Nét văn hóa tâm linh trong ngôi nhà của người Mông.

Nét văn hóa tâm linh trong ngôi nhà của người Mông.

(HBĐT) - Người Mông coi cây cột cái là cột chủ đạo trong nhà, thể hiện sự ngay thẳng, cứng cáp, vững vàng của chủ nhà nên cây cột phải là cây rừng không bị sâu thối cụt ngọn. Cây cột này có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Mông.

 

Địa hình cư trú của người dân tộc Mông ở nước ta đã ảnh hưởng sâu sắc đến kiến trúc của dân tộc này. Nhà của người Mông dù to hay nhỏ đều theo một khuôn mẫu, nhà ba gian và hai cửa, một cửa chính, một cửa phụ và phải có hai cửa sổ trở lên.

 

Trong 3 gian nhà chính, gian bên trái dùng để đặt bếp lò và chỗ ngủ của vợ chồng chủ nhà. Gian bên phải đặt bếp sưởi và giường khách. Gian giữa rộng hơn để đặt bàn thờ tổ tiên và là nơi tiếp khách, ăn uống của gia đình. Hai gian trái đặt cối xay ngô, giã gạo. Nhà bao giờ cũng có sàn gác để cất giữ đồ đạc, lương thực, ngoài ra, sàn gác có còn có thể làm nơi ngủ khi nhà đông khách.

 

Khi chọn đất làm nhà, người Mông lấy 3 hạt gạo hoặc ngô đặt xuống khu đất đã chọn rồi đặt bát hoặc chậu gỗ lên trên, sau đó thắp 3 nén hương khấn thần đất, đốt 3 tờ giấy bản xin thổ công thổ địa cho gia chủ làm nhà. Sáng hôm sau hoặc sau 3 tháng, chủ nhà quay lại xem số hạt ngô đặt dưới đất, nếu thấy vẫn còn nguyên thì coi như đất ở nơi đó tốt, làm nhà được. Còn ngược lại, nếu như số gạo bị sâu, kiến ăn hết nghĩa là đất ở đó xấu không làm nhà được phải tìm địa điểm khác.

 

Sau khi chọn được đất tốt người ta tiến hành san nền, kê móng, trình tường nhà. Công việc trình tường được làm khá công phu. Trong quá trình trình tường, người lạ không được đến, nhất là phụ nữ. Khi trình tường người ta đổ đất vào khuôn gỗ và dùng những chiếc vồ nện chặt đất. Đất dùng để trình tường được loại bỏ sạch rễ cây, đá to, cỏ rác,cứ như thế khuôn nọ nối tiếp khuôn kia cho đến khi ngôi nhà hoàn thành.

 

Trình tường xong, ngưòi Mông vào rừng chọn cây cột cái đem thẳng từ rừng về, không đặt xuống đất mà đưa lên nóc ngay. Họ coi cây cột cái là cột chủ đạo trong nhà thể hiện sự ngay thẳng cứng cáp vững vàng của chủ nhà, nên cây cột phải là cây rừng không bị sâu hay cụt ngọn. Cây cột này có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của họ. 

 

Cửa chính nhà của ngưòi Mông cũng phải tìm gỗ tốt để làm, nếu là tre nứa thì phải là thân trúc hoặc mai già. Cửa bao giờ cũng mở vào trong chứ không mở ra ngoài. Người Mông không sử dụng bản lề, then chốt bằng sắt mà hoàn toàn bằng gỗ, bởi người Mông coi cửa mở ra đóng vào là lòng bụng con người, trong khi đó bản lề sắt thép là những vật cứng được ví như dao kiếm. Ngoài cửa chính, nhà của người Mông còn có cửa phụ, là lối để đưa đồ dùng cho người chết vào nhà lúc tang ma. Chỉ khi đưa ra nghĩa địa mới đi qua cửa chính.

 

Làm nhà được coi là một việc hệ trọng trong đời người Mông, do vậy ngày về nhà mới là ngày đại sự của gia chủ. Ngày hôm ấy, người ta tổ chức ăn uống vui vẻ, chúc nhau mọi sự tốt lành.

 

Cùng với việc làm nhà mới là làm chuồng gia súc. Chuồng gia súc được làm chếch với cửa chính, tuỳ thuộc vào hướng gió. Để làm chuồng gia súc, người ta cũng phải xem tuổi gia chủ, tính ngày tháng rồi mới làm. Người Mông rất yêu quý gia súc, có khi còn làm chuồng gia súc tốt hơn làm nhà ở. Khi làm chuồng gia súc người Mông đều thắp hương cúng ma chuồng, ma trại phù hộ cho gia súc hay ăn chóng lớn, dễ nuôi.

 

Trải qua bao đời, sinh sống bên những sườn núi cao, những ngôi nhà trình tường của người Mông vẫn giữ nguyên vẻ đẹp cổ xưa, luôn hấp dẫn du khách đến và tìm hiểu phong tục tập quán của một dân tộc vùng cao trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

 

 

 

                                                                          HBĐT tổng hợp

 

 

Các tin khác

Đội tuyên truyền Tỉnh Đoàn Hòa Bình.
Đại diện BTC trao giải cho các thí sinh đạt giải nhất tại Liên hoan.
Gia đình chị Nguyễn Thị Luyến, xóm Bãi Nai, xã Mông Hoá đạt giải nhất tại hội thi văn hoá gia đình huyện Kỳ Sơn năm 2013.
Không có hình ảnh

Thư viện tỉnh phục vụ tốt hơn nhu cầu bạn đọc dịp hè

(HBĐT) - Vào dịp hè, lượng độc giả đến với thư viện tỉnh nhiều hơn, để đáp ứng được nhu cầu đọc và nghiên cứu của độc giả, thư viện tỉnh đã xây dựng kế hoạch bổ sung thêm đầu sách, phối hợp với thư viện huyện luân chuyển nguồn sách, tiến hành số hóa tài liệu, duy trì trang thông tin điện tử thư viện giúp bạn đọc tra cứu tư liệu thuận tiện hơn…

Giải báo chí Hội Nhà báo tỉnh năm 2012: Cũ nhiều, mới ít

(HBĐT) - Đó là nhận xét chung của Ban giám khảo về các tác phẩm dự thi giải báo chí năm 2012 của Hội Nhà báo Hòa Bình. Thông thường, khi làm báo cáo tổng kết một công việc, người ta thường báo cáo thành tích, khen ngợi, biểu dương nêu ưu điểm trước. Ở đây xin làm trái lẽ thường một chút. Nhìn chung, các tác phẩm vẫn được viết theo tư duy một chiều sáo mòn, ít tính phát hiện, ít tìm tòi sáng tạo trong cách thể hiện.

Tục “ma khô” của người Mường Hòa Bình

(HBĐT) - Trong các cuộc khai quật khảo cổ học vào năm 1984, khi các nhà khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật những ngôi mộ cổ trên địa bàn tỉnh có niên đại khoảng thời Lý thế kỷ XI - XII đến thời Hậu Lê thế kỷ XVII - XVIII đều phát hiện những khối than tro đóng cứng theo hình huyệt mộ. Khối than tro này rất dày và được phủ dưới đáy huyệt mộ và xung quanh quan tài.

Biết chia sẻ

(HBĐT) - Kết thúc năm học, Hương đạt học sinh giỏi lớp 5 cuối cấp và đạt giải nhì môn toán lớp 5 toàn tỉnh. Hương phấn khởi về nói với bố mẹ:

“Tham thì thâm”

(HBĐT) - Sau khi bị buộc thôi việc, vợ chồng Thạch Sanh “Khăn gói quả mướp” bồng bế con cái về vùng rừng xanh, núi đỏ để kiếm kế sinh nhai. Trở về nghề cũ với cung, rìu, dao quắm quần quật suốt ngày mà cũng không đủ ăn. Mệt mỏi lắm nhưng ngày nào cũng vậy mới tờ mờ sáng Thạch Sanh đã phải vào rừng.

Tản mạn về một vùng quê

(HBĐT) - Tôi ngồi viết những dòng này vào thời khắc vừa khép lại phần khai mạc và đi thực tế, điền dã thuộc “Trại sáng tác thơ văn năm 2013” của Hội văn học nghệ thuật tỉnh, diễn ra 2 ngày tại huyện Lạc Thủy - vùng hạ du sông Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục