Được sự uỷ quyền của UBND tỉnh, lãnh đạo Sở VH,TT&DL đã trao bằng công nhận Đình Cổi là di tích lịch sử văn hoá cho xã Bình Chân (Lạc Sơn).

Được sự uỷ quyền của UBND tỉnh, lãnh đạo Sở VH,TT&DL đã trao bằng công nhận Đình Cổi là di tích lịch sử văn hoá cho xã Bình Chân (Lạc Sơn).

(HBĐT) - Sáng 7/2, huyện Lạc Sơn và UBND xã Bình Chân đã tổ chức lễ đón bằng công nhận Đình Cổi là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh.

 

Đình Cổi có tên gọi dân gian là Chung Điếm. Theo truyền thuyết: từ thời xa xưa Quốc Mẫu và các vua thường qua đây dạy dân cách làm ăn, xây dựng đời sống. Sau này, người dân trong vùng lập miếu thờ như để nhớ công đức, lời dạy dỗ của các mẹ, các vua. Các vị thần được thờ chính tại đình là Quốc Mẫu Hoàng Bà, vua Ả, vua Út (2 con gái Quốc Mẫu Hoàng Bà), vua Cả, vua Cun, vua Hai (có tên chung là gọi là Tam vị Tản Viên Sơn Thánh), kem, cai.

 

Lễ hội Đình Cổi được tổ chức hàng năm vào ngày 8 tháng giêng; ngày lễ hội cũng là ngày khai hạ, động thổ lao động sản xuất của năm mới; cầu được mưa thuận, gió hoà, mùa màng tươi tốt, cuộc sống bình an. Đình Cổi xưa được khởi dựng vào khoảng giữa thế kỷ 19, dần theo thời gian, đình luôn gắn với các hoạt động văn hoá, TT, lễ hội đầu xuân của bà con trong vùng. Từ năm 2007, nhân dân và chính quyền địa phương quyên góp tiền dựng lại ngôi đình như hiện nay (kiến trúc mô phỏng ngôi nhà sàn của dân tộc Mường

 

Tháng 1/2014, UBND tỉnh đã có quyết định xếp hạng di tích Đình Cổi xã Bình Chân là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh.

 

 

 

                                                                             Văn Tưởng

 

Các tin khác

Thầy mo làm lễ mời thành hoàng làng dự hội.
Ông Vì Văn Nhứt, bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) hướng dẫn thế hệ trẻ múa xòe sao cho đẹp mà vẫn giữ được nét đẹp truyền thống.
Những ngày đầu năm, nhiều người dân đi chùa cầu tài, cầu lộc, cầu may. Ảnh: H.N
Không có hình ảnh

Tưng bừng lễ hội đầu xuân

(HBĐT) - Đền Bờ thuộc 2 xã Thung Nai (Cao Phong) và Vầy Nưa (Đà Bắc) đã chính thức mở lễ từ chiều ngày 31/1 (mùng 1 Tết) và thường kéo dài hết tháng 3 âm lịch. Phần hành lễ đã được tiến hành trang nghiêm tại 2 đền.

Lễ hội Đình Xàm, Yên Thuỷ

(HBĐT) - Ngày 5/2 (tức ngày mồng 6 tháng Giêng, năm Giáp Ngọ), UBND xã Phú Lai, huyện Yên Thủy đã tổ chức Khai hội Đình Xàm năm 2014.

Quần ngựa

(HBĐT) - Dễ đến gần năm nay không thấy Thạch Sanh xuất hiện. Hôm nay tự dưng lại đến nhà Lý Thông. Sau một hồi vồ vập hỏi han “thế à, vậy hả...” anh em lôi hũ rượu cao ngựa bạch ngâm từ hồi nảo, hồi nào ra để hàn huyên.

Khai hội Chùa Tiên

(HBĐT) - Ngày 3/2 (mùng 4 Tết), huyện Lạc Thủy đã tổ chức lễ khai hội Chùa Tiên xã Phú Lão năm 2014. Tới dự có đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, huyện Lạc Thủy, xã Phú Lão và đông đảo du khách thập phương. Về phía Giáo Hội Phật giáo có đại đức Thích Đức Nguyên, UV Hội đồng trị sự T.Ư Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Hòa Bình.

Năm Ngọ nói với cháu tuổi ngọ

(HBĐT) - Cháu nội tôi sinh năm Canh Ngọ (1990) sang năm Giáp Ngọ vừa tròn 24 tuổi. Cháu tuổi Ngọ nhưng lại là con gái nên cứ lo cuộc đời cháu sẽ vất vả, lận đận. Không biết hậu vận thế nào nhưng nay đều thấy học hành hanh thông, công việc thuận lợi, suôn sẻ.

Phong tục đón Tết của người Mường Hòa Bình

(HBĐT) - Người Mường ăn Tết cổ truyền kéo dài 7 (thực chất là 8) ngày, bắt đầu từ ngày 30 tháng chạp của năm cũ đến hết ngày mồng 7 tháng giêng của năm mới. Người Mường gọi là: Thết Năm mởi - dịch sang tiếng phổ thông là: Tết Năm mới, người Kinh gọi là Tết Nguyên đán. Đây là những ngày giao thời giữa năm cũ và năm mới, cũng là những ngày con người được nghỉ ngơi để quan tâm, chăm sóc phần mộ tổ tiên, đi thăm chúc Tết người bề trên, người có công giúp mình trong năm cũ. Mỗi một mùa Tết đến đều thiêng liêng là những dấu ấn không thể phai nhòa của mỗi cuộc đời một con người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục