Bác Hồ thăm các gia đình công nhân trường Cán bộ công đoàn năm 1961. Ảnh: T.L
(HBĐT) - Cách đây vừa tròn 55 năm, trong buổi hội thảo hôn nhân - gia đình ngày 10/10/1959, Bác Hồ dạy: “Quan tâm đến gia đình là đúng và nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”.(1)
Trong CVĐ xây dựng đời sống văn hóa ở KDC, gia đình có vai trò rất lớn. Văn kiện Đại hội Đảng xác định: “Nêu cao trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng và bồi dưỡng các thành viên của mình có lối sống lành mạnh, trung thực, nhân ái, thủy chung tôn trọng kỷ cương, phép nước, cần cù lao động và học tập làm cho gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội”.
Đó là cái nôi hình thành nhân cách, giáo dục phẩm chất, đạo đức ý chí, tính cách để giữ gìn trật tự, kỷ cương xã hội, tôn ty, gia phong. Sự hình thành văn hóa gia đình là sự kế thừa tiếp nối văn hóa truyền thống, mặt khác không chối bỏ các giá trị văn hóa hiện đại.
Mỗi con người Việt
Từ gia đình, từ bữa cơm xum họp và dạy cho con cái “ăn vóc, học hay” như các cụ xưa đã dạy những lời thật gần gũi “nên thợ, nên thầy vì có học, no ăn, ấm mặc bởi hay làm” chính những điều răn dạy đó cho từng thành viên trong mỗi gia đình để gia đình mới thực sự trở thành hạt nhân của xã hội như lời Bác Hồ dạy. Duy trì bữa cơm gia đình trong thời buổi cơ chế thị trường, phần nào ảnh hưởng đến sự sum họp bữa cơm gia đình.
Nhớ rằng, con người ta có lớn lên, phát triển về tinh thần và trí tuệ cũng bắt đầu từ cái nôi gia đình, từ những bữa cơm sum họp. Vì vậy, dù bận rộn đến đâu, gia đình cũng nên duy trì bữa ăn tối gia đình. Đây là những thời gian sau một ngày làm việc, học tập có dịp gặp nhau trong bữa cơm gia đình. Ở đó có các thành viên có điều kiên chia sẻ, thông cảm và trao đổi tình yêu thương. Bữa cơm gia đình không chỉ là bữa ăn mà còn là trường học để bảo ban, nhắc nhở nhau bao điều nhân nghĩa ở đời.
Xây dựng một gia đình đạt chuẩn văn hóa là góp phần làm cho xã hội lành mạnh, phát triển. Từ bữa cơm gia đình dạy cho trẻ “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”. Câu nói đơn giản nhưng chứa đựng bao nét đẹp gia phong, nét đẹp truyền thống. Nhờ những bữa cơm xum họp gia đình thân thương đầm ấm mà xích lại gần nhau hơn, khích lệ, động viên nhau để vươn lên trong cuộc sống.
Bác Hồ căn dặn: “Con trẻ là cái mầm, cái bóng của dân tộc, con trẻ được gia đình nuôi dưỡng, giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường, tự lập”. (2)
Thấu suốt lời dạy của Bác thì dù xã hội có tiến lên, có phát triển đến đâu thì gia đình mãi là tổ ấm, là nơi hun đúc những tâm hồn con trẻ.
Trong hoàn cảnh hôm nay của đất nước, chúng ta thông cảm và chia sẻ những người đi xa, thiếu những bữa cơm sum họp gia đình để làm nghĩa vụ gìn giữ biển cả, biên cương. Ở hậu phương, những bậc làm cha, làm mẹ, những người vợ, bữa cơm thiếu hình dáng các anh nhưng nhờ các anh mà các gia đình mới có những bữa ăn xum họp.
Nhân ngày gia đình Việt Nam 28/6 chúng ta mong muốn có những gia đình đầm ấm, thuận hòa “để tát biển Đông cũng cạn” đong đầy tình yêu thương là rất cần thiết vì ở mỗi gia đình tốt sẽ dạy cho chúng ta biết “nỗi giận” nhưng nỗi giận có kiểm soát, sự nổi giận của người lương thiện trung thực để góp phần gìn giữ chủ quyền của tổ quốc. Bởi vậy, gia đình là tế bào của xã hội là hạt nhân của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt như lời Bác dạy.
1, 2 - Những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, NXB sự thật, tập V, trang 251, 252
Văn song (TTV)
(HBĐT) - Tỉnh ta hiện có trên 240 khu, điểm, cơ sở lưu trú du lịch; trong đó có 40 di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia, 24 di tích cấp tỉnh, trên 50 bản, làng có giá trị cao về du lịch cộng đồng.
(HBĐT) - Sáng 23/6, Sở VH-TT&DL tổ chức khai mạc lớp bồi dưỡng quản lý cơ sở lưu trú và nghiệp vụ du lịch tỉnh năm 2014. Tham gia lớp bồi dưỡng có 50 học viên là cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ nhà hàng, các điểm, khu du lịch trên địa bàn toàn tỉnh.
(HBĐT) - Thịt chua không chỉ được dùng làm món ăn trong mâm cỗ ngày rằm, ngày tết của người Dao Tiền mà họ còn dùng nó để tiếp đón khách quý, bởi họ coi đó là món ăn đặc biệt trong ẩm thực truyền thống của dân tộc mình.
(HBĐT) - 6 tháng đầu năm, Thanh tra Sở VH, TT & DL đã tăng cường kiểm tra một số hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá trên địa bàn. Kết quả, đã kiểm tra 18 lễ hội, 88 cơ sở kinh doanh karaoke, 3 điểm kinh doanh đĩa phim và ca nhạc sân khấu, giám sát 18 chương trình biểu diễn nghệ thuật ca nhạc, xiếc… Trong quá trình kiểm tra, Thanh tra Sở đã lập biên bản nhắc nhở 11 cơ sở kinh doanh karaoke, tịch thu 830 bộ đĩa phim, ca nhạc không tem nhãn, 8 đơn vị chưa thực hiện làm hồ sơ thông báo quảng cáo.
(HBĐT) - Sau khi hòa bình lập lại, ở lứa tuổi biết đọc, biết viết, tôi được nghe một câu ca dao thời kháng chiến chống thực dân Pháp “Anh chừ đánh giặc nơi đâu/Chiềng Vang, Vụ Bản hay vào Trị Thiên?”... Câu ca dao đó lóe lên trong đầu tôi về những vùng đất thật xa xôi, thơ mộng. Tiếp đến là những tác phẩm sưu tầm, nghiên cứu văn hoá dân gian trong các vùng mường của Đinh ân, Bùi Thiện, Quách Giao cứ ám ảnh, khêu gợi tính hiếu kỳ trong tôi hàng thập niên về vùng đất ấy, nhất là sau khi đọc tác phẩm “Hoa hậu xứ Mường” mà sau này gộp với vương quốc ảo ảnh thành tiểu thuyết “Đất Mường” của nhà văn Phượng Vũ.
(HBĐT) - Năm 2014, Sở LĐ -TB&XH triển khai thí điểm mô hình “Xây dựng, sửa đổi quy ước, hương ước, đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới (BĐG)” tại 5 xã huyện Đà Bắc gồm: Tu Lý, Hào Lý, Toàn Sơn, Hiền Lương và thị trấn Đà Bắc. Mục đích chính của mô hình nhằm đưa các chủ trương, chính sách về BĐG vào trong hương ước, quy ước của thôn, làng, bản. Từ đó, giúp người dân có nhận thức đúng về BĐG và thực hiện các hành vi có chuẩn mực, văn hóa tại cộng đồng.