ bởi không có sự đầu tư, khôi phục, tu bổ nên khu mộ cổ Đống Thếch ngày nay chỉ còn trơ những mỏm đá, xung quanh là những chân ruộng màu của người dân.

Như vậy đã có những bí ẩn về ngôi mộ được các nhà khoa học làm sáng tỏ nhưng cũng có những bí ẩn bị chôn vùi theo năm tháng. Khu mộ cổ có tuổi thọ gần 500 năm đến giờ chỉ còn lại chút dấu tích về một thời phồn vinh, cường thịnh của người xứ Mường Động khi xưa. Ngậm ngùi cho một khu di tích đang bị bỏ quên, mong sao các cấp, ngành có sự vào cuộc quyết liệt để khu mộ cổ Đống Thếch sớm trở thành điểm đến du lịch nhiều ý nghĩa cho các thế hệ hôm nay và mai sau. 

 

 

                                                                 Bùi Sơn

                                                        (Đài TT-TH Kim Bôi)

 

         

Các tin khác

Đội văn nghệ (TT văn hoá, thể thao huyện Tân Lạc) có nhiều tiết mục hay, đóng góp vào thành công của lễ hội Khai hạ Mường Bi hàng năm.
Tiết mục biểu diễn cồng chiêng tại đêm giao lưu.
Một góc Lũng Vân.
Lãnh đạo UBND huyện trao giải nhất, nhì, ba cho các đơn vị tham gia Hội thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Yên Thuỷ: Nhiều điển hình trong phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

(HBĐT) - Ở khu phố 1, thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy), các gia đình, tổ liên gia đã bám sát vào hương ước, xử lý tốt từng phần việc trong công cuộc xây dựng đời sống văn hoá. Từ năm 2002, khu đã xây dựng được nhà văn hoá (50 triệu đồng).

Lạc Thủy phát triển ngành “công nghiệp không khói”

(HBĐT) - Lạc Thủy là một trong những địa bàn du lịch trọng điểm của tỉnh với nhiều danh lam thắng cảnh hấp dẫn. Những năm qua, huyện đã có nhiều hoạt động nhằm đưa ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện.

Xóm Bin - làng văn hóa tiêu biểu của huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Được cấp bằng công nhận làng văn hóa cấp tỉnh từ năm 2000 đến nay, hơn 10 năm qua, đời sống nhân dân xóm Bin, xã Tử Nê (Tân Lạc) đã có nhiều đổi thay, tuy nhiên, nếp sống văn hóa vẫn luôn được người dân duy trì. Hiện, xóm Bin có 184 hộ với 780 khẩu. Để có được thành tích nhiều năm liên tục là làng văn hóa tiêu biểu chính nhờ có sự đồng thuận của nhân dân trong xây dựng làng văn hóa - ông Bùi Văn Tuyển, Bí thư chi bộ xóm Bin cho biết.

Cống hiến hơn với âm nhạc đại chúng

Mùa thứ 8 của giải thưởng âm nhạc Cống hiến đang tạo ra dư luận, khi bảng tham khảo đề cử xuất hiện những gương mặt còn rất mới và không có những đề cử thật sự xuất sắc.

“Không chơi với Đồi Thung!”

(HBĐT) - Ô lạ quá, trời bỗng sáng ra thật, không cần soi đèn cũng đi được. “Kia là trung tâm huyện Kim Bôi, Hòa Bình. Vầng sáng rực xa xa kia là vùng Mỹ Đức, Hà Đông, Hà Nội đấy”.

Mây trời trên đèo Thung Khe

(HBĐT) - Thung Khe cũng giống như bao con đèo khác trên đường Tây Bắc, chẳng có gì đặc sắc, nhưng lại lôi cuốn chúng tôi bằng sương mù đặc quánh giữa đêm đen, bằng nồi ngô luộc bốc khói nghi ngút bên dãy quán xiêu vẹo giữa đỉnh đèo trong chiều buốt giá và bằng biển mây bồng bềnh đẹp tựa trong mơ dâng tràn thung lũng buổi sớm mai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục