Tháng 11/2103, tỉnh ta đã đăng cai tổ chức thành công Ngày hội VH-TT&DL các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII. Đây là dịp để tỉnh ta quảng bá hình ảnh văn hóa, du lịch đến với bạn bè trong nước và quốc tế.
(HBĐT) - Du lịch Hòa Bình hấp dẫn du khách bởi những nét văn hóa dân tộc vô cùng đặc sắc. Sự đa dạng của các dân tộc nơi đây đã tạo nên nét quyến rũ độc đáo riêng có. Nhắc đến du lịch Hòa Bình, nhiều người chỉ biết đến Thủy điện Hòa Bình, bản Mường Giang Mỗ (Cao Phong), suối nước nóng Kim Bôi, Mai Châu với những bản làng người Thái. Nhưng đâu đó, Hòa Bình còn có những thung lũng mây quanh năm bao phủ như Lũng Vân (Tân Lạc); Đồi Thung, xã Quý Hòa (Lạc Sơn) với đồi núi trập trùng, cảnh quan thiên nhiên thơ mộng và nét văn hóa dân tộc Mường đặc sắc của người dân nơi đây. Ngoài ra còn có các địa điểm du lịch nghỉ dưỡng khác như: thác Thăng Thiên - Kỳ Sơn, suối khoáng Kim Bôi, Cửu Thác Tú Sơn hay phượt Lũng Vân nơi được coi là nóc nhà xứ Mường...
Giới thiệu kỹ hơn về những tiềm năng hấp dẫn của du lịch Hòa Bình, đồng chí Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL khái quát: Là tỉnh miền núi Tây Bắc Tổ quốc, Hòa Bình có nhiều tuyến giao thông đường bộ, đường thủy nối các tỉnh miền Bắc, bắc miền Trung và đặc biệt là miền Trung với tuyến đường Hồ Chí Minh - là điều kiện thuận lợi để hình thành, kết nối các tour, tuyến du lịch và giao lưu văn hóa giữa các vùng, miền. Hòa Bình có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên đa dạng, phong phú với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, các hang động, thác nước; có nhiều khu nước khoáng quý phục vụ hoạt động nghỉ dưỡng, chữa bệnh như: Kim Bôi (Kim Bôi), Quý Hòa (Lạc Sơn), Ngọc Lương (Yên Thủy)...; các khu BTTN như: Ngọc Sơn - Ngổ Luông, Pu Canh, Thượng Tiến, Hang Kia - Pà Cò... đang là những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Sự tồn tại bền vững và ổn định của người Mường với các vùng Mường cổ Bi, Vang, Thàng, Động đã tạo ra truyền thống văn hóa riêng, đặc sắc mà không ở đâu có được. Hòa Bình còn lưu giữ nhiều di chỉ khảo cổ, di tích, nhiều giá trị văn hóa quý giá minh chứng cho thời kỳ phát triển của văn hóa Việt - Mường cổ với nhiều nét văn hóa đặc trưng về phong tục tập quán, kiến trúc nhà ở, trang phục, dân ca, dân vũ dân nhạc đậm đà bản sắc. Bên cạnh đó là nhiều lễ hội dân gian truyền thống như: Lễ hội Khai hạ Mường Bi, lễ hội đền Bờ, Chùa Tiên... Hàng năm thu hút đông đảo du khách hành hương, trảy hội. Hiện, trên địa bàn tỉnh có khoảng 20 khu, điểm du lịch đang thu hút đông đảo khách du lịch với nhiều loại hình, sản phẩm du lịch được chú trọng khai thác đầu tư như du lịch văn hóa, sinh thái, cộng đồng được phát triển nhanh ở một số huyện như: Mai Châu, Lương Sơn, Kỳ Sơn...; loại hình du lịch tín ngưỡng, tâm linh ở huyện Lạc Thủy, Cao Phong, TPHB; du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh tại Kim Bôi, Mai Châu; du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng kết hợp thể thao mạo hiểm đang thu hút khách trên vùng hồ Hòa Bình và huyện Mai Châu.
Hồ Hòa Bình với cảnh sắc thiên nhiên, nét đẹp văn hóa các dân tộc, những điểm du lịch tâm linh là địa danh thu hút đông đảo khách đến thăm quan.
Hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, thu hút đầu tư vào du lịch. Đặc biệt, vừa qua, nằm trong khuân khổ Ngày hội VH-TT&DL các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII - năm 2013, hội thi thuyết minh viên du lịch được tổ chức tại tỉnh ta là dịp giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá về văn hóa, con người và các khu, điểm du lịch tiêu biểu đặc trưng, có tiềm năng thế mạnh của tỉnh như: bản Mường - Giang Mỗ, Mai Châu... Qua đó, góp phần thu hút đầu tư phát triển du lịch và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có cơ hội mở rộng liên doanh, liên kết phát triển các tour, tuyến, sản phẩm, thị trường du lịch. Hội thi cũng là dịp để nhân dân các dân tộc tỉnh thể hiện sự hiếu khách, văn minh, lịch sự nhằm tạo ấn tượng riêng của vùng để thu hút du khách.
Du lịch Hòa Bình đang từng bước khai thác những thế mạnh, phấn đấu trở thành điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư và du khách trong nước và quốc tế. Trong năm 2013, ước tổng số khách du lịch đến với tỉnh là 1,72 triệu lượt, tăng 4,8% so với năm 2012. Trong đó, khách quốc tế 150.000 lượt, khách nội địa 1,57 triệu lượt. Tổng thu nhập từ du lịch ước đạt 590 tỷ đồng.
Hương Lan
(HBĐT) - Ngày 23/12, xã Nật Sơn, Kim Bôi tổ chức lễ phát hành cuốn lịch sử cách mạng Đảng bộ, nhân dân xã Nật Sơn (1930-2010).
(HBĐT) - Nơi đây mang đậm dấu ấn của nền văn hóa Hòa Bình. Mảnh đất này không chỉ giàu truyền thống văn hóa, lịch sử mà còn được thiên nhiên ưu đãi đặc biệt với hệ thống sông, suối và núi non hùng vĩ. Theo dòng chảy của thời gian, đất và người nơi đây đang có những đổi thay nhanh chóng nhưng không hề bị phai nhạt những giá trị đã làm nên bản sắc của mình. Sức hút mang tên Lạc Thủy vì thế ngày càng mạnh mẽ.
(HBĐT) - Một người cùng khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), khi nói về anh Dương Ngọc Chiến cho rằng, chú ấy là một trong những nhà thám hiểm nghiệp dư đầu tiên khám phá các hang động ở núi Đầu Rồng đấy. Còn anh Chiến (Ban quản lý, bảo vệ và điều hành khu di tích quần thể hang động núi Đầu Rồng) lại nói tránh: Có thể chúng tôi chỉ là thế hệ sau tiếp cận hệ thống hang động nơi đây thôi. Biết đâu, cha anh chúng ta cũng đã tìm ra nơi này. Tôi chỉ là người ham khám phá, ghi lại nhằm thuyết trình về vẻ đẹp của danh thắng này và đề đạt với chính quyền địa phương về giá trị thẩm mỹ, khoa học - lịch sử và du lịch về nơi này thôi...
(HBĐT) - Trong số báo 3957 ra Chủ nhật, ngày 15/12/ 2013, Báo Hoà Bình đăng bài viết “Bộ di cốt đười ươi đặc biệt quý - “viên kim cương” trong bóng tối” phản ánh về thực trạng, những khó khăn, thiếu thốn trong công tác quản lý, giữ gìn cổ vật nói chung và bộ di cốt đười ươi nói riêng tại Bảo tàng tỉnh.
(HBĐT) - Từ ngày 10- 20/12, Trung tâm Văn hoá tỉnh phối hợp với Phòng VH-TT, Trung tâm VH- TT các huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền phòng- chống ma tuý năm 2013.
Mặc dù trời mưa rét nhưng rất đông khán giả vẫn đến thưởng thức LUALA Concert. Chương trình Thu Đông 2013 tuần thứ ba ấn tượng với buổi biểu diễn của đại dàn nhạc tại Ecopark vào thứ bảy, 14-12. Chủ nhật,15-12, chương trình chào đón sự quay trở lại của đại dàn nhạc tại góc phố Lý Thái Tổ quen thuộc.