(HBĐT) - Bộ CHQS tỉnh vừa hoàn thành công tác sưu tầm, biên soạn và phát hành cuốn "Văn hóa ẩm thực hậu cần nhân dân - hậu cần địa phương tỉnh Hòa Bình". Cuốn sách được nghiên cứu, sưu tầm và biên soạn trên cơ sở Hội thi "Văn hóa ẩm thực hậu cần nhân dân - hậu cần địa phương" được tổ chức ở cấp huyện, thành phố và cấp tỉnh, với hơn 700 món ăn chế biến từ nguồn lương thực, thực phẩm của địa phương được trình bầy tại hội thi một cách phong phú và đa dạng.

 

Cuốn sách kết cấu chia  thành 3 chương: trình bày khái quát về nét văn hóa ẩm thực các dân tộc tỉnh Hòa Bình; cách nhận biết và chế biến một số lương thực, thực phẩm; công tác hậu cần nhân dân - hậu cần địa phương tỉnh Hòa Bình. Đây cũng là tài liệu để lưu giữ, tuyên truyền giáo dục, kế thừa và phát huy truyền thống, bản sắc văn hoá của các dân tộc trong tỉnh, đồng thời đó là cơ sở xây dựng, chuẩn bị trước cho động viên các nguồn lực tại chỗ của địa phương bảo đảm cho tác chiến phòng thủ tỉnh trong thời bình cũng như khi có chiến tranh xảy ra.

 

 

 

                                                                        Đức Dung 

                                                                   (Bộ CHQS tỉnh)

 

 

 

Các tin khác

Nhiều hoạt động VH-NT do Trung tâm VH-TT huyện Đà Bắc tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao, thể hiện được bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện.
Không có hình ảnh
Nhiều xóm, bản văn hóa ở xã Chiềng Châu (Mai Châu) phát triển nghề dệt thổ cẩm gắn với phát triển du lịch cộng đồng được chú trọng.
Lãnh đạo Đài PT-TH tỉnh trao giấy khen cho 6 tập thể tích cực cộng tác tuyên truyền trên sóng PT-TH tỉnh năm 2013.

Hoạt động chào mừng ngày truyền thống học sinh - sinh viên Việt Nam

(HBĐT) - Ngày 4/1, tại Trung tâm hoạt động TTN, BTV Tỉnh đoàn đã tổ chức hội thi "Hoa học đường" năm 2014 nhân kỷ niệm 64 năm ngày truyền thống học sinh - sinh viên Việt Nam (09/01/1950 – 09/01/2014). 11 cặp đôi đến từ các trường cao đẳng, trung cấp, THPT trong toàn tỉnh đã về dự hội thi.

Cá nướng bên đường

Mấy năm lại đây, ai có dịp đi ngược về xuôi qua xã Trung Minh (TPHB), đoạn từ cầu Chu đến cầu Dân sẽ bắt gặp những điểm bán ẩm thực mới - cá nướng. Thực ra món cá nướng có từ xưa nhưng cá nướng bên đường mới xuất hiện ở đây mà xuất hiện theo “vết dầu loang” và xu hướng “buôn có bạn, bán có phường”. Ban ngày thì thấp thoáng quán này, quán kia, trời xâm xẩm tối chăng đèn như hội hoa đăng bên đường phía trong đồi. Dù không có biển hiệu quảng cáo, nhìn qua cũng biết là cá nướng nhưng người ta có biển hiệu mà mình không có sao? Cũng chẳng tốn kém là bao! Người thì “Cá nướng sông Đà”, người thì “Cá sông Đà nướng”. Các điểm bán cá nướng ở phía nhà dân trong đồi, một phần là do khách mua cá nướng hầu hết là từ trên mạn ngược xuôi về.

Lễ Tết cổ truyền của người Mông

(HBĐT) - Trong năm, người Mông ăn hai cái Tết lớn: Tết năm mới và Tết mùng 5 tháng 5. Tết năm mới vào khoảng 24, 25 tháng 12 trước Tết dương lịch. Một số vùng ở biên giới Việt - Trung lại ăn Tết từ mùng một tháng giêng lịch âm. Đây là hai cái Tết lớn và kéo dài nhất của người Mông.

Hướng hoạt động văn nghệ quần chúng về cơ sở

(HBĐT) - Trong thời gian qua, các hoạt động phong trào về nghệ thuật quần chúng được triển khai trên địa bàn tỉnh đã góp phần tích cực nâng cao dân trí, tạo không khí phấn khởi, giúp nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

Chúc Tết, tặng quà đồng bào Mông xã Pà Cò và Hang Kia

(HBĐT) - Ngày 3/1, đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết và tặng quà đồng bào dân tộc Mông xã Pà Cò nhân dịp Tết cổ truyền dân tộc Mông. Cùng tham gia với đoàn có lãnh đạo Ban dân tộc, Ban Dân vận, LĐLĐ tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục