Qua việc tổ chức tốt các lễ hội truyền thống, huyện Lạc Thuỷ đã tạo thêm sức hút cho ngành du lịch. Ảnh: lễ hội chùa Tiên năm 2013 thu hút trên 30 vạn lượt du khách.
(HBĐT) - Nơi đây mang đậm dấu ấn của nền văn hóa Hòa Bình. Mảnh đất này không chỉ giàu truyền thống văn hóa, lịch sử mà còn được thiên nhiên ưu đãi đặc biệt với hệ thống sông, suối và núi non hùng vĩ. Theo dòng chảy của thời gian, đất và người nơi đây đang có những đổi thay nhanh chóng nhưng không hề bị phai nhạt những giá trị đã làm nên bản sắc của mình. Sức hút mang tên Lạc Thủy vì thế ngày càng mạnh mẽ.
Huyện Lạc Thuỷ được thành lập từ cuối thế kỷ XIX. Tại đây, các nhà khoa học đã phát hiện 8 di tích thuộc nền văn hóa Hòa Bình, chứng tỏ có sự giao thoa với nền văn hóa Đông Sơn cách đây hàng nghìn năm. Trên địa bàn huyện chủ yếu có hai dân tộc Kinh và Mường sinh sống. Mỗi dân tộc đều có những giá trị văn hóa đặc sắc, được gìn giữ lâu đời khiến cho bức tranh văn hóa của toàn huyện vừa đa dạng vừa hết sức độc đáo. Cùng với giá trị văn hóa nổi bật, Lạc Thủy còn được biết đến là một mảnh đất giàu truyền thống lịch sử. Từ lâu, cái tên Lạc Thủy đã vinh dự gắn liền với địa danh nổi tiếng cả nước: Nhà máy in tiền đầu tiên của chính quyền cách mạng Việt
Hiện nay, toàn huyện có 6 di tích, danh thắng cấp quốc gia, 8 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, 20 điểm di tích đình, chùa, đền, miếu được UBND tỉnh quyết định bảo vệ. Ngoài ra, huyện còn bảo tồn, phát huy được nhiều lễ hội văn hóa truyền thống, như lễ hội chùa Tiên (Phú Lão), lễ hội đình Niếng (Hưng Thi), lễ hội đình làng Vôi (Thanh Nông), lễ hội đình làng Chùa (Phú Thành)... Lạc Thủy còn nổi tiếng bởi có nhiều danh lam thắng cảnh được thiên nhiên ưu đãi đặc biệt. Bên cạnh những địa danh đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn như quần thể khu di tích chùa Tiên, khu du lịch sinh thái hồ Đồng Tâm, di tích thắng cảnh quốc gia hang Luồn..., trên địa bàn huyện Lạc Thuỷ còn nhiều hệ thống hang, hồ, đập chưa được khai phá với vẻ đẹp ẩn chứa làm say đắm lòng người, như hồ Đá Bạc, hồ Đầm Khánh, hang Chim, hang Hào, hang Đồng Thớt... Đó là những điểm nhấn thú vị trong bức tranh văn hoá du lịch của huyện Lạc Thuỷ. Bức tranh đó càng thêm phần khởi sắc khi năm nay, danh lam thắng cảnh hang động núi Niệm (xã Phú Thành) được xếp hạng là di tích cấp quốc gia, đền Rem (thị trấn Chi Nê) được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh. Đây cũng là năm có số lượng khách du lịch đến với huyện đông nhất so với nhiều năm trước. Theo thống kê của Phòng VH-TT huyện, tổng số khách tới thăm quan tại các điểm di tích trong toàn huyện khoảng 600.000 lượt, tăng 11% so với năm 2012. Con số này phần nào chứng tỏ sức hút mạnh mẽ của ngành du lịch huyện, cho thấy Lạc Thuỷ đang đi đúng hướng trên con đường phát triển ngành “công nghiệp không khói”.
Trao đổi về sức sống của mảnh đất và con người Lạc Thuỷ ngày hôm nay, đồng chí Hoàng Mạnh Khoẻ, Trưởng phòng VH-TT huyện phấn khởi cho biết: Nếu bạn đến Lạc Thủy dịp này, bạn sẽ thấy sức sống tràn ngập trên khắp các nẻo đường thôn, xóm, sẽ thấy niềm vui dâng đầy trong khóe mắt của người dân. Cờ, hoa, băng rôn, khẩu hiệu đã rộn ràng ở khu trung tâm, báo hiệu cho bạn biết Lạc Thủy đang bước vào ngày hội. Năm nay, Đại hội TD-TT huyện Lạc Thủy lần thứ V được tổ chức đúng vào dịp Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thủy tự hào được đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì. Cùng với nhiều hoạt động thiết thực và ý nghĩa khác, sự phát triển sâu rộng các hoạt động VH-VN, TDTT cho thấy, đời sống nhân dân huyện Lạc Thủy đang ngày càng được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần.
Quả đúng như vậy. Nếu bạn đến Lạc Thuỷ sẽ thấy những đổi thay đang tạo nên sức sống mãnh liệt cho mảnh đất tươi đẹp này. Đó thực sự là những viên ngọc. Theo dòng chảy của thời gian, ngọc càng giũa càng sáng, tạo nên những giá trị khác biệt, sâu sắc và lớn lao cho quê hương Lạc Thủy.
Thu Trang
(HBĐT) - Ngày 14/12, Sở VH-TT&DL phối hợp UBND huyện Tân Lạc tổ chức lễ bế giảng khóa đào tạo “Kinh doanh lưu trú du lịch tại nhà dân”. Dự lễ bế giảng có lãnh Sở VH-TT&DL, UBND huyện Tân Lạc, đại diện Ban quản lý dự án EU.
(HBĐT) - Được UBND huyện công nhận làng văn hoá từ năm 2001, nhân dân thôn Hoàng Đồng, xã Khoan Dụ (Lạc Thủy) tiếp tục chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, xây dựng đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh, tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp... với quyết tâm giữ vững làng văn hoá tiêu biểu của huyện Lạc Thuỷ.
(HBĐT) - Theo kết quả nghiên cứu, đánh giá khảo sát nhanh của Hội ND tỉnh thời điểm năm 2010 tại 6 xã ở 3 huyện Tân Lạc, Lạc Sơn và Kim Bôi, đa số cán bộ, người dân chưa được nghiên cứu, tìm hiểu về Luật Bình đẳng giới hoặc hiểu một cách lơ mơ, chưa rõ. Cộng đồng còn nặng tính định kiến về giới. Nhiều phụ nữ có đóng góp quan trọng vào kinh tế gia đình nhưng vai trò chưa được nhìn nhận. Đặc biệt là bạo lực trên cơ sở giới diễn ra nhiều hình thức, phần nhiều liên quan đến giới tính.
(HBĐT) - Theo Quyết định số 2835 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, danh lam thắng cảnh “hang động Núi Niệm” thuộc xóm Chùa, xã Phú Thành, huyện Lạc Thuỷ, vừa được xếp hạng di tích cấp quốc gia, được quản lý theo quy định của pháp luật về di sản văn hoá.
(HBĐT) - Từ bao đời nay, dệt thổ cẩm đã trở thành biểu tượng, nét đẹp văn hóa cổ truyền không thể thiếu trong đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Thái (Mai Châu). Người phụ nữ Thái từ thuở lên bảy, lên tám đã được bà, được mẹ dạy cho cách dệt vải.
(HBĐT) - Nằm trong khuôn khổ Dự án kết nối trẻ em do tổ chức Childfund tài trợ tại ba tỉnh Hoà Bình, Cao Bằng và Bắc Kạn, ngày 8/12, Dự án kết nối trẻ em đã tổ chức liên hoan phim thiếu nhi “Gia đình của em”.