Đội văn nghệ xóm ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) tạo ấn tượng tốt với màn cồng chiêng đón khách về khám phá vùng đất cổ Mường Bi.
(HBĐT) - Người ta nói “miếng trầu là đầu câu chuyện” còn với xóm ải (Phong Phú - Tân Lạc) lại đón khách trong tiếng cồng chiêng rộn ràng như mời gọi du khách khám phá nét duyên nơi vùng đất cổ Mường Bi. Đã trở thành thông lệ, mỗi khi làng có khách phương xa đến thăm, đội văn nghệ xóm lại đem lời ca, tiếng hát thể hiện tấm lòng mến khách của người dân nơi đây.
Được xây dựng là điểm du lịch cộng đồng của tỉnh, để thu hút du khách gần xa, đội văn nghệ xóm ải được tỉnh, huyện quan tâm đầu tư chuyên môn, kỹ thuật, nhạc cụ và trang phục biểu diễn. Hiện nay, đội văn nghệ xóm có 24 thành viên, nòng cốt là hội viên chi hội phụ nữ và ĐV-TN xóm. Hàng năm, đội văn nghệ đã tổ chức hàng trăm buổi biểu diễn phục vụ các ngày lễ lớn và du khách đến khám phá cuộc sống của người dân. Đặc biệt, đây là đội văn nghệ quần chúng của tỉnh, huyện thường xuyên tham gia giao lưu hay biểu diễn tại các chương trình giới thiệu quảng bá về văn hoá của người Mường Hoà Bình như Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc năm 2013; lễ hội Đền Hùng; làng văn hoá du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội)...
Mường Bi là vùng đất giàu bản sắc văn hoá, sự đa dạng, phong phú trong hoạt động VHVN được thể hiện ở con số 100% xóm bản thành lập và duy trì hoạt động hiệu quả của đội văn nghệ quần chúng. Hội diễn nghệ thuật quần chúng của huyện được tổ chức mỗi năm 1 lần là dịp để các đội văn nghệ xóm bản thể hiện tài năng, niềm đam mê với âm nhạc. Đồng chí Bùi Mạnh Hùng, Giám đốc Trung tâm VH-TT huyện Tân Lạc cho biết: Cùng với một số địa phương trên địa bàn tỉnh, Tân Lạc được đánh giá là huyện có chất lượng hội diễn cao. Điều đó thể hiện ở sự phong phú, đa dạng trong thể loại hát, sự trau chuốt trong kỹ thuật và sự đầu tư về dàn dựng, phục trang. Hội diễn năm 2013 đã thu hút 100% xã, thị trấn và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tham gia. Song song với hội diễn, huyện Tân Lạc thường xuyên tổ chức được hoạt động giao lưu văn hoá văn nghệ giữa các cụm xã được chia theo địa bàn dân cư đó là vùng dọc được 12B, vùng Thạch Bi, vùng cao và vùng thượng. Tại mỗi cụm, huyện chọn tổ chức giao lưu tại 1 xã trung tâm, các xã còn lại tụ họp, cùng tham gia giao lưu văn hoá - văn nghệ.
Tân Lạc là một trong 3 đơn vị được chọn tổ chức đêm giao lưu VHVN với các đoàn NTQC các tỉnh tại Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc năm 2013, diễn ra tại sân vận động xã Phong Phú (Tân Lạc) với sự tham gia của đoàn NTQC tỉnh Hoà Bình, Sơn La và huyện Tân Lạc; gần 100 diễn viên của 3 đoàn nghệ thuật quần chúng đã mang đến cho khám giả những tiết mục ca múa nhạc đặc sắc mang đậm nét văn hoá truyền thống của các dân tộc vùng Tây Bắc. Những bài hát, điệu múa như: điệu múa “Hương sắc vùng cao”, độc tấu sáo bầu “Giai điệu bản xa” của đoàn Sơn La, màn múa hát “Vui hội Tây Bắc”, “Vùng đất ấy gọi ta về” của đoàn Hoà Bình, “âm vang huyền thoại đất Mường”, múa “Chằm thau” của đoàn Tân Lạc đã nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả.
Hàng năm, có khoảng 90% xã, thị trấn trong huyện tổ chức được hội diễn nghệ thuật cấp cơ sở. Với bà con nhân dân, đây như một ngày hội văn hoá. Để mang đến những tiết mục đặc sắc và có chất lượng, các đội văn nghệ tập luyện trước đó hàng tháng. Nhiều cây văn nghệ làm việc ở khắp nơi cũng trở về chung vui với bản, làng. Không chỉ biểu diễn tại các ngày lễ lớn phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương, đội văn nghệ thường xuyên tổ chức giao lưu văn hoá - văn nghệ giữa các xóm, bản lân cận. Đặc biệt là trong Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc, các đội văn nghệ xây dựng chương trình biểu diễn và giao lưu giữa các KDC. Nhờ đó, Ngày hội đại đoàn kết càng trở lên có ý nghĩa và rộn ràng hơn.
Cùng với 239 đội văn nghệ quần chúng xóm, bản, huyện còn thành lập được 24 đội văn nghệ xã, thị trấn và 1 đội tuyên truyền lưu động của huyện. Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị cũng thành lập được đội văn nghệ riêng như đội văn nghệ của Khối UBND huyện, Huyện uỷ, huyện đội, công an huyện... Để hoạt động văn hoá - văn nghệ có sự tiếp nối và giữ gìn văn hoá truyền thống, hàng năm, Trung tâm VH-TT mở 1 lớp dạy nhạc cụ dân tộc, dân ca, dân vũ cho các hạt nhân văn nghệ quần chúng.
Hiện nay, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao nhu cầu hưởng thụ, giải trí được quan tâm, chính vì vậy, công tác xã hội hoá hoạt động văn hoá - văn nghệ nhận được sự ủng hộ, đóng góp của nhiều tổ chức, cá nhân. Hầu hết đội văn nghệ quần chúng trên toàn huyện đều xây dựng được nguồn quỹ hoạt động thường xuyên. Đến nay, 100% xã, thị trấn đầu tư được bộ cồng chiêng, các đội văn nghệ quần chúng tự trang bị được trang phục và dụng cụ biểu diễn.
Hồng nhung
(HBĐT) - Tối 23/12, tại Trung tâm văn hoá TTN, Dự án Trung tâm văn hoá TTN đã tổ chức tổng kết hoạt động năm 2013 và trao học bổng cho học sinh thuộc dự án có thành tích học tập xuất sắc tại Trung tâm.
(HBĐT) - Ngày 23/12, xã Nật Sơn, Kim Bôi tổ chức lễ phát hành cuốn lịch sử cách mạng Đảng bộ, nhân dân xã Nật Sơn (1930-2010).
(HBĐT) - Nơi đây mang đậm dấu ấn của nền văn hóa Hòa Bình. Mảnh đất này không chỉ giàu truyền thống văn hóa, lịch sử mà còn được thiên nhiên ưu đãi đặc biệt với hệ thống sông, suối và núi non hùng vĩ. Theo dòng chảy của thời gian, đất và người nơi đây đang có những đổi thay nhanh chóng nhưng không hề bị phai nhạt những giá trị đã làm nên bản sắc của mình. Sức hút mang tên Lạc Thủy vì thế ngày càng mạnh mẽ.
(HBĐT) - Một người cùng khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), khi nói về anh Dương Ngọc Chiến cho rằng, chú ấy là một trong những nhà thám hiểm nghiệp dư đầu tiên khám phá các hang động ở núi Đầu Rồng đấy. Còn anh Chiến (Ban quản lý, bảo vệ và điều hành khu di tích quần thể hang động núi Đầu Rồng) lại nói tránh: Có thể chúng tôi chỉ là thế hệ sau tiếp cận hệ thống hang động nơi đây thôi. Biết đâu, cha anh chúng ta cũng đã tìm ra nơi này. Tôi chỉ là người ham khám phá, ghi lại nhằm thuyết trình về vẻ đẹp của danh thắng này và đề đạt với chính quyền địa phương về giá trị thẩm mỹ, khoa học - lịch sử và du lịch về nơi này thôi...
(HBĐT) - Trong số báo 3957 ra Chủ nhật, ngày 15/12/ 2013, Báo Hoà Bình đăng bài viết “Bộ di cốt đười ươi đặc biệt quý - “viên kim cương” trong bóng tối” phản ánh về thực trạng, những khó khăn, thiếu thốn trong công tác quản lý, giữ gìn cổ vật nói chung và bộ di cốt đười ươi nói riêng tại Bảo tàng tỉnh.
(HBĐT) - Từ ngày 10- 20/12, Trung tâm Văn hoá tỉnh phối hợp với Phòng VH-TT, Trung tâm VH- TT các huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền phòng- chống ma tuý năm 2013.