Mấy năm lại đây, ai có dịp đi ngược về xuôi qua xã Trung Minh (TPHB), đoạn từ cầu Chu đến cầu Dân sẽ bắt gặp những điểm bán ẩm thực mới - cá nướng. Thực ra món cá nướng có từ xưa nhưng cá nướng bên đường mới xuất hiện ở đây mà xuất hiện theo “vết dầu loang” và xu hướng “buôn có bạn, bán có phường”. Ban ngày thì thấp thoáng quán này, quán kia, trời xâm xẩm tối chăng đèn như hội hoa đăng bên đường phía trong đồi. Dù không có biển hiệu quảng cáo, nhìn qua cũng biết là cá nướng nhưng người ta có biển hiệu mà mình không có sao? Cũng chẳng tốn kém là bao! Người thì “Cá nướng sông Đà”, người thì “Cá sông Đà nướng”. Các điểm bán cá nướng ở phía nhà dân trong đồi, một phần là do khách mua cá nướng hầu hết là từ trên mạn ngược xuôi về.

 

 

Khởi đầu là điểm bán cá nướng của anh Nguyễn Văn Thành, người huyện Chương Mỹ (TP. Hà Nội) nhưng lại bén duyên với một cô gái ở xóm Chu, họ đã an cư, lạc nghiệp nơi này từ lâu và mở ra nghề bán cá nướng từ năm 2011. Đến nay, khu vực này đã có trên 10 điểm bán cá nướng, chủ yếu là xóm Chu và xóm Trung. Điểm cá nướng phải cạnh sông Đà hoặc thấp thoáng đâu đó sông Đà.

 

Cá nướng ngon chủ yếu là cá vền, măng, thiểu và số ít cá mương. Đây là những giống cá sống ở vùng nước sạch, thức ăn cho chúng chủ yếu là sinh vật, thực vật như các con côn trùng, rau, tảo, lá cây... Sông Đà ngày nay phía hạ du có nhà máy nước mặt cung cấp nước cho Thủ đô Hà Nội, do vậy, cá sông Đà là cá nước sạch rồi!

 

Bếp nướng cá ban đầu chỉ là mấy hòn gạch vây lại, giữa là hai, ba đoạn củi khô dễ bén lửa, cháy đượm than đỏ rực, mới đầu quạt tay, mùa đông thì “nhất cử hướng tiện”, mùa hè khá vất vả! Một số điểm đã đầu tư chiều sâu như mái che, khung lò bằng sắt, lát gạch bên trong, có ống khói và dùng quạt điện. Đây là một trong những khâu để “cạnh tranh lành mạnh” với vùng xuôi và người dân thành phố. Cá nướng phải tươi sống, chỉ bỏ ruột, không đánh vảy và sát muối quanh con cá khi nướng. Đặc biệt là cá phải có kẹp bằng tre, nứa tươi. Cá nướng chín, suất cho khách ăn ngay tại chỗ hoặc mang đi đều phải có kẹp. Cá nướng đưa đi xa còn phải có giấy bao gói và túi nilon đựng. Nếu khách yêu cầu còn phải cung cấp các gia vị kèm theo như: muối tiêu, muối ớt, rau mơ, lá sung, đinh lăng..., đặc biệt là khoản nước chấm cá. Khâu pha nước chấm phải có bí quyết riêng, tỷ lệ gừng, ớt, nước mắm, mì chính... sao cho vừa phải.

 

Khách mua cá nướng cũng phong phú hơn trước. Buổi đầu chỉ mua mang về nhà ăn hoặc làm quà, bây giờ lại có khách ăn tại chỗ (dạng khách: không thể trì hoãn sự sung sướng), thế là phải có phản, chõng tre, có chiếu, có rượu và có các dịch vụ khác nữa. Không gian, cảnh quan xung quanh phải sạch sẽ, xa các công trình vệ sinh gia đình; trâu, bò, gà, vịt ít qua lại, cả vấn đề an toàn thực phẩm cho khách nữa... Có một số khách hàng “quen hơi, bén tiếng” mua cá nướng qua di động và gửi cá qua xe khách xuôi ngược. Giá cả lên xuống xoay quanh quan hệ cung, cầu, là người bán cá nướng phải có kênh thông tin riêng! Thế là “thị trường là chiến trường” diễn ra ngay trước cửa mỗi gia đình nhà dân ở nơi này.

 

Trên những nẻo đường của đất nước ta, những điểm mua bán hàng hóa dọc hai bên đường khá phong phú, song chủ yếu là hàng tươi sống, chỉ một vài nơi có bán ngô, khoai chín... Đó chính là “sơn hào hải vị”, là đặc sản của một vùng đất. Ở Đài Loan (Trung Quốc), dọc đại lộ từ Đài Nam đến Đài Bắc có các điểm bán trầu không, người bán là các cô gái mặc trang phục diêm dúa đẹp như chính miếng trầu têm trong các khay, tráp mở ra mời khách mua, các cô gái đứng bên quầy hàng luôn nở nụ cười. Người Đài Loan  lái xe không được hút thuốc nên ban đầu họ ăn trầu cho tỉnh táo khi lái, từ đó thành ra nghiện và kéo theo cả khách trên xe cũng ăn trầu không. Vì thế, những điểm bán cá nướng bên đường của bà con ta phải vươn lên làm sao cho nhiều người trong và ngoài nước qua lại đường 6 này “nghiện” cá nướng để cá nướng bên đường không chỉ là môt hiện tượng nhất thời của thị trường ẩm thực mà như miếng trầu cô gái Đài Loan (Trung Quốc) ấy, bốn mùa níu chân du khách.

 

 

 

                                                 Tản văn của Đinh Đăng Lượng

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Thiếu nhi Mông ở xã Hang Kia trong ngày Tết. Ảnh: Minh Tuấn
Các đội nghệ thuật quần chúng trong tỉnh ngày càng chuyên nghiệp hoá về nội dung và chất lượng nghệ thuật. Ảnh: Tiết mục biểu diễn của đoàn Mai Châu tại hội diễn NTQC về tuyên truyền cổ động tỉnh năm 2013.
Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Phó Trường đoàn ĐBQH tỉnh tặng quà xã Pà Cò.

Báo Kinh tế & Đô thị kỷ niệm 15 năm phát hành số báo đầu

(HBĐT) - Sáng 1/1, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Báo Kinh tế & Đô thị (KT&ĐT) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 15 năm ngày phát hành số báo đầu tiên (1/1/1999-1/1/2014) và đón nhận Huân chương Lao động hạng ba.

Mường Bi Tân Lạc - bản làng rộn tiếng ca

(HBĐT) - Người ta nói “miếng trầu là đầu câu chuyện” còn với xóm ải (Phong Phú - Tân Lạc) lại đón khách trong tiếng cồng chiêng rộn ràng như mời gọi du khách khám phá nét duyên nơi vùng đất cổ Mường Bi. Đã trở thành thông lệ, mỗi khi làng có khách phương xa đến thăm, đội văn nghệ xóm lại đem lời ca, tiếng hát thể hiện tấm lòng mến khách của người dân nơi đây.

Ấn tượng du lịch Hòa Bình

(HBĐT) - Du lịch Hòa Bình hấp dẫn du khách bởi những nét văn hóa dân tộc vô cùng đặc sắc. Sự đa dạng của các dân tộc nơi đây đã tạo nên nét quyến rũ độc đáo riêng có. Nhắc đến du lịch Hòa Bình, nhiều người chỉ biết đến Thủy điện Hòa Bình, bản Mường Giang Mỗ (Cao Phong), suối nước nóng Kim Bôi, Mai Châu với những bản làng người Thái. Nhưng đâu đó, Hòa Bình còn có những thung lũng mây quanh năm bao phủ như Lũng Vân (Tân Lạc); Đồi Thung, xã Quý Hòa (Lạc Sơn) với đồi núi trập trùng, cảnh quan thiên nhiên thơ mộng và nét văn hóa dân tộc Mường đặc sắc của người dân nơi đây. Ngoài ra còn có các địa điểm du lịch nghỉ dưỡng khác như: thác Thăng Thiên - Kỳ Sơn, suối khoáng Kim Bôi, Cửu Thác Tú Sơn hay phượt Lũng Vân nơi được coi là nóc nhà xứ Mường...

Treo cờ, băng rôn, khẩu hiệu chào xuân từ ngày 20/12/2013- 10/1/2014

(HBĐT) - Thực hiện kế hoạch văn hoá, thể thao năm 2013, để chào mừng Tết dương lịch 2014, UBND thành phố Hoà Bình chỉ đạo ngành chức năng treo băng rôn, khẩu hiệu với nội dung “Chúc mừng năm mới 2014” và các chỉ tiêu phát triển kinh tế trong năm trên các tuyến đường chính; các xã, phường triển khai đến các hộ dân treo cờ tổ quốc từ ngày 20/12/2013 đến ngày 10/1/2014.

Biểu diễn sáng tác âm nhạc mới

(HBĐT) - Tại xã Phú Minh, Hội VHNT đã phối hợp với UBND huyện Kỳ Sơn tổ chức tổng kết trại sáng tác âm nhạc năm 2013 và giao lưu VHVN.

Chúc mừng lễ Noel Giáo xứ Đồng Gianh, Khoan Dụ và Hòa Bình

(HBĐT) - Ngày 24/12, đoàn công tác của tỉnh đã đến thăm, tặng quà chức sắc, chức việc, đồng bào công giáo thuộc Giáo xứ Đồng Gianh, xã Phú Thành, giáo xứ Khoan Dụ (Lạc Thủy) và Giáo xứ Hòa Bình, phường Đồng Tiến (TPHB). Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo Sở Nội vụ, đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục