Một nét khăn Piêu của người Thái đen Điện Biên.

Một nét khăn Piêu của người Thái đen Điện Biên.

(HBĐT) - Điện Biên là tỉnh miền núi, biên giới, nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 500 km; diện tích tự nhiên 9.562,9 km2, dân số trên 51 vạn người. Là tỉnh duy nhất trong cả nước có đường biên giới với 2 nước (Lào và Trung Quốc). Đường biên giới tiếp giáp với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (360 km), với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (38,5 km).

 

Điện Biên có 19 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó, dân tộc Thái chiếm 37,99%, dân tộc Mông 34,81%, dân tộc Kinh 18,43%, còn lại là các dân tộc khác (Khơ Mú, Lào, Dao, Kháng, Hà Nhì, Hoa, Xinh Mun, Cống, Tày, Sán Chay, Phù Lá, Si La, Nùng, Mường và Thổ...). Mỗi dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên đều mang bản sắc văn hóa riêng, phong phú, độc đáo như: thiên tình sử “Tiễn dặn người yêu” (Xống chụ xon xao) của dân tộc Thái, trường ca “Tiếng hát làm dâu” của dân tộc Mông, các làn điệu dân ca các dân tộc: Thái, Cống, Si La, Mông, Khơ mú..., các điệu dân vũ: xòe (Thái, Lào); điệu múa tăng bu, tăng bẳng (Khơ Mú), múa khèn (Mông), múa trống (Hà Nhì), các loại hình nhạc cụ truyền thống phong phú: khèn bè, khèn, kèn lá, tính tảu; các loại pí... Kiến trúc nhà truyền thống: nhà sàn, nhà đất, nhà trình tường...

 

      

     

                         Múa khèn xuân tại Phình Sáng - Tuần Giáo.

 

 Điện Biên là một tỉnh đa dạng và phong phú các trò chơi dân gian, lễ hội truyền thống và lễ hội lịch sử: lễ kỷ niệm ngày giải phóng Điện Biên 7/5, ngày 25/2 âm lịch hàng năm là lễ hội lịch sử thành bản Phủ; nhiều lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số như: xên bản, xên mường, xên lẩu nó, kin pang then, pang then, kin khẩu mấư (các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái); xé pang ả (các dân tộc thuộc nhóm Môn - Khơ me); co nhẹ chà, de khù chà (dân tộc Hà Nhì); khlang khùa, quá tang, tủ cải, dù su (dân tộc Mông, Dao)... Các trò chơi dân gian: ném còn, kéo co, đẩy gậy, đánh khăng, đánh lông gà, tó mắk lẹ, đánh cù, hát qua ống, tù lu, đua ngựa, bắn nỏ... thường xuyên được nhân dân tổ chức trong các dịp lễ, tết, mừng cơm mới...

 

      

                               Lễ hội đền Hàng Công Chất.

 

Năm 2013, Điện Biên là tỉnh đầu tiên của Việt Nam đăng cai tổ chức thành công lễ hội ném còn ba nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc, đây là một trong những hoạt động giao lưu văn hóa, duy trì và phát triển mối quan hệ đoàn kết giữa Việt Nam với các nước trong khu vực; khẳng định Điện Biên là tỉnh có ngã ba biên giới - nơi một con gà gáy cả ba nước anh em cùng nghe chung và cùng giữ vững an ninh, ổn định chính trị khu vực biên giới.

 

      

          Môn đẩy gậy tại hội thi ném còn 3 nước Việt - Trung - Lào.

 

Văn hóa, thể thao là nền tảng để phát triển du lịch và để du lịch tăng lợi thế của mình. Nhận thức được vai trò du lịch và dịch vụ trong việc phát triển KT-XH của địa phương, nhằm khai thác tốt lợi thế và tài nguyên vốn có, BCH Đảng bộ tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề nhằm huy động các nguồn lực thúc đẩy hoạt động du lịch và dịch vụ trên địa bàn. Cùng với đó, việc bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc được Đảng, Nhà nước, tỉnh tiếp tục quan tâm, chỉ đạo. Các chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa được bố trí nguồn lực đầu tư; chú trọng hoạt động nghiên cứu và bảo tồn di sản văn hóa các dân tộc; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” triển khai sâu rộng. Quản lý Nhà nước về văn hóa có chuyển biến tích cực; hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở ngày càng hoàn thiện; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và đội ngũ cán bộ văn hóa tăng về số lượng, chất lượng được nâng lên; văn hóa các dân tộc dần trở thành động lực thúc đẩy KT-XH  phát triển.

 

Điện Biên đang gấp rút triển khai các dự án, đề án mang tầm chiến lược, như: đề án bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên gắn với phát triển KT-XH đến năm 2020 - đây là một trong những chương trình trọng điểm của tỉnh nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XII (nhiệm kỳ 2010 - 2015); các kế hoạch phát triển VH-TT&DL nhằm thực hiện chiến lược phát triển VH-TT&DL Việt Nam đến năm 2020; đề án xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao và phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2020; quy hoạch tuyên truyền, quảng cáo ngoài trời đến năm 2020...

 

Năm 2014 là năm tỉnh Điện Biên cùng cả nước chào mừng kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2014). Nhiều hoạt động VH-TT&DL quy mô cấp quốc gia do tỉnh Điện Biên đăng cai tổ chức và các hoạt động quy mô cấp tỉnh sẽ được tổ chức trong suốt cả năm 2014. Đặc biệt, tuần văn hóa du lịch Điện Biên sẽ được khai mạc vào ngày 13/3/2014 với các hoạt động nổi bật: Lễ hội hoa Ban, diễu hành văn hóa đường phố; lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ quy mô quốc gia sẽ được tổ chức vào ngày 7/5/2014 tại thành phố Điện Biên Phủ; giải nữ bóng chuyền VTV Cúp năm 2014; liên hoan tuyên truyền giới thiệu sách “âm vang Điện Biên”; tuần phim kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ; liên hoan tuyên truyền lưu động toàn quốc “Về với Điện Biên” năm 2014 và cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ” năm 2014 cùng nhiều cuộc hội thảo, hội chợ thương mại, du lịch quốc tế...

 

Trong thời gian tới, ngành VH-TT&DL tiếp tục tham mưu để phát huy tốt tiềm năng sẵn có của địa phương, nâng cao năng lực và hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, tập trung chỉ đạo thực hiện các chỉ tiêu, đề án, dự án để giới thiệu cho du khách trong và ngoài nước một Điện Biên không chỉ là một vùng huyền thoại, lịch sử mà còn là một vùng mang đậm những bản sắc văn hóa các dân tộc đa dạng, phong phú cả về tiềm năng VH-TT&DL; người Điện Biên mến khách, các hoạt động dịch vụ được cải thiện và đi vào nề nếp, tạo những nét riêng có cho Điện Biên trên con đường đổi mới và  hội nhập.

 

 

 

                                                  Phạm Văn Hưng

                               (Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Điện Biên)

 

 

Các tin khác

Đội văn nghệ quần chúng tham gia chương trình làng Việt, tổ chức tại thành phố Sơn La.
Đại diện các hộ gia đình ký cam kết thi đua thực hiện 5 nội dung của cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư.
Phần trình diễn Lễ hội Đu vôi của Đoàn Hoà Bình.
Các thí sinh thi thuyết minh viên du lịch ra mắt chào khán giả và du khách.

Triển lãm ảnh và trưng bày bảo tàng

(HBĐT) - Sáng ngày 16/11, tại Cung văn hoá tỉnh, Ban tổ chức Ngày hội VH, TT&DL lần thứ XII - năm 2013 đã tổ chức khai mạc triển lãm “Các dân tộc vùng Tây Bắc đồng hành cùng sự phát triển của đất nước”, triển lãm ảnh “Sắc màu Tây Bắc” và trưng bày bảo tàng Hoà Bình. Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Ngày hội; đại diện các Vụ thuộc Bộ VH, TT&DL và các tỉnh tham gia Ngày hội; các đồng chí trong BTV Tỉnh uỷ, lãnh đạo các sở, ban, ngành và đông đảo du khách đã tham gia hoạt động này.

Tổng duyệt chương trình lễ khai mạc Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch lần thứ XII

(HBĐT) - Tối 15/11, tại Quảng trường Cung văn hoá tỉnh, Ban tổ chức Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII - năm 2013 đã tổ chức tổng duyệt chương trình lễ khai mạc Ngày hội. Tới dự và chỉ đạo có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Vụ văn hoá dân tộc (Bộ VH, TT&DL), các đồng chí thành viên BCĐ, BTC Ngày hội và đông đảo các sở, ngành hữu quan.

Giao lưu nghệ thuật các tỉnh Tây Bắc tại huyện Lương Sơn, Kim Bôi và Tân Lạc

(HBĐT) - Mở màn cho các hoạt động trong Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc, tối ngày 14/11, tại huyện Lương Sơn đã diễn ra đêm giao lưu văn nghệ giữa các tỉnh Điện Biên, Lào Cai và huyện Lương Sơn.

Độc đáo lễ hội Khai hạ Mường Bi

(HBĐT) - Tân Lạc được biết đến là vùng đất cổ, là trung tâm lớn của người Mường Bi và cũng là cái nôi văn hoá Hoà Bình nổi tiếng đã góp phần xây dựng nền văn minh châu thổ sông Hồng. Là vùng đất có bề dày lịch sử, cư dân đa số là người Mường. Qua thời gian và năm tháng, ở vùng đất này, bóng dáng nếp nhà sàn cổ truyền với ánh lửa bập bùng trong những đêm đông đã thưa dần nhưng nhiều nét văn hóa mang đậm bản sắc của đồng bào vẫn được lưu giữ nguyên vẹn. Trong đó, các lễ hội truyền thống cổ đã được bảo tồn và phục dựng lại như lễ hội Khai hạ (khuống mùa), lễ hội cầu mưa, lễ hội rửa lá lúa, xắc bùa (séc bùa), cúng cơm mới... nhưng đáng chú ý nhất vẫn là lễ hội Khai hạ.

Âm vang cồng chiêng trong các lễ hội

(HBĐT) - Được sự giới thiệu của cán bộ Phòng VH-TT huyện Cao Phong, chúng tôi đến thăm gia đình cụ Bùi Văn Nỉ, 77 tuổi ở xóm Rú 6, xã Xuân Phong (Cao Phong). Cầm chiếc chiêng cổ trên tay, cụ Nỉ kể cho chúng tôi nghe về nguồn gốc chiếc chiêng mà gia đình cụ đã lưu giữ hàng trăm năm qua.

Xóm Đồng Khụ tổ chức ngày hội Đại đoàn kết

(HBĐT) - Ngày 14/11, xóm Đồng Khụ, xã Thống Nhất, Thành phố Hòa Bình tổ chức “Ngày hội đại đoàn kết dân tộc năm 2013”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục