Tân Lạc phục dựng lại các lễ hội truyền thống, hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao dân gian truyền thống của người Mường. Ảnh: Lễ hội khai hạ Mường Bi năm 2013.
(HBĐT) - Tân Lạc được biết đến là một trong 4 vùng Mường cổ của tỉnh với nhiều nét văn hoá, phong tục, tập quán, tín ngưỡng truyền thống riêng. Để những nét văn hoá truyền thống không bị mai một, những năm qua, huyện Tân Lạc đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền, quán triệt học tập đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn huyện, trong đó, huyện đặc biệt chú trọng bảo tồn, phát huy, phát triển văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc Mường Tân Lạc.
Đồng chí Bùi Mạnh Hùng, Giám đốc Trung tâm VH-TT huyện Tân Lạc cho biết: Những năm qua hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa ngày càng được tăng cường. Huyện đã triển khai thực hiện quy chế bảo tồn và phát huy các giá trị di tích, danh thắng và quy chế phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của UBND tỉnh đến cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn và toàn thể nhân dân. Tổ chức các hoạt động nghiên cứu, kiểm kê, sưu tầm, đầu tư cho bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa vật thể; chú trọng giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục việc bảo tồn, phát huy những giá trị mới về văn hóa. Thường xuyên tổ chức các hội thi, hội diễn, liên hoan văn hóa, văn nghệ và trang phục dân tộc. Khuyến khích khai thác, phát triển văn hóa dân gian các dân tộc, tiết mục mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc để củng cố, duy trì, phát triển. Nghiên cứu, sưu tầm các giá trị văn hoá dân gian được các cấp, ngành đặc biệt quan tâm. Hiện nay, huyện đã rà soát quản lý trên 700 chiếc cồng chiêng còn được lưu giữ trong nhân dân và các tổ chức trên địa bàn huyện. Những giá trị văn hoá truyền thống của người Mường được lưu giữ như tiếng nói, trang phục váy Mường, phong tục, tập quán sinh hoạt ẩm thực, các đồ dùng, vật dụng trong sản xuất và sinh hoạt. Người dân các xã, thị trấn trong huyện còn lưu giữ được nhiều nét văn hoá truyền thống đặc sắc, độc đáo của dân tộc mình như: mo Mường, cồng chiêng, rằng thường, hát ví... Các lễ hội như: Khai hạ Mường Bi, đánh cá suối Lỗ Sơn, lễ hội chùa Kè ... đều được tổ chức theo đúng quy định, lành mạnh, không lợi dụng lễ hội để hành nghề mê tín dị đoan hoặc truyền đạo trái phép. Một số công trình văn hóa được quy hoạch, đầu tư xây dựng, tôn tạo như: quy hoạch xây dựng cụm trung tâm văn hóa Mường Bi, cụm văn hóa thị trấn Mường Khến, làng Mường cổ xóm ải, xóm Lũy (Phong Phú); tôn tạo khu miếu thờ xóm Lũy, xây dựng Trung tâm VH-TT huyện.
Bên cạnh đó, công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đã được coi trọng. Toàn huyện có 6 di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia: di tích khảo cổ Hang Bưng, xóm Nẻ, xã Ngòi Hoa, di tích khảo cổ hang Muối, thị trấn Mường Khến, danh lam thắng cảnh động Hoa Tiên - xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa, danh lam thắng cảnh động Mường Chiềng - khu II, thị trấn Mường Khến, danh lam thắng cảnh động Nam Sơn - xóm Tớn, Nam Sơn, danh lam thắng cảnh động Thác Bờ - xóm Nẻ, xã Ngòi Hoa và 2 di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh: di tích lịch sử - văn hoá miếu thờ xóm Luỹ - xóm Luỹ, xã Phong Phú, di tích lịch sử - văn hoá hang Bụt - thị trấn Mường Khến. Phục dựng, bảo tồn và phổ biến các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao dân gian truyền thống của người Mường Tân Lạc như: lễ hội Khai hạ Mường Bi, lễ hội đánh cá suối tháng 3 xã Lỗ Sơn, các trò chơi dân gian (đánh cù, bắn nỏ, đi cầu, đánh đu, đấu vật, đánh mảng...), tổ chức các lớp học hát thường rang, bộ mẹng, hát ví, hát ru, nhạc cụ dân tộc... Đặc biệt, từ đầu năm 2000, huyện đã phục dựng lại lễ hội Khai hạ Mường Bi (trước có tên gọi là lễ hội cồng chiêng). Lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2000 quy tụ hơn 400 chiếc chiêng cổ đã thực sự làm sống dậy giá trị độc đáo của cồng chiêng. Từ đó đến nay, Khai hạ Mường Bi được thường xuyên tổ chức vào ngày mùng 8 tháng giêng hàng năm. Ngoài các hoạt động phong phú như ẩm thực, trò chơi dân gian... Trong Khai hạ Mường Bi không thể thiếu phần thi đánh cồng chiêng giữa các xã.
Trong thời gian tới, huyện Tân Lạc tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho toàn dân vị trí, vai trò của văn hoá đối với sự nghiệp phát triển KT-XH, thực hiện nhiệm vụ AN-QP địa phương.
Hồng Ngọc
(HBĐT) - Ngày 22/10, tại Sở VH-TT&DL, Ban VH-XH&DT - HĐND tỉnh do đồng chí Hoàng Thanh Mịch, UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban VH-XH&DT - HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc xây dựng và triển khai thực hiện các thiết chế văn hóa cơ sở. Tham gia đoàn giám sát có đại diện UB MTTQ, Ban Pháp chế HĐND và một số sở, ngành của tỉnh.
(HBĐT) - Những năm qua, BCĐ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện Kim Bôi đã có nhiều nỗ lực trong triển khai các văn bản hướng dẫn của tỉnh và huyện tới BCĐ các xã, thị trấn. Công tác tuyên truyền, vận động xây dựng làng văn hóa được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức, đoàn thể từ huyện đến cơ sở đã góp phần quan trọng vào nhiệm vụ phát triển KT-XH, giữ vững ANCT-TTATXH, ổn định đời sống nhân dân, tạo cho diện mạo khu vực nông thôn không ngừng đổi mới và phát triển.
(HBĐT) - Huyện Cao Phong có 13 xã, thị trấn với 124 xóm, khu dân cư, trong đó có 3 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống đó là: dân tộc Mường, Kinh, Dao. Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, MTTQ, tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội và sự đồng lòng của nhân dân, phong trào TDĐKXDĐSVH ở huyện Cao Phong đã có sức lan tỏa sâu rộng, tạo sự chuyển biến trong đời sống xã hội, góp phần từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
(HBĐT) - Tại hội nghị biểu dương làng văn hoá 5 năm giai đoạn 2008 - 2013 huyện Yên Thủy, có 20 làng, khu phố văn hoá tiêu biểu đại diện cho 158 xóm, khu phố trên toàn địa bàn được nhận giấy khen của UBND huyện. Trong những năm qua, phong trào xây dựng làng văn hoá, khu phố văn hoá đã tạo nên những định hướng tích cực, những chuẩn mực văn hoá thấm dần vào từng hộ gia đình, từng KDC góp phần tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân 5 năm đạt 10,67%; tỷ lệ hộ nghèo giảm, thu nhập bình quân đạt 18,17 triệu đồng/người/năm.
(HBĐT) - Ngày 16/10, Đoàn học viên lớp bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Lào đã đến thăm Di tích địa điểm huấn luyện và tổ chức Đại hội trù bị Đại hội II Đảng nhân dân Lào tại Bộ CHQS tỉnh Hòa Bình.
(HBĐT) - Tại huyện Mai Châu, Sở TT-TT vừa tổ chức lớp tập huấn quản lý Nhà nước về lĩnh vực thông tin và truyền thông cho trên 70 học viên là lãnh đạo UBND, cán bộ làm công tác văn hoá cấp huyện, các xã, thị trấn, cán bộ bưu chính viễn thông.