Mừng tuổi đầu năm.
(HBĐT) - Từ lâu, Tết Nguyên đán được xem là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam. Tết là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, Tết cũng là dịp để mỗi người Việt Nam tưởng nhớ đến cội nguồn dân tộc, tri ân tổ tiên, tìm về tình cảm gia đình, tình làng, nghĩa xóm. Trong những ngày này có biết bao phong tục tập quán tốt đẹp, “mừng tuổi” đầu năm cũng là một phong tục như vậy.
Tục mừng tuổi có khá nhiều nguồn gốc khác nhau nhưng nhiều người vẫn truyền nhau về câu chuyện con Tụy vào đêm giao thừa. Chuyện rằng: Ngày xưa, ở Đông Hải có một cây đào to, có rất nhiều yêu quái sống trong bộng cây như hồ ly tinh, chuột tinh... Chúng luôn muốn ra ngồi bộng cây để gây hại dân lành song lúc nào cũng bị các thần tiên ở hạ giới canh giữ. Tuy nhiên, cứ vào lúc giao thừa, tất cả các thần tiên đều phải về trời để nhận công việc mới theo sự phân công của Thượng đế. Nhân cơ hội này, có một loài yêu quái có tên là con Tuy xuất hiện để xoa đầu trẻ con đang ngủ khiến trẻ giật mình khóc thét rồi bị sốt hoặc trở nên ngớ ngẩn. Vì vậy, các gia đình có con nhỏ thường thức suốt cả đêm để canh không cho con tuỵ ám hại con mình. Một lần có mấy vị tiên đi ngang nhà kia hóa thành những đồng tiền nằm bên chỗ mấy đứa trẻ. Thấy vậy, cha mẹ chúng đem gói những đồng tiền này vào tấm vải đỏ. Khi con tuỵ đến, những đồng tiền trong tấm vải đỏ liền lóe sáng khiến con tuỵ sợ hãi bỏ chạy. Phép lạ này nhanh chóng lan truyền ra khắp nhân gian nên khi Tết đến, người ta lại bỏ tiền vào trong những cái túi màu đỏ tặng trẻ con, gọi là tiền mừng tuổi và mong những điều may mắn đến với trẻ nhỏ.
Từ truyền thuyết đó, mừng tuổi đã trở thành tập quán đẹp trong đời sống. Đã thành lệ, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, nhà nhà đều chuẩn bị những phong bao đỏ để mừng tuổi. Không nhất thiết chỉ mừng tuổi cho con trẻ, ngày nay, người ta cũng mừng tuổi cho người già và ngay cả những người bạn bè thân hữu, đi xa về gần cũng có thể mừng tuổi nhau năm mới, bởi ý nghĩa cốt yếu chính là cầu chúc cho chau một năm mới mạnh khỏe, may mắn. Có lẽ vì thế mà trong cuộc sống, nhiều người thường lưu giữ rất lâu những đồng tiền mừng tuổi, có người cất vào ví và coi đó như một chiếc bùa may mắn cho bản thân.
Cũng mang ý nghĩa tốt đẹp cầu chúc điều may mắn cho những người thân trong năm mới nhưng người Thái ở Mai Châu lại có một cách mừng tuổi thật đặc biệt, không phải là những phong bao lì xì hồng, đỏ mà đó chỉ đơn giản là những sản vật của gia đình hay chỉ là một vài chiếc bánh chưng tự tay gói đem tặng người thân.
Có hai loại bánh mà người Thái thường “ mừng tuổi” người thân, bạn bè và không thể thiếu trong ngày tết đó là bánh “khấu ben”. Bánh này gói bằng bột gạo nếp, giống bánh dợm ở dưới xuôi nhưng trên cùng một tấm lá chuối bao giờ cũng gói hai cái rồi xoắn lại ở giữa thành một cặp, bánh “khẩu tủm hík” và “khẩu côp”. Đây là kiểu bánh chưng bằng gạo nếp ngon, nhân thịt lợn, đỗ nho nhe và gia vị. “Khẩu tủm hík” gói dài như cánh tay rồi buộc thành cặp từng đôi một. Còn “khẩu cộp” có hình giống bánh tẻ, rồi buộc với nhau từng đôi như đôi tay khum khum giữ lửa. Lá xanh bọc ngoài như núi rừng Tây Bắc hôi hổi một sức sống diệu kỳ. Gạo là ngọc quí của đất trời ban tặng. Thịt, đỗ, gia vị như muôn loài đang rạo rực sinh sôi. Những món quà mừng người thân thường được đưa ra thưởng thức trong mâm cỗ gia đình. “ Giờ đây cuộc sống thay đổi, tết đã đơn giản hơn nhiều nhưng với người Thái Mai Châu, chúc tết đầu năm bao giờ cũng phải có hai loại bánh truyền thống đó, mâm cỗ cúng tổ tiên không có “Khẩu cộp”, “Khẩu ben” thì không thành ngày tết”, ông Hà Công Nhấm, bản Lác, Chiềng Châu ( Mai Châu) chia sẻ.
Xuân sang, ai cũng mong có được một năm mới hạnh phúc, sung túc, an lành. Vì vậy, phong tục mừng tuổi đầu năm với mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến vào dịp đầu năm đã trở thành nét đẹp văn hóa từ bao đời nay. Trong cuộc sống hiện đại, hối hả, xô bồ ngày nay, phong tục ấy vẫn cần được bảo lưu, gìn giữ.
Phương Linh
(HBĐT) - Ngày 7/2 (mùng 8 âm lịch), lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2014 đã tưng bừng diễn ra tại xã Phong Phú (Tân Lạc). Lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, huyện, các xã trong toàn huyện và hàng vạn người dân, du khách trong, ngoài tỉnh đã về dự hội.
(HBĐT) - Là mảnh đất giàu bản sắc văn hóa Thái, huyện Mai Châu thu hút du khách gần xa không chỉ bởi những nếp nhà sàn truyền thống, nét hoa văn thổ cẩm hay các lễ hội độc đáo mà còn bởi những đệu xòe nhịp nhàng, tinh tế. Ai đã từng đến Mai Châu chắc chắn không bao giờ quên được hình ảnh những chàng trai, cô gái bản Thái tay trong tay cùng du khách muôn phương vui trong vòng xòe...
(HBĐT) - Đi lễ đầu năm từ lâu đã trở thành nét văn hoá truyền thống của người Việt Nam, nhiều người đến chùa những ngày đầu xuân với mong muốn gửi gắm tấm lòng thành kính đến ông bà, tổ tiên và mong ước một năm mới dồi dào sức khoẻ, gặp nhiều may mắn. Và cũng không ít người đi lễ chùa đầu năm là để được du ngoạn thưởng lãm cảnh đẹp, nét thanh tịnh chốn linh thiêng trong tiết xuân, tìm kiếm giây phút thư thái trong tâm hồn.
(HBĐT) - Đánh giá về phong trào xây dựng làng, KDC văn hoá trong 5 năm qua, đồng chí Hoàng Đức Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn khẳng định: Phong trào đã có những tác động tích cực, góp phần cải thiện đời sống kinh tế, làm thay đổi cơ bản bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm còn 5,8%, hộ khá, giàu chiếm 93%, số hộ có nhà bền vững đạt trên 94%. Phong trào đã phát huy ý thức chủ động, tích cực của người dân tham gia hưởng ứng, thực hiện các CVĐ, phong trào do Trung ương, tỉnh, huyện phát động. Hàng năm, tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá liên tục tăng, năm 2008 là 75,6%, đến năm 2013 phấn đấu đạt 81%, tỷ lệ KDC, làng đạt văn hoá cũng tăng theo từng năm, năm 2013 ước có 142 làng, khu dân cư đạt văn hoá, chiếm tỷ lệ trên 75%.
(HBĐT) - Đền Bờ thuộc 2 xã Thung Nai (Cao Phong) và Vầy Nưa (Đà Bắc) đã chính thức mở lễ từ chiều ngày 31/1 (mùng 1 Tết) và thường kéo dài hết tháng 3 âm lịch. Phần hành lễ đã được tiến hành trang nghiêm tại 2 đền.
(HBĐT) - Ngày 5/2 (tức ngày mồng 6 tháng Giêng, năm Giáp Ngọ), UBND xã Phú Lai, huyện Yên Thủy đã tổ chức Khai hội Đình Xàm năm 2014.