Đội văn nghệ xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) biểu diễn màn cồng chiêng và hát dân ca tại địa điểm tổ chức Hội xuân hàng năm.
(HBĐT) - Với dân cư chủ yếu là dân tộc Mường, chiếm hơn 70%, huyện Kỳ Sơn có nền văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo, đặc trưng hơn cả là văn hóa cồng chiêng và làn điệu dân ca Mường.
Gắn bó mật thiết trong đời sống vật chất, tinh thần của người Mường Kỳ Sơn, cồng chiêng không đơn thuần chỉ là khí nhạc mà còn mang giá trị tinh thần lớn về tín ngưỡng, văn hóa, lễ nghi, được bồi đắp ngày càng đa dạng về thể loại, sâu sắc về nội dung cũng như mang giá trị nghệ thuật truyền thống. Là người con dân tộc Mường, chị Nguyễn Thị Xuân ở xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) từ khi sinh ra, lớn lên đến lúc trưởng thành vẫn nhớ những làn điệu dân ca Mường của bà, của mẹ hát và truyền dạy. Chị nhớ như in tiếng cồng chiêng quen thuộc gióng lên mỗi dịp trong làng có việc hay ngày lễ, ngày hội, mừng nhà mới, mừng mùa màng bội thu... Hiện giờ tham gia công tác trong lĩnh vực văn hóa, chị càng thêm yêu nét văn hóa cồng chiêng và làn điệu dân ca của địa phương mình, mong muốn ngày càng có thêm nhiều người con quê hương chung sức bảo tồn những giá trị truyền thống.
Đã từ khá lâu, bảo tồn văn hóa cồng chiêng và làn điệu dân ca Mường được cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Kỳ Sơn quan tâm, chú trọng. ước tính trong cộng đồng dân cư các xã, thị trấn hiện lưu giữ hàng trăm cồng, chiêng. Hàng chục nghệ nhân có khả năng truyền dạy đánh cồng, chiêng và những làn điệu dân ca cơ bản. Khi đời sống văn hóa, tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên, các hình thức biểu diễn trong các hội thi, hội diễn, liên hoan dân ca, dân vũ được duy trì, tổ chức thường xuyên, tăng cường bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa.
Đặc biệt, những năm gần đây, huyện đã triển khai nhân rộng lớp truyền dạy nhạc cụ dân tộc, cồng chiêng và hát các làn điệu dân ca Mường. Theo đồng chí Đinh Ngọc Lương, Phó Trưởng phòng VH-TT huyện Kỳ Sơn cho biết: Trong năm 2013 huyện đã mở các lớp dạy nhạc cụ dân tộc tại 5 tuyến xã Hợp Thành, Hợp Thịnh, Phú Minh, Yên Quang, Phúc Tiến với hàng trăm học viên, chủ yếu là lớp trẻ theo học. Người truyền dạy là những nghệ nhân dân gian am hiểu và tâm huyết văn hóa cồng chiêng, dân ca. 3 bài cồng chiêng và 3 làn điệu dân ca cơ bản được đưa vào nội dung truyền dạy như: bông trắng bông vàng, đi đường, mời trầu, đập nàng Khọt... Thời gian tới, việc mở lớp tiếp tục được thực hiện tại 5 đơn vị còn lại là Mông Hóa, Dân Hạ, Dân Hòa, Độc Lập và thị trấn Kỳ Sơn.
Trong cuộc sống hôm nay, những nỗ lực bảo tồn đã góp sức gìn giữ nét đẹp văn hóa của quê Mường Kỳ Sơn. Đồng chí Đinh Ngọc Lương, Phó phòng VH-TT huyện cho biết thêm, cùng với việc bảo tồn, khơi dậy, phát huy văn hóa cồng chiêng và làn điệu dân ca, trên địa bàn huyện hiện có 9/10 xã, thị trấn có dàn cồng chiêng, 20 đội văn nghệ hạt nhân nòng cốt cồng chiêng, dân ca và nhạc cụ dân tộc, trong đó, riêng xã Mông Hóa có 8 đội, xã Dân Hạ có 2 đội, Phúc Tiến có 2 đội... Các đội thường xuyên luyện tập, biểu diễn phục vụ nhu cầu hoạt động, thụ hưởng các giá trị văn hóa phi vật thể của các tầng lớp nhân dân.
Đỗ Hà
HBĐT) - Thi công sấn khấu ngoài trời tại tiền sảnh Quảng trường Cung văn hoá tỉnh phục vụ cho Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc khu vực Tây Bắc năm 2013 là một trong một trong những phần việc mà Công ty cổ phần quảng cáo – thương mại và xây dựng Anh Sơn đảm nhận thực hiện để phục vụ cho chương trình nghệ thuật trong lễ khai mạc và bế mạc.
(HBĐT) - Công trình cải tạo, sửa chữa, nâng cấp Nhà thi đấu tỉnh phục vụ Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII, năm 2013 đang được đơn vị thi công là Công ty Việt Tùng gấp rút thi công nốt các hạng mục còn lại, đảm bảo bàn giao trước ngày hội.
(HBĐT) - Nói đến Cao Phong, người ta thường nghĩ ngay đến một trong bốn vùng Mường cổ nổi tiếng của tỉnh: nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động. Mường Thàng từ lâu được biết là vùng đất giàu bản sắc văn hóa truyền thống. Cao Phong có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, trù phú với nhiều danh thắng chứa đựng những huyền thoại đã đi vào lịch sử. Nơi đây còn lưu giữ những nét đẹp truyền thống trong nếp sống, sinh hoạt, kiến trúc nhà ở của cộng đồng người Mường đã và đang hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn khách du lịch, góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp không khói của huyện.
(HBĐT) - Tối 10/11, KDC 4 tổ 5,6,7,8, phường Chăm Mát (TP Hoà Bình) đã tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc và kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập MTDT thống nhất Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2013).
(HBĐT) - Ngày 10/11, xóm Đằm, xã Dân Chủ (thành phố Hòa Bình) tổ chức điểm "Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc" năm 2013. Tham dự có đồng chí Trần Văn Hoàn, Ủy viên TVTU, Bí thư Thành ủy Hòa Bình; đại diện lãnh đạo UBMTTQ tỉnh và đông đảo bà con trong xóm.
(HBĐT) - Vượt qua 15 tác phẩm của 14 tác giả trong và ngoài tỉnh, bài hát “Vui hội Tây Bắc” của tác giả Nguyễn Văn Hạnh, giảng viên trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Tây Bắc (Hoà Bình) đã được BTC Ngày hội VH-TT&DL các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII, năm 2013 trao giải nhất và chọn làm bài hát chính thức của Ngày hội.