Hình thức sân khấu hoá nội dung phòng - chống bạo lực gia đình thường xuyên được các cấp Hội thể hiện tại các hội thi, hội diễn. Ảnh: Đội thị trấn Đà Bắc tại cuộc thi “Hòa giải viên giỏi” năm 2013.
(HBĐT) - Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, nâng cao trách nhiệm của các cấp, ngành, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội trong phòng, chống bạo lực gia đình; từng bước ngăn chặn và giảm dần số vụ bạo lực gia đình, thời gian qua, Hội PN huyện Đà Bắc đã triển khai và đa dạng hoá các hoạt động truyền thông chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới, Luật Phòng - chống bạo lực gia đình, Luật Hôn nhân và Gia đình.
Hàng năm, Hội PN huyện Đà Bắc đã phối hợp Ban VSTBPN huyện và Ban quản lý chương trình hợp tác phát triển tổ chức được trên 20 cuộc truyền thông các kiến thức về giới và Luật Bình đẳng giới tại cơ sở cho trên 3.500 lượt hội viên phụ nữ tham gia. Trong tháng 3 vừa qua, Huyện hội đã phối hợp tổ chức được 5 buổi truyền thông về bình đẳng giới và phòng - chống bạo lực gia đình tại các điểm xã thuộc vùng dự án là Tân Minh, Cao Sơn, Hiền Lương, Tu Lý, Hào Lý. Tại mỗi điểm truyền thông đã diễn ra các buổi giao lưu, trả lời kiến thức về Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng - chống bạo lực gia đình và các tiểu phẩm, hoạt cảnh được xây dựng dựa trên những tình huống thực tiễn về cuộc sống của gia đình, xã hội. Mỗi đơn vị tham gia công tác truyền thông hơn 10 diễn viên là hội viên phụ nữ, ĐV-TN, hội viên hội nông dân, Hội NCT. Với 5 buổi truyền thông đã thu hút trên 1.000 người tham gia, trong đó phụ nữ và trẻ em chiếm 70%. Trước khi chưa được truyền thông, có khoảng 40% người dân hiểu được các hành vi bạo lực gia đình. Sau cuộc truyền thông, nhận thức của cộng đồng đã có nhiều thay đổi, hơn 80% người dân hiểu và nhận thức đúng về bình đẳng giới và các hành vi bạo lực gia đình, xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật, cách góp ý phê bình trong cộng đồng dân cư. Thời gian tới, Hội PN huyện tiếp tục phối hợp với 5 xã để tổ chức truyền thông tại các thôn bản thông qua các cuộc sinh hoạt hội 3 tháng/lần. Đồng thời truyền thông tại các xã còn lại trong huyện không thuộc vùng dự án.
Bà Bùi Thị Diền, Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Đà Bắc cho biết: Truyền thông có vai trò quan trọng, qua hoạt động đó đã cung cấp thông tin đảm bảo được tính chính xác, rõ ràng, đơn giản, thiết thực, không làm ảnh hưởng đến bất bình đẳng giới, thể hiện sự đồng tình của người dân; đảm bảo được nội dung, hình thức và mục tiêu. Đặc biệt đóng góp tính cực trong xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc, góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở KDC và xây dựng NTM.
Xây dựng địa chỉ tin cậy, các CLB phòng - chống bạo lực gia đình đã góp phần tích cực trong công tác truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về hành vi bạo lực gia đình. Hiện nay, 100% xã, thị trấn của huyện đều thành lập được địa chỉ tin cậy. Các địa chỉ tin cậy thường xuyên tuyên truyền nâng cao ý thức, chủ động báo cáo vụ việc với các tổ chức - xã hội của nạn nhân bạo lực gia đình là phụ nữ. Nhờ đó, chính quyền cùng hội, đoàn thể đã kịp thời vào cuộc hòa giải, giúp đỡ. Cùng với đó, 8 CLB phòng - chống bạo lực gia đình trên địa bàn huyện đã hoạt động hiệu quả góp phần nâng cao nhận thức của người dân về Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng - chống bạo lực gia đình...
Theo điều tra của hội phụ nữ các cấp, năm 2013, toàn huyện có khoảng 100 vụ bạo lực gia đình và rơi vào các gia đình có chồng nghiện rượu, sinh con một bề. Chính vì vậy, tại các buổi truyền thông, Huyện hội đã định hướng nội dung tuyên truyền tập trung vào các vấn đề bức xúc đó. Bà Bùi Thị Diền cho biết thêm: Thời gian qua, nhờ sự vào cuộc tích cực của các cấp, chính quyền và sự phối hợp tích cực của các hội, đoàn thể trong đẩy mạnh công tác tuyên truyền nên nhận thức của người dân đã có sự chuyển biến tích cực góp phần thực hiện CVĐ “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”.
Hồng Nhung
(HBĐT) - Tháng 3, hoa ban nở trắng trên khắp các sườn núi. “ở Tây Bắc, chẳng có loài hoa nào đẹp và thuần khiết như hoa ban trắng”, trước chuyến công tác lên Điện Biên đồng chí Đinh Văn Ổn, TBT Báo Hòa Bình vừa như chia sẻ lại vừa khơi gợi sự tò mò đầy cuốn hút đối với những người chưa từng được gặp một mùa hoa ban khoe sắc. Với cung đường Tây Bắc có lẽ sức hút của mỗi chuyến đi chính là hoa ban. Còn chúng tôi, tháng 3 của 60 năm trước, những chàng trai, cô gái trên đường ra trận trong mùa chiến dịch. Đó cũng là mùa hoa ban đẹp nhất của miền viễn Tây.
(HBĐT) - Có một điều mà cho đến bây giờ vẫn còn ít người biết, vào khoảng tháng 3/1953, để chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, tại Đồng Tưa, xóm Cửa Lũy, xã Đoàn Kết (Yên Thủy), bộ đội ta đã tổ chức huấn luyện bắn đạn thật những khẩu sơn pháo mà sau đó những khẩu sơn pháo này được đưa tới Điện Biên Phủ trút “bão lửa” xuống đầu quân đội Pháp ở cánh đồng Mường Thanh...
(HBĐT) - Cuối tháng 2, huyện Lạc Thủy phấn khởi đón nhận bằng di tích cấp quốc gia do Bộ VH-TT&DL công nhận quần thể hang động núi Niệm tại xã Phú Thành. Quần thể di tích này có đủ các loại hình bổ trợ cho nhau, từ tín ngưỡng đến văn hóa, khảo cổ và thắng cảnh.
(HBĐT) - Sáng 3/4, tại Chùa Phật Quang (đồi Ba Vành, Phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình), Giáo hội Phật giáo tỉnh đã tổ chức trọng thể lễ tưởng niệm Đại lão Hoà thượng Thích Trí Tịnh. Tham dự có hàng nghìn tăng ni, Phật tử đến từ các tổ phật giáo trên địa bàn các huyện, thành phố của tỉnh.
Cứ vào tháng ba âm lịch hằng năm, đồng bào trong và ngoài nước lại tìm về núi Nghĩa Lĩnh thắp nén hương thơm, tri ân công đức Tổ tiên. Để Lễ hội Đền Hùng trở thành lễ hội kiểu mẫu, đến nay, mọi công tác chuẩn bị đã được tỉnh Phú Thọ triển khai đồng bộ, sẵn sàng đón du khách và đồng bào cả nước hành hương về đất Tổ; Sở Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Phú Thọ cũng đã xây dựng kế hoạch phân luồng giao thông, bắt đầu từ 6 giờ ngày 3-4 đến 18 giờ ngày 9-4.