Khẳng định thương hiệu rượu Mai Hạ, quảng bá rượu Mai Hạ ra thị trường trong nước và quốc tế với mục tiêu phát triển kinh tế gắn với quảng bá văn hoá là việc làm cần thiết hiện nay.

Khẳng định thương hiệu rượu Mai Hạ, quảng bá rượu Mai Hạ ra thị trường trong nước và quốc tế với mục tiêu phát triển kinh tế gắn với quảng bá văn hoá là việc làm cần thiết hiện nay.

(HBĐT) - Người Việt có câu "Vô tửu bất thành lễ" để nhấn mạnh tầm quan trọng của rượu trong lễ nghi giao tiếp. Mỗi địa phương trên đất nước ta đều có những loại rượu rất đặc trưng và trở thành niềm tự hào của người dân xứ sở đó. Sa Pa có tinh tuý rượu táo Mèo, Bắc Giang đượm hồn quê trong rượu Làng Vân, Bình Định nổi tiếng với rượu được nấu bằng gạo lứt có tên Bầu Đá, Long An có mỹ tửu rượu đế Gò Đen và Hoà Bình được nhắc đến nhiều hơn cả bởi men say Mai Hạ.

 

Rượu Mai Hạ - một thương hiệu đang dần được khẳng định

Tháng 6, chúng tôi vào thăm xóm Chiềng Hạ, xã Mai Hạ (Mai Châu) nơi được coi là thủ phủ của rượu Mai Hạ. Vừa tới đầu xóm đã ngửi thấy trong gió phảng phất mùi rượu thơm. Xóm Chiềng Hạ yên bình với hơn 90% người dân là bà con dân tộc Thái nên nơi đây vẫn còn lưu giữ lại được tương đối nguyên vẹn bản sắn văn hoá dân tộc Thái từ ngôi nhà sàn truyền thống, trang phục, ẩm thực cho đến chén rượu cay nồng. Điểm đặc biệt nhất ở rượu Mai Hạ là men rượu do người dân nơi đây tự làm. Chị Vì Thị Tồn (xóm Chiềng Hạ) đã có kinh nghiệm gần 20 năm nấu rượu cởi mở: Kỳ công nhất của rượu Mai Hạ là công đoạn làm men. Các loại lá làm men không bao giờ có bán sẵn mà phải do người dân tự đi hái, nhiều loại hiện nay quanh khu vực Mai Châu đã không còn nữa, phải đi xa mới hái được. Khoảng hơn chục các loại lá, củ, quả nhưng riềng dại, gừng, nhòng nhạnh, cú đin, bưởi, ổi, hồng bì được hái về rửa sạch, phơi khô, giã nhỏ, rây thành bột rồi đem trộn với bột gạo và bột sắn làm thành nắm men. Tỷ lệ các loại lá, củ, quả làm men sẽ quyết định hương vị, độ thơm ngon của rượu. Đây cũng là bí quyết riêng được các gia đình truyền lại cho con cháu. Nắm men rượu Mai Hạ to nhưng những chiếc bánh bao, xốp và nhẹ. Hông nấu rượu truyền thống của người Mai Hạ là một thân cây khoét rỗng. Cái rượu được làm từ sắn, cả củ sấy khô, thường được để lâu ngày trên gác bếp. Sắn càng sấy khô, càng để lâu ngày càng hết độc tố, rượu càng trong và không có vị đắng. Sắn được đồ chín, tãi ra nia trộn đều với men lá rồi đem ủ. Cái rượu ủ càng lâu càng ngấu, càng được rượu và hương thơm càng thơm. Sau khi đã lên men, cái rượu được chưng cất bằng dụng cụ chưng cất truyền thống bằng gỗ, theo nguyên lý chưng cất thuỷ.

Được tinh cất từ lá cây của đại ngàn, sắn ngô của đất, qua bàn tàn tay khéo léo của người phụ nữ Thái, rượu Mai Hạ trong veo, hơi rượu thơm nồng. Uống rượu Mai Hạ không có cảm giác gắt hay nóng cổ, nếu có trót lỡ chén thì cũng không cảm thấy đau đầu. Rượu Mai Hạ đã làm hài lòng cả những ẩm khách khó tính! Vượt qua phạm vi làng xã, không còn đơn thuần là tự sản, tự tiêu rượu Mai Hạ đã được du khách trong và ngoài nước biết đến như một điểm nhấn đặc biệt của thung lũng du lịch Mai Châu. Dần dần, thương hiệu rượu Mai Hạ đã được hình thành, khẳng định!

Thách thức đặt ra đối với rượu Mai Hạ

“Nhu cầu của thị trường với rượu Mai Hạ là rất lớn. Chúng tôi liên tục nhận được điện thoại đặt hàng. Dịp Tết Tân Mão vừa qua, lượng cung không đủ cầu, nhiều khách hàng tìm đến tận cơ sở sản xuất để tìm mua nhưng không còn. Hiện nay có một số đơn vị, cá nhân, nhà hàngtrong và ngoài tỉnh đã đặt vấn đề muốn làm đại lý độc quyền cho rượu Mai Hạ - Đó là khẳng định của anh Ngần Xuân Hùng - chủ một cơ sở sản xuất rượu Mai Hạ (tại xóm Chiềng Hạ, xã Mai Hạ).

Tuy nhiên, hiện đang có nhiều khó khăn khi đưa rượu Mai Hạ ra thị trường với số lượng lớn. Thương hiệu rượu Mai Hạ mới chỉ được hình thành một cách tự phát trong nhân dân, chưa được đăng ký thương hiệu độc quyền. Do đó, chưa có bao bì, nhãn mác riêng. Trong khi rượu đặc sản của các địa phương khác đã đăng ký thương hiệu độc quyền, có mẫu chai, nhãn mác riêng thuận lợi cho việc quảng bá, tiêu thụ. Từ đó, sức cạnh tranh của rượu Mai Hạ trên thị trường bị lấn át.

Việc nấu rượu được tiến hành ở qui mô hộ gia đình, chủ yếu là tự cung, tự cấp, nếu ai mua thì mới bán nên lượng cung không ổn định. Thời vụ chính để sản xuất rượu chỉ từ tháng 9 đến tháng 12 nên không thể cung cấp đủ cho các đại lý độc quyền phân phối rượu Mai Hạ. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, vì chưa thực sự đưa rượu Mai Hạ trở thành hàng hoá, mở rộng ra thị trường, phát triển kinh tế nên số hộ gia đình ở Mai Hạ còn giữ nghề nấu rượu đang có xu hướng giảm. Trước đây, lúc cao điểm, xóm Chiềng Hạ có khoảng 30 - 40 hộ nấu rượu nhưng hiện nay chỉ còn khoảng từ 7 - 8 hộ còn nấu thường xuyên. Nghề nấu rượu vẫn được bà con coi là nghề phụ, để làm thêm, chưa đầu tư sản xuất. Lượng rượu sản xuất ra đến đâu, bán hết đến đó, không có rượu tích trữ.

Bên cạnh đó, chất lượng rượu cũng bị ảnh hưởng do việc nhân cấy nhiều lần từ men cái đã dẫn đến hiện tượng thoái hoá giống men rượu, hiệu suất lên men không ổn định. Rượu sau chưng cất không được xử lý, lọc mà được đóng thẳng vào can đem bán trên thị trường. Do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, cộng với thiếu kinh phí, kiến thức về quá trình ủ chín rượu mà hiện nay, người dân Mai Hạ hầu như bỏ qua công đoạn tàng trữ, ủ chín rượu để giúp rượu đậm đà, ngon hơn. Ngoài ra, mới có 50% cơ sở sản xuất rượu Mai Hạ đã được Sở Y tế kiểm tra, phân tích mẫu nước sản xuất rượu đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế, còn 50% cơ sở sản xuất chưa được kiểm tra mẫu nước. Song song với xây dựng, quảng bá thương hiệu thì đảm bảo độ thơm ngon, VSATTP là những yếu tố quan trọng quyết định sự sống còn của rượu Mai Hạ.

Tìm hướng đi cho rượu Mai Hạ

Trước tình hình đó, năm 2008, Viện Công nghệ thực phẩm (thuộc Bộ Công thương) đã phối hợp với Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh thực hiện đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ và mô hình sản xuất rượu đặc sản Mai Hạ. Sau 2 năm triển khai, đề tài đã xây dựng thành công tại hộ gia đình anh Ngần Xuân Hùng (xóm Chiềng Hạ) mô hình thiết bị sản xuất rượu Mai Hạ có công suất 400 lít/ngày. Từ chủng men cổ truyền đã nghiên cứu thêm các chủng men vi sinh tăng khả năng phân hoá tinh bột thành đường, rượu, góp phần nâng cao chất lượng rượu. Đồng thời, xác định công nghệ lọc phù hợp để bổ sung cho quá trình chưng cất. Đề tài đã trang bị được 2 thùng bảo ôn dùng để đựng rượu ở nhiệt độ ổn định và 1 máy lọc trong, 1 nồi chưng cất tinh chế. Hiện nay, việc sản xuất đang diễn ra ổn định, chất lượng rượu được nâng cao, thị trường ưa chuộng.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Ngọc Hồng - Chủ tịch Hội Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh khẳng định: Rượu Mai Hạ là loại rượu đặc sản cần được lưu giữ và hoàn toàn có thể mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế. Vấn đề của rượu Mai Hạ hiện nay là chưa có thương hiệu độc quyền, chưa có bao bì nhãn mác, chất lượng rượu chưa ổn định do không chú trọng lọc và tích trữ sản phẩm. Những vấn đề này hoàn toàn có thể khắc phục được khi có sự quan tâm, tham gia của khoa học, các doanh nghiệp đầu tư cùng phối hợp với người dân trực tiếp sản xuất.

 

                                                                 HBĐT tổng hợp

 

 

Các tin khác

Đồng chí Hoàng Thị Phương, Trưởng Ban đại diện Hội Người cao tuổi huyện Lương Sơn, nhận cờ giải nhất toàn đoàn.
Tiết mục văn nghệ khởi động chương trình sân chơi cuối tuần năm 2013.
Khu mộ cổ Đống Thếch ở xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) thiếu sự quản lý nên nhiều người dân sử dụng một phần diện tích để trồng cây màu. Ảnh:T.L
Đội văn nghệ (TT văn hoá, thể thao huyện Tân Lạc) có nhiều tiết mục hay, đóng góp vào thành công của lễ hội Khai hạ Mường Bi hàng năm.

15 tiết mục tham gia đêm giao lưu văn nghệ huyện Kỳ Sơn

(HBĐT) - Tối ngày 19/3, tại xã Phú Minh, UBND huyện Kỳ Sơn đã tổ chức đêm giao lưu văn nghệ và báo cáo kết quả lớp truyền dạy cồng chiêng, hát dân ca Mường.

Trên đỉnh Lũng Vân

(HBĐT) - Nằm ở độ cao hơn 1.200m so với mực nước biển, Lũng Vân (huyện Tân Lạc, Hòa Bình) được bao bọc bởi những ngọn núi Pó, núi Trâu, núi Tiên, sớm tối mây phủ trắng như trong xứ thần tiên huyền ảo.

Lương Sơn gần 100 thí sinh dự thi kể chyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

(HBĐT) - Ngày 19/3, Chi đoàn UBND huyện Lương Sơn tổ chức Hội thi “Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và liên hoan tiếng hát ĐV-TN huyện năm 2013.

Yên Thuỷ: Nhiều điển hình trong phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

(HBĐT) - Ở khu phố 1, thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy), các gia đình, tổ liên gia đã bám sát vào hương ước, xử lý tốt từng phần việc trong công cuộc xây dựng đời sống văn hoá. Từ năm 2002, khu đã xây dựng được nhà văn hoá (50 triệu đồng).

Lạc Thủy phát triển ngành “công nghiệp không khói”

(HBĐT) - Lạc Thủy là một trong những địa bàn du lịch trọng điểm của tỉnh với nhiều danh lam thắng cảnh hấp dẫn. Những năm qua, huyện đã có nhiều hoạt động nhằm đưa ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện.

Xóm Bin - làng văn hóa tiêu biểu của huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Được cấp bằng công nhận làng văn hóa cấp tỉnh từ năm 2000 đến nay, hơn 10 năm qua, đời sống nhân dân xóm Bin, xã Tử Nê (Tân Lạc) đã có nhiều đổi thay, tuy nhiên, nếp sống văn hóa vẫn luôn được người dân duy trì. Hiện, xóm Bin có 184 hộ với 780 khẩu. Để có được thành tích nhiều năm liên tục là làng văn hóa tiêu biểu chính nhờ có sự đồng thuận của nhân dân trong xây dựng làng văn hóa - ông Bùi Văn Tuyển, Bí thư chi bộ xóm Bin cho biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục