Nghệ sĩ violon Bùi Công Duy sẽ trình diễn trong chương trình "Điện Biên Phủ Concert".
Tên tuổi của nhạc sĩ tài năng Nguyễn Thiện Đạo và cây vĩ cầm nổi tiếng Bùi Công Duy sẽ cùng hội tụ trong chương trình hòa nhạc đặc biệt diễn ra trong hai tối 7 và 8-5 tại Nhà hát Lớn TP. Hà Nội, đúng kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Đại diện Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam cho biết, Chương trình hòa nhạc đặc biệt mang tên “Điện Biên Phủ Concert” được dàn dựng công phu dưới bàn tay chỉ huy của vị nhạc trưởng người Nhật Honna Tetsuji.
Nghệ sĩ violin tài năng Bùi Công Duy sẽ trình diễn bản giao hưởng thơ “Poeme, Op. 25” viết cho đàn violin và dàn nhạc được nhà soạn nhạc Ernest Chausson viết vào năm 1896. Tác phẩm này được coi là nổi tiếng và được yêu thích nhất của Chausson, từng có nhiều nghệ sĩ violin trên thế giới chọn thu âm và biểu diễn.
Đặc biệt trong chương trình Hòa nhạc “Điện Biên Phủ Concert”, Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam sẽ công diễn lần đầu tiên trên thế giới tác phẩm “Giao hưởng Điểm hẹn” của nhạc sĩ tài năng người Pháp gốc Việt Nguyễn Thiện Đạo.
Bản giao hưởng gồm 4 chương, dài 25 phút của Nguyễn Thiện Đạo là tác phẩm do Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam đặt viết cho dịp kỷ niệm 60 năm chiến tích Điện Biên Phủ. Với các chương bố cục riêng cho bộ gõ và dàn dây, sáo, dàn violoncello, kèn đồng thể hiện dòng chảy lịch sử bằng âm nhạc từ những huyền sử bi hùng, những cuộc chiến chống xâm lăng cam go và khúc khải hoàn tráng lệ.
Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Đạo được coi "người thừa kế hai nền văn minh: phương Đông và phương Tây". Ông đã cố gắng để tạo ra một tổ hợp âm nhạc bằng cách xây dựng âm nhạc dựa trên vi khoảng thời gian, màu sắc âm thanh, cấu trúc nhịp điệu và độ dài thời gian. Ông hy vọng sẽ được xem như tác giả của một loại nhạc "trữ tình và đam mê của một nhân vật anh hùng".
Tác phẩm cuối cùng trong chương trình “Điện Biên Phủ Concert” được Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam trình diễn là bản Giao hưởng số 3 “Giao hưởng Anh hùng” (Symphony no.3 Eb major Op.55 “Eroica”) của nhà soạn nhạc vĩ đại L.v. Beethoven. Đây là bản nhạc được giới chuyên môn công nhận là một tác phẩm thể hiện rõ nét phong cách âm nhạc cổ điển của những năm cuối thế kỷ 18, đồng thời, tác phẩm cũng cho thấy đặc điểm nổi bật của phong cách lãng mạn sẽ thống trị trong thế kỷ 19.
Theo Báo ND
Từ xưa đến nay, những sản vật bánh chưng, bánh dầy có một vị trí quan trọng trong tâm thức của người Việt Nam. Những sản vật có từ lâu đời thể hiện quan niệm về vũ trụ của người xưa, gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng Quốc tổ Hùng Vương.
Về Phú Thọ hôm nay, nhất là vào những ngày gần kề giỗ Tổ, sẽ bắt gặp hình ảnh quen thuộc nơi bến nước, sân đình, gốc đa, các "Trùm Xoan" tay cầm trống, tay cầm phách đang mải mê truyền dạy những khúc Xoan mộc mạc, thân tình cho thế hệ trẻ. Bằng tình yêu đối với loại hình nghệ thuật dân gian này, người dân đất Tổ đang nỗ lực lưu giữ, trao truyền di sản vô giá của dân tộc.
(HBĐT) - Sáng 8/4, tại xã Ngọc Lương, Yên Thuỷ, chính quyền và nhân dân xóm Công Nhân tổ chức khởi công xây dựng nhà văn hoá xóm. Tham dự có lãnh đạo Sở NN&PTNT, huyện Yên Thuỷ, các doanh nghiệp trên địa bàn.
(HBĐT) - Ngày 8/4, Sở LĐ, TB & XH tổ chức sinh hoạt định kỳ “mô hình ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới”. Tham dự có đại diện Sở LĐ, TB & XH, huyện Kỳ Sơn và đông đảo người dân xã Mông Hoá.
(HBĐT) - Tháng 3, hoa ban nở trắng trên khắp các sườn núi. “ở Tây Bắc, chẳng có loài hoa nào đẹp và thuần khiết như hoa ban trắng”, trước chuyến công tác lên Điện Biên đồng chí Đinh Văn Ổn, TBT Báo Hòa Bình vừa như chia sẻ lại vừa khơi gợi sự tò mò đầy cuốn hút đối với những người chưa từng được gặp một mùa hoa ban khoe sắc. Với cung đường Tây Bắc có lẽ sức hút của mỗi chuyến đi chính là hoa ban. Còn chúng tôi, tháng 3 của 60 năm trước, những chàng trai, cô gái trên đường ra trận trong mùa chiến dịch. Đó cũng là mùa hoa ban đẹp nhất của miền viễn Tây.
(HBĐT) - Có một điều mà cho đến bây giờ vẫn còn ít người biết, vào khoảng tháng 3/1953, để chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, tại Đồng Tưa, xóm Cửa Lũy, xã Đoàn Kết (Yên Thủy), bộ đội ta đã tổ chức huấn luyện bắn đạn thật những khẩu sơn pháo mà sau đó những khẩu sơn pháo này được đưa tới Điện Biên Phủ trút “bão lửa” xuống đầu quân đội Pháp ở cánh đồng Mường Thanh...