Độc đáo cách ăn chua của người Thái Tây bắc.
(HBĐT) - Có lẽ người miền xuôi lên Tây Bắc nào đó quá ấn tượng với món nhót xanh cuốn bắp cải, rau mùi, chấm với chẳm chéo nơi đây.
Cho nên cứ truyền tai nhau rằng lên tây bắc phải tìm bằng được ăn món "chẳm chéo” (nhót xanh). Kỳ thực, chẳm chéo là tên của nước chấm, còn ăn nhót, ăn mận, ăn sim cùng chẳm chéo người Thái tây bắc gọi chung là ăn chua.(Kin Xổm).
Món đặc trưng nhất là bắp cải cuốn nhót. Món ăn đã làm nên đặc trưng của người Thái. Đầu tiên là phải chọn những chùm nhót xanh vừa thành quả chưa lâu. Có người thích ăn quả thật non, nhưng có lẽ nhót đạt tiêu chuẩn nhất là khi vừa đủ tầm, không non quá mà cũng già quá, lớp phấn mới chỉ mới trăng trắng.
Quả nhót phải xanh mướt, hơi mềm mềm, chưa mọng nước và chua rôn rốt, lại cũng thoảng qua vị chát nữa! Thú nhất là tự tay vin những cành nhót mềm mềm xuống, ngắm nghía và tỉa những quả nhót ưng ý nhất. Vừa chảy vừa nghĩ đến lúc chấm xuống bát chẳm chéo, hình dung ra cái vị chua chua, cay cay mà ứa nước bọt.
Thứ đến, cuốn cùng với nhót cần có bắp cải, cũng phải chọn những lá vừa tầm, không già, không non quá, trắng nõn là. Thêm vài lá tỏi, lá rau mùi, ít gừng thái lát nữa là được.
Quan trọng nhất là bát nước chấm, chắc ngoài Tây Bắc không đâu có: Bát chẳm chéo là sự hòa quyện của những: tỏi khô, (nhưng phải đúng là tỏi tây bắc mới có mùi, vị cay đặc trưng, tỏi tàu - củ to, mọng nước không ra vị của nó), gừng, ớt, rau mùi, mắc khén, xả… tất cả đều giã nhuyễn, trộn vào chút nước mắm hoặc muối cũng được.
Thế rồi khi đã tề tựu đông đủ, tất cả nguyên liệu được bày ra, mọi người quây quanh, người cắt nhót, cắt bắp cải, người đặt những miếng nhót, gừng, mùi, lá tỏi, từ từ cuốn vào lá bắp cải và khé chấm vào bát chéo, vừa ăn vừa râm ran những chuyện trên trời dưới biển...
Đưa miếng lên miệng, cắn nhẹ một cái ta cảm nhận được đầu tiên là vị mặn, cay, nóng của chéo, vị ngọt mát của bắp cải, và khi ngập chân răng vào miếng nhót là tổng hòa của chua, cay, mặn, ngọt.
Không cầu kỳ như nhót xanh, mận, mơ và sim (quả chua của người Thái) cuốn lá vả đơn giản hơn nhiều. Chỉ cần vài lá vả non đang còn lẫn màu xanh và vàng nhạt, một ít gừng thái lát, thêm chút muối ớt nữa là đủ vị. Mỗi thứ quả có vị chua riêng của nó, mơ và mận xanh chua gắt, sim rôn rốt lại có vị chát của những xơ quả. Nhưng tựu chung lại nó hòa lẫn với lá vả, muối ớt cũng ra thứ vị tổng hòa của chua, cay, mặn ngọt…
Người ta ăn chua không thể ăn một mình, phải có bạn, phải túm năm tụm ba, vừa ăn vừa cười nói, với những câu chuyện tếu táo mới thú. Người ta vừa ăn lại vừa xuýt xoa vì vị chua của quả kết hợp với vị cay nồng của các gia vị khác!
Thú ăn vặt này đôi khi lại là biện pháp hữu hiệu để tăng thêm tình đoàn kết, gắn bó giữa mọi người. Một khách lạ đến thăm đúng lúc tập thể đang ăn chua chẳng thể nào lại quay ra hay ngồi thu lu một góc cả, cứ phải xà vào, cũng phải cuốn, chấm, xuýt xoa, cũng cười đùa hối hả. Thế mà chỉ sau mấy phút bỡ ngỡ người ta đã có thể trò chuyện như đã quen nhau lâu lắm rồi.
Vậy đấy, tình người nhiều khi nó hiển hiện đơn giản chỉ trong một món ăn chơi.
HBĐT tổng hợp
(HBĐT) - Ngày 26/6, Sở VH, TT & DL phối hợp với huyện Tân Lạc tổ chức Hội thi văn hóa gia đình tỉnh năm 2013. Dự hội thi có 20 gia đình tiêu biểu đến từ 11 huyện, thành phố.
(HBĐT) - Ngày 25/6, Hội LHPN huyện Kỳ Sơn phối hợp với Hội PN xã Mông Hóa, thị trấn Kỳ Sơn và xã Phúc Tiến tổ chức giao lưu các CLB phụ nữ năm 2013.
(HBĐT) - Thực hiện phong trào thi đua ”Hòa Bình chung sức xây dựng NTM và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011 – 2015) theo Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp”, đến nay, 11 huyện, thành phố đã tổ chức lễ phát động thi đua ”Hòa Bình chung sức xây dựng NTM”; các sở, ban, ngành và các tổ chức đoàn thể tỉnh đều phát động phong trào trong đơn vị cùng chung sức xây dựng NTM, như UBMTTQ tỉnh phát động CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC gắn với xây dựng NTM”, Tỉnh đoàn thì xây dựng phong trào “Tuổi trẻ Hòa Bình chung tay xây dựng nông thôn mới”.
(HBĐT) - Ngày 25/6, Hội đồng Đội huyện Kỳ Sơn tổ chức Liên hoan Chỉ huy Đội giỏi năm 2013. Tham dự hội thi có 14 chỉ huy đội đến từ các liên đội trong toàn huyện.
(HBĐT) - Trở về từ hội thi văn hoá gia đình huyện Kỳ Sơn năm 2013, gia đình chị Nguyễn Thị Luyến, xóm Bãi Nai, xã Mông Hoá (Kỳ Sơn) vẫn chưa hết bất ngờ với giải nhất Ban tổ chức trao cho. Chị Luyến xúc động chia sẻ: Với bộn bề lo toan của cuộc sống đời thường, hội thi thực sự đã gắn kết các thành viên trong mỗi gia đình. Đại gia đình chị Luyến có 6 thành viên gồm ông nội là thương binh thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, mẹ chồng là giáo viên nghỉ hưu.