Lãnh đạo Hội Kỷ lục Việt Nam trao Bằng kỷ lục Việt Nam Nhà máy in tiền đầu tiên cho huyện Lạc Thủy.

Lãnh đạo Hội Kỷ lục Việt Nam trao Bằng kỷ lục Việt Nam Nhà máy in tiền đầu tiên cho huyện Lạc Thủy.

(HBĐT) - Ngày 14/2, UBND huyện Lạc Thủy đã tổ chức lễ công bố và trao kỷ lục Việt Nam Nhà máy in tiền đầu tiên; khánh thành di tích II (xưởng in bạc). Đến dự có đồng chí Nguyễn Công Nghiệp, Thứ trưởng Bộ Tài chính; Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Hội Kỷ lục Việt Nam, các huyện, thành phố trong và ngoài tỉnh.

           

Sự kiện Nhà máy in tiền đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời đặt tại đồn điền Chi Nê (Lạc Thủy) gắn với công lao to lớn của nhà yêu nước Đỗ Đình Thiện. Năm 1946, bằng việc mua lại nhà in Tô-panh của Pháp và hiến một phần đồn điền Chi Nê, gia đình nhà yêu nước này đã xây dựng những cơ sở đầu tiên cho nền tài chính quốc gia. Trong hoàn cảnh những năm đầu độc lập, tờ bạc quốc gia ra đời đã khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân khố, vực dậy nền tài chính non yếu, kiệt quệ, lệ thuộc vào thực dân, phong kiến. Trên mặt trận kinh tế, đồng tiền đã trở thành một lợi thế đấu tranh tiền tệ, dần loại bỏ đồng tiền Đông Dương của thực dân Pháp ra khỏi nước ta. Với vị trí chiến lược, đồn điền Chi Nê đã hai lần vinh được đón Bác Hồ về thăm. Đây là nơi lưu giữ những dấu ấn lịch sử đầu tiên của Bộ Tài chính nói riêng, nền tài chính quốc gia nói chung và một thời kỳ lịch sử cách mạng vẻ vang của nhân dân các dân tộc huyện Lạc Thủy. Năm 2007, khu di tích được Bộ VH-TT&DL xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia. Năm 2009, UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng khu di tích rộng 15,64 ha, mức đầu tư giai đoạn I là 58 tỉ đồng. Năm 2010, công trình được khởi công. Hiện nay, các hạng mục phục hồi, tu bổ di tích I khu tưởng niệm Bác Hồ và những năm đầu của ngành Tài chính; di tích II xưởng in bạc… đã hoàn thành.

           

Với những dấu ấn lịch sử và ý nghĩa đặc biệt, khu di tích lịch sử Nhà máy in tiền tại đồn điền Chi Nê (giai đoạn 1946 – 1947) xã Cố Nghĩa đã được trao kỷ lục Guiness Việt Nam là Nhà máy in tiền đầu tiên.

           

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chúc mừng huyện Lạc Thủy. Đồng chí đề nghị Sở VH-TT&DL chủ trì phối hợp với huyện, các sở, ngành liên quan quảng bá, xúc tiến đầu tư cơ sở hạ tầng để khai thác hiệu quả khu di tích theo hướng du lịch văn hóa lịch sử kết hợp văn hóa tâm linh. Các sở, ngành quan tâm, hướng dẫn, tạo điều kiện cho huyện trong quá trình đầu tư hạ tầng du lịch; tham mưu cho UBND tỉnh bố trí nguồn vốn để bảo vệ, khai thác di tích. Huyện tổ chức, quản lý, khai thác tốt khu di tích theo các quy định của Nhà nước.

 

       

Lãnh đạo Bộ Tài chính, UBND tỉnh, huyện Lạc Thủy cắt băng khánh thành di tích II (xưởng in bạc).

           

Tại lễ công bố, huyện đã tổ chức cắt băng khánh thành di tích II là xưởng in tiền đầu tiên và tái hiện lại công việc in tiền những năm 1946 – 1947.

                                                                                                               

 

 

                                                                                             C.L

 

 

 

Các tin khác

Biểu diễn đờn ca tài tử ở Bạc Liêu (Ảnh: Báo Bạc Liêu).
Đền chúa thác Bờ - một trong những điểm du lịch tâm linh trên vùng hồ Hòa Bình. Lễ hội đền Bờ bắt đầu từ ngày mùng 7 tháng giêng và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch, mỗi năm, đón hàng chục ngàn du khách đến hành hương, cúng lễ. Ảnh: P.V
Biểu diễn văn nghệ tại Lễ hội Xên Mường, huyện Mai Châu năm 2014.
Đồng chí Bùi Ngọc Lâm, TUV, Giám đốc Sở VH-TT&DL trao bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh cho lãnh đạo thị trấn Chi Nê.

Đặc sắc Ngày hội VH-TT&DL các dân tộc vùng Tây Bắc

(HBĐT) - Trung tuần tháng 11/2013, Ngày hội VH-TT&DL các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII đã được tổ chức tại tỉnh ta với sự tham gia của 6 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái và Hòa Bình. Ngày hội được tổ chức luân phiên nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc các tỉnh miền núi Tây Bắc. Tăng cường sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc thông qua các hình thức giao lưu, giới thiệu quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thông qua các hình thức hoạt động VH-TT&DL nhằm tôn gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc, góp phần thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.

Mừng tuổi đầu năm, phong tục đẹp ngày Tết

(HBĐT) - Từ lâu, Tết Nguyên đán được xem là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam. Tết là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, Tết cũng là dịp để mỗi người Việt Nam tưởng nhớ đến cội nguồn dân tộc, tri ân tổ tiên, tìm về tình cảm gia đình, tình làng, nghĩa xóm. Trong những ngày này có biết bao phong tục tập quán tốt đẹp, “mừng tuổi” đầu năm cũng là một phong tục như vậy.

Nghĩa tình đồng hương

(HBĐT) - Xa quê, gặp nhau dù chưa quen nhưng biết cùng quê đều có tình cảm dễ gần thân thương với nhau. Tình đồng hương sao mà thiêng liêng, sâu lắng. Đồng hương trên mảnh đất này có nhiều nhưng mỗi đồng hương có sắc thái riêng, đặc trưng riêng, đều đáng quý, đáng trên trọng và cũng đáng học tập.

Lịch đoi - biểu hiện rực rỡ tư duy người Mường

(HBĐT) - Vậy là Tết Giáp Ngọ 2014 đã về. Người Mường ở khắp nơi cùng bà con các dân tộc trên địa bàn tỉnh đón năm mới sau một năm lao động miệt mài. Cùng với việc xem lịch phổ thông để biết ngày lành, tháng tốt, đồng bào Mường tỉnh ta còn xem lịch cổ truyền của dân tộc mình là lịch đoi (còn gọi là lịch tre) để cầu mong một năm mới tốt lành, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu…

Trải nghiệm cùng xe đạp

(HBĐT) - “Đạp xe để thoả chí tang bồng”, “khám phá những vùng đất, con đường mới”..., nghe có vẻ khó trở thành hiện thực nhưng trên thực tế với những người trẻ thích ngao du đây đó, khám phá những cung đường mới, lạ để thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình..., trải nghiệm bằng xe đạp thực sự là một lựa chọn thú vị. Đặc biệt với dân “phượt” chuyên nghiệp, có nhiều lý do để chọn xe đạp làm người bạn đồng hành trên những cung đường mới.

Đón bằng công nhận Đình Cổi là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh

(HBĐT) - Sáng 7/2, huyện Lạc Sơn và UBND xã Bình Chân đã tổ chức lễ đón bằng công nhận Đình Cổi là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục