Điện ảnh đang thiếu nhân lực chất lượng cao. Ảnh: Đào tạo nhà làm phim trẻ tại Trung tâm TPD. (Ảnh TPD)

Điện ảnh đang thiếu nhân lực chất lượng cao. Ảnh: Đào tạo nhà làm phim trẻ tại Trung tâm TPD. (Ảnh TPD)

Đầu tư cho đào tạo nhân lực là một trong những nội dung mà các nhà quản lý, nhà làm phim quan tâm nhiều nhất trong buổi đóng góp ý kiến triển khai “Chiến lược và Quy hoạch phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, diễn ra mới đây tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

 

Việc cung cấp nguồn nhân lực ổn định, chất lượng cao cho ngành điện ảnh là mối quan tâm hàng đầu của nhiều nhà quản lý cũng như nhà làm phim. NSND Đặng Xuân Hải, Chủ tịch Hội Điện ảnh cho biết, đào tạo nhân lực là mục điêu hàng đầu cho ngành điện ảnh, nhưng hiện nay nguồn kinh phí đào tạo ở cả hai trường ĐH Sân khấu Điện ảnh ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều rất thấp, chưa đủ cho một sinh viên làm một vài bài tập. Ông Hải nói, nếu một đạo diễn tốt nghiệp, ra trường, nhưng số lượng bài tập chưa đủ thì không thể làm được phim. Vì vậy, phải xem xét lại kinh phí đào tạo, làm việc lại với các trường điện ảnh, vì chương trình đào tạo của ngành điện ảnh có đặc thù khác với tất cả các ngành khác.

Đối với đào tạo nâng cao ở nước ngoài, ông Đặng Xuân Hải nhấn mạnh, phải chọn người biết nghề, ngoại ngữ tốt đưa đi đào tạo ở nước ngoài mới hiệu quả.

Về thời gian, ông Đặng Xuân Hải nhận xét, theo Chiến lược đến năm 2020, như vậy thời gian còn lại không nhiều, phải có kế hoạch, lộ trình cụ thể và càng sớm càng tốt để đến năm 2020 có người có nghề. Ông Hải nói: “Muốn có tác phẩm hay, phải có người có nghề, mà muốn vậy, phải tập trung cho đào tạo”.

Cũng về đào tạo, PGS, TS Trần Luân Kim, Nguyên Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam nêu ra sự lãng phí trong đào tạo: “Chúng ta tuyển sinh không đúng người, đó là lãng phí. Đào tạo không đủ chất lượng, thời gian, lại thêm một sự lãng phí nữa”. Sự lãng phí này là một phần nguyên nhân của tình trạng diễn viên thừa mà thiếu hiện nay: quá nhiều các ngôi sao tự phong, các hot girl, hot boy tràn sang điện ảnh, với diễn xuất thiếu kinh nghiệm và dễ dãi, trong khi rất thiếu những diễn viên được đào tạo bài bản, có nghề.

Vấn đề thiếu nhân lực do thiếu hụt từ khâu đào tạo cũng là một trong những khó khăn mà Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương phải đối đầu từ nhiều năm nay. Bà Phạm Thị Tuyết, Giám đốc hãng cho biết, nhân lực qua đào tạo của hãng hiện đang rất thiếu. Bà Tuyết nói: “Đào tạo là khâu quan trọng nhất, con người phải có đủ năng lực và kiến thức mới bảo đảm được công việc. Ở Hãng, phần lớn các đạo diễn đều trưởng thành từ công việc quay phim, một số ít được đào tạo từ những năm 80 ở Liên Xô cũ”. Được biết, mới đây, một số đạo diễn trẻ mới ra trường cũng về làm việc ở hãng, tuy nhiên những khó khăn,vất vả trong công việc tỷ lệ nghịch với thu nhập đã khiến nhiều đạo diễn trẻ không thể trụ nổi tại Hãng.

TS Vũ Ngọc Thanh, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, người trực tiếp liên quan đến công tác đào tạo lại chỉ ra những vướng mắc mà hiện nay trường gặp phải. Theo xu hướng phát triển, mỗi năm ngành điện ảnh lại có thêm những công việc mới cần phải đào tạo nhân lực. Tuy nhiên, hiện nay nếu muốn mở rộng, thêm mới ngành đào tạo, trường phải chuẩn bị trước về giáo trình, người giảng dạy, rồi xin phép Bộ Giáo dục và Đào tạo mở mã ngành để tuyển sinh. Đây là việc không thể thực hiện trong một thời gian ngắn.

Chia sẻ ý kiến này, bà Lê Thị Thu Hiền, Phó vụ trưởng Vụ Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho hay, để khắc phục việc chậm mở ra các ngành đào tạo mới, Vụ sẽ phối hợp với trường ĐH Sân khấu Điện ảnh mở những chương trình đào tạo ngắn hạn mà không cần phải xây dựng mã ngành, các chuyên ngành này sẽ thuộc ngành lớn đã có trong danh mục đào tạo của trường. Tuy nhiên, cũng phải tới năm 2015 – 2016 mới bắt đầu đưa vào đào tạo được.

Bà Ngô Phương Lan, Cục trưởng Cục Điện ảnh cho biết, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cũng là một trong những mục tiêu trong Chiến lược điện ảnh. Từ nay đến năm 2020, sẽ tập trung vào các loại hình đào tạo chính quy dài hạn, tổ chức các khóa ngắn hạn nâng cao tay nghề, mở rộng thêm ngành đào tạo, du học tại chỗ, nâng cao chất lượng giảng viên và giáo trình giảng dạy, kết hợp với đào tạo ở nước ngoài.

Bà Ngô Phương Lan cho biết, Cục đã chủ động liên hệ với các Viện đào tạo nước ngoài để hợp tác đưa nhân lực sang đào tạo. Mới đây nhất, Viện đào tạo điện ảnh New York của Mỹ, nơi đào tạo nhiều nhà làm phim, diễn viên nổi tiếng của Hollywood đã nhận lời, đồng ý đưa máy móc, thiết bị và giảng viên sang Việt Nam giảng dạy, tuy nhiên mỗi học viên phải trả chi phí 2.500 USD cho khóa đào tạo. Đó là con số mà Cục Điện ảnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch không kham nổi.

“Muốn có phim hay, phải có người giỏi”. Mục tiêu đào tạo đã được đưa vào Chiến lược điện ảnh, và việc tạo ra những tác phẩm điện ảnh chất lượng cao phần lớn phụ thuộc và công tác đào tạo của ngay ngày hôm nay.

 

                                                                          Theo Báo ND

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Các đại biểu tham gia buổi toạ đàm. Ảnh: M.Tuấn.
Huyện Yên Thủy hiện có 45 CLB TD-TT duy trì hoạt động thường xuyên, thu hút đông đảo nhân dân tham gia tập luyện. Ảnh: Các CLB tham gia thi đấu tại giải bóng chuyền vô địch huyện.
Chùa Khánh, xã Yên Thượng được xây dựng khang trang, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tâm linh của người dân.

"Người lính Điện Biên kể chuyện"

"Người lính Điện Biên kể chuyện" – cuốn hồi ký của Nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn, chiến sĩ của Trung đoàn 174, đánh đồi A1 tại Điện Biên Phủ, năm 1954 – được giới thiệu tới bạn đọc nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền về bình đẳng giới

(HBĐT) - Ngày 22 - 23/4, Sở LĐ, TB & XH tổ chức lớp tập huấn nâng cao kỹ năng tuyên truyền về bình đẳng giới tại huyện Mai Châu và Lương Sơn. Tham gia lớp tập huấn có gần 200 học viên là cán bộ các xã, thị trấn trên địa bàn 2 huyện.

Sưu tầm, biên soạn lịch sử Đảng - kinh nghiệm từ huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 15 của Ban Bí thư T.Ư Đảng và Chỉ thị số 23 của BTV Tỉnh ủy về công tác nghiên cứu lịch sử Đảng bộ và giáo dục truyền thống cách mạng, huyện Tân Lạc được biết đến là một trong những đơn vị đi đầu. Đồng chí Bùi Văn Hợp, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy, người có 17 năm gắn bó với công việc sưu tầm, biên soạn lịch sử Đảng chia sẻ: Đó là nhờ sự quan tâm sát sao của BTV Huyện ủy trong việc triển khai, thực hiện.

Bạc Liêu trước giờ khai mạc Festival Đờn ca tài tử

Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất - sự kiện văn hóa lớn nhất tỉnh Bạc Liêu kể từ trước đến nay – sắp chính thức khai mạc.

Ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới

(HBĐT) - Cùng với nhiều hoạt động tập huấn, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới... năm 2013, xã Mông Hoá (Kỳ Sơn) được chọn xây dựng mô hình ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới đầu tiên của huyện. Sau 1 năm triển khai thực hiện, được sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền và Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ xã (VSTBPN), hoạt động của mô hình đã giúp người dân nâng cao nhận thức về bạo lực trên cơ sở giới, nguyên nhân và tác hại của bạo lực trên cơ sở giới, được tiếp cận ít nhất một hoạt động can thiệp, nhờ đó đã giảm tác hại của bạo lực trên cơ sở giới tại cộng đồng.

Chú trọng công tác tư tưởng - văn hóa góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội Nông dân các cấp

(HBĐT) - Nghị quyết số 02-NQ/HND của BCH T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (khóa III) về công tác tư tưởng - văn hóa (gọi tắt là NQ02) được triển khai đến nay đã 15 năm (1999 - 2013). Tại tỉnh ta, đồng chí Nguyễn Trường Phong, Chủ tịch HND tỉnh cho biết: Việc triển khai NQ02 được các cấp Hội chú trọng, do đó đã tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của cán bộ, hội viên nông dân, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả hoạt động của HND các cấp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục