Lễ hội chùa Hang được tổ chức hàng năm và đã thu hút đông đảo nhân dân địa phương và các tỉnh lân cận về dự.
(HBĐT) - Xã Yên Trị (Yên Thuỷ) vừa tổ chức lễ hội Chùa Hang – Hang Chùa. Lễ hội được tổ chức hàng năm từ ngày 13-15 tháng Giêng, trong đó, chính hội vào ngày 15 - Tết Nguyên tiêu.
Hang Chùa là di tích khảo cổ thuộc nền văn hoá Hoà Bình. Trong hang 2 và hang 3 đã tìm thấy các công cụ đá và có tầng văn hoá rất dày thuộc thời đại đá giữa. Tại đây cũng đã tìm thấy các trầm tích hoá thạch thức ăn của người xưa như vỏ sò, mảnh công cụ. Chùa Hang có 2 ngôi, xây dựng trong 2 hang, được kiến trúc hoàn toàn bằng gỗ. Ngôi bên trái là tam bảo, ngôi bên phải là chùa thổ thần. Trong chùa có hệ thống tượng Phật tạc từ thế kỷ XVIII. Theo kinh Phật A Di Đà, Phật có nghĩa là vô lượng thọ (sống lâu vô cùng) cũng có nghĩa là vô lượng quang (sáng suốt vô cùng). Chùa Hang mở hội để khơi dậy khí thế rộn ràng và tấm lòng thành kính, tôn nghiêm của người dân địa phương đang hướng về điều thiện, nhớ tới cội nguồn với lòng ngưỡng mộ cảnh chùa, cảnh Phật từ bi quảng đại từ bốn phương hội tụ. Và báo cáo với tổ tiên về kết quả một năm lao động sản xuất và cầu cho xuân này thịnh vượng an khang, cho ruộng đồng hoả cốc phong đăng, cho mùa màng tươi tốt, cho mưa thuận, gió hoà. Cầu cho quê hương giàu đẹp, thôn xóm yên ấm, nhà nhà an vui, cho tài lộc người người tăng gia. Cầu cho đất nước phồn vinh, thịnh vượng...
Phần hội được tổ chức với các trò chơi dân gian như ném còn, phần thi ẩm thực dân tộc địa phương và thi đấu bóng chuyền nam, nữ. Các trò chơi đã thu hút 100% thôn xóm của xã tham gia. Kết quả (chỉ nêu giải nhất), nội dung bóng chuyền nam nhất thôn Á Đồng; nội dung bóng chuyền nữ nhất thôn Tân Thành; thi ẩm thực dân tộc địa phương nhất thôn Á Đồng.
H.N
(HBĐT) - Trong 2 ngày 8-9/2 tại xóm Chiềng Châu, xã Chiềng Châu, UBND huyện Mai Châu tổ chức lễ hội Xên Mường lần thứ 5 - năm 2014.
(HBĐT) - Ngày 9/2, thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy) tổ chức lễ đón nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh và khai hội đền Rem. Dự lễ có đồng chí Bùi Ngọc Lâm, TUV, Giám đốc Sở VH-TT&DL, lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Lạc Thủy và đông đảo nhân dân trong và ngoài huyện.
(HBĐT) - Trung tuần tháng 11/2013, Ngày hội VH-TT&DL các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII đã được tổ chức tại tỉnh ta với sự tham gia của 6 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái và Hòa Bình. Ngày hội được tổ chức luân phiên nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc các tỉnh miền núi Tây Bắc. Tăng cường sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc thông qua các hình thức giao lưu, giới thiệu quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thông qua các hình thức hoạt động VH-TT&DL nhằm tôn gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc, góp phần thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.
(HBĐT) - Từ lâu, Tết Nguyên đán được xem là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam. Tết là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, Tết cũng là dịp để mỗi người Việt Nam tưởng nhớ đến cội nguồn dân tộc, tri ân tổ tiên, tìm về tình cảm gia đình, tình làng, nghĩa xóm. Trong những ngày này có biết bao phong tục tập quán tốt đẹp, “mừng tuổi” đầu năm cũng là một phong tục như vậy.
(HBĐT) - Xa quê, gặp nhau dù chưa quen nhưng biết cùng quê đều có tình cảm dễ gần thân thương với nhau. Tình đồng hương sao mà thiêng liêng, sâu lắng. Đồng hương trên mảnh đất này có nhiều nhưng mỗi đồng hương có sắc thái riêng, đặc trưng riêng, đều đáng quý, đáng trên trọng và cũng đáng học tập.
(HBĐT) - Vậy là Tết Giáp Ngọ 2014 đã về. Người Mường ở khắp nơi cùng bà con các dân tộc trên địa bàn tỉnh đón năm mới sau một năm lao động miệt mài. Cùng với việc xem lịch phổ thông để biết ngày lành, tháng tốt, đồng bào Mường tỉnh ta còn xem lịch cổ truyền của dân tộc mình là lịch đoi (còn gọi là lịch tre) để cầu mong một năm mới tốt lành, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu…