Anh Đoàn sở hữu hàng chục con chim hót.
(HBĐT) - “Chơi chim - thú chơi bậc quân vương giờ đã thành trào lưu, thu hút ngày càng đông đảo người dân trong tỉnh. Dân chơi chim, miệt mài theo đuổi dáng hình chim. Đâu có chim hay, chim tốt tìm đến bằng được, chí ít là để ngắm, để nhìn. Một ngày không thấy chim, nghe chim hót trống trải vô cùng. Chim ốm, người ốm, chim bỏ ăn, lông chim sơ xác mà đau lòng. Chọi chim thắng lòng lâng lâng sảng khoái cả tháng trời. Thua - chim mình kém chim bạn, nhìn chim tổn thương mà day dứt khôn nguôi, những mong ngày rèn luyện phục thù. Chơi chim tính cách phải có chút lãng tử, hào hoa, tinh tế, biết thẩm trà, thẩm rượu, biết chút thơ ca, đem tình yêu thương chăm chút cho chim. Người cục mịch, không vượng khí, bon chen, toan tính thiệt hơn, chắc hẳn chim chẳng ưa. Cố gắng, nuôi mãi, vực mãi chim chẳng lớn, hót chẳng thanh, lông chẳng bóng, không quyến rũ được chim cái và hiển nhiên đừng có mơ tới chim đẹp, chim hay. Chơi chim tốn tiền, tốn của, tốn thời gian không phải ai cũng theo được nên nhiều người thích, yêu, chỉ đến thấy chim thôi”.
Anh Quý đam mê chim từ nhỏ, có “thâm niên” chơi chim tới 20 năm, giờ có tiếng trong giới chơi chim Hòa Bình. Anh sở hữu một hệ thống cửa hàng chim ở chợ Phương Lâm cũ, gồm lồng chim, chim cảnh các loại, đồ ăn cho chim. Anh Quý chỉ nhìn tướng, lông chim biết ngay đó là loại chim ở phương trời nào. Miền Bắc lông chim có tâm đen, miền
Chiếc lồng chim đẳng cấp của anh Quý ở chợ Phương Lâm (TP. Hòa Bình)
Chơi chim ngoài đam mê cần liên tục bồi đắp kinh nghiệm chăm chim, luyện chim, một sợi lông sơ cũng phải để ý. Tùy theo sở thích dân chơi chim coi trọng các loài chim, người thích chào mào, kẻ say họa mi, người lại mê mẩn chim cu gáy... Anh Quý chia sẻ: Chơi chim đệ nhất họa my. So với họa my loại chim nào cũng về nhì. Chim họa mi chọi đó là cuộc chiến diễn võ oai hùng, mất còn của chim đực thể hiện trước chim mái. Dân chim Hòa Bình thích nhất là chơi họa mi vì vừa tận hưởng, thưởng thức tiếng hót mê ly lại vừa cảm giác chinh chiến, thắng bại. Đối với chim chọi, đẳng cấp vẫn là họa mi chiến. Tiêu chí đầu tiên vừa đủ to khoảng 60-70 gam. Chim phải khỏe, thế đẹp, dáng thẳng, lông óng ả, tiếng giọng véo von, chân móng mèo, bàn khóa dài rộng, cổ chân khỏe mạnh, mí mắt dày, màu xanh, trông uy dũng, hung dữ, lì lợm và nhanh nhẹn. Trước khi thi đấu, mi sải cổ hót lảnh lóng nhằm át vía đối phương. Sau đó là màn chinh chiến căng thẳng và khốc liệt, mất còn.
Thông thường chim được đánh bẫy ở các vùng rừng núi, rừng già nhiều chim và muông thú, có thâm niên chinh chiến và là thủ lĩnh để giữ lãnh địa, giữ con mái. Nếu là mi hót là loại chim bắt chước, giả được nhiều giọng hót át vía các loại chim khác. Người có tiềm lực và không có điều kiện đánh bắt chim, thường mua lại họa mi chiến về tiếp tục thuần dưỡng để nâng cao đẳng cấp hót và chinh chiến. Họa mi hót phải có hình dáng khoan thai, đầu xà, mắt méo, xọc đôi, mình chuối phải được phải có tiếng hót bài bản, luyến láy, đảo giọng liên tục, dáng oai vệ cất tiếng hót áp đáo các loại chim khác. Chào mào - bậc quân vương của chim cảnh cũng là giống chim đem lại cảm giá mê mẩn cho người chơi. Chào mào đẹp phải có điệu bộ lanh lợi, thân hình dài, lông mượt, hai viền lông đen bên ngực phải to và dài gần đụng nhau, miệng mỏng, ngắn. Chào mào mũ lân thường được ưa chuộng hơn cả bởi gốc mũ dày nhưng phần đỉnh lại vót nhọn và cong như sừng đầu lân. Một chú chim đẹp khi hót có dáng đứng chữ C, tức là thân thẳng nhưng đuôi quắp vào, tiếng hót mê hoặc. Chào mào rất dễ thuần dưỡng, không cần công phu và tỉ mẩn như chăm sóc các loài chim “quý tộc” sơn ca, chích chòe, họa mi và giá cả cũng dễ chịu nên quảng đại người chơi chim thích.
Mê chim mỗi người một vẻ. Tất cả đều trân trọng, nâng niu chim mình. Anh Đoàn, ở Sủ Ngòi có thâm niêm chơi chim cỡ trên 30 năm. Nhà ba tầng, anh bố trí tầng thượng trồng lan rừng và nuôi chim. Anh có chục con chim các loại bao gồm: mi, khiếu, chòe lửa, chòe than, vành khuyên, cu gáy, chào mào. Anh Đoàn cho biết: Chơi chim phải hiểu rõ đặc tính từng loài, cách cho ăn, tắm, thuần chim hay còn gọi là vực chim. Ví như muốn có bộ lông óng ả, chào mào ngoài thức ăn thông thường, côn trùng, cám bã, chứng cút lòng đỏ phải có ớt vừa đủ độ cay, để giữ màu đỏ nơi khóe mắt và đít của chào mào. Thời gian cho chào mào tắm cũng phải vào buổi trưa có nắng để chim trải chốt làm dáng và sưởi ấm. Có vậy tiếng hót chào mào mới truyền thanh lảnh lót.
Đối với mi cần cho ăn ổn định đầy đủ khoáng chất thì thi đấu mới hăng. Ngày xưa chưa có cám bán, dân chim phải chọn loại gạo thật ngon rang vàng hạt bảo đảm vừa chín tới, sống cũng không được, cháy cũng không được, rồi trộn với lòng đỏ trứng gà giã nhỏ, thật nhuyễn, dùng nắm tay bóp phải thật tơi, chim mới không chê. Bây giờ đã có cám chim nhưng làm đồ ăn cho chim cũng phải cầu kỳ. Cám chim 1 túi, cộng với vài lòng đỏ chứng gà, cào cào non, nhỏ, tôm say nhuyễn, trộn phơi dưới nắng, đủ độ khô rồi nghiền thành bột để cất tủ cho chim ăn cả năm. Nuôi chim, thuần chim, luyện chim không được nóng vội. Đối với chim mới bẫy từ rừng già về thuần dưỡng, cần vực từ từ, dần dần. Phải hiểu tính khí, điều kiện, môi trường của từng loại chim để có cách chăm sóc riêng biệt. Chim là giống ưa sạch và kỹ tính, nên người chơi chim cũng cần đáp ứng tiêu chí. Cho ăn tỉ mỉ đã đành, ngày nào cũng phải phơi nắng và cho chim tắm. Chim ưa sạch, chuồng bẩn chớ có hót hay. Chăm sóc, luyện chim vô cùng công phu. Luyện một chim từ hoang dã đến khi có tiếng hót và có thể chinh chiến được có khi vài tháng, nhưng cũng có khi tới hàng năm.
Chỉ có dân chơi chim mới cảm nhận được sự thèm khát chim quý. Nơi nào có chim quý, dân chim đều cất công tìm tới. Nếu không mua được cũng là để ngắm cũng là hạnh phúc rồi. Anh Đoàn cho biết, mấy anh em đang dùng chim mồi đẹp, phục bẫy 1 con hồng khuyên ở rìa rừng thành phố Hòa Bình để thuần dưỡng. Hạnh phúc nào bằng khi mỗi sáng tinh sương nhâm nhi ly café, tận hưởng muôn giọng chim hót thanh thót trên cao ở giữa phố phường như được thả hồn, khỏa mình trong thiên nhiên hoang sơ, như được trở về dòng sông thơ ấu vậy. Thú chơi chim đẳng cấp ở Hòa Bình đã thu hút hàng trăm người tham gia. CLB Họa My chiến Hòa Bình tập hợp và là sân chơi tao nhã của người đam mê chim quý, đã qua nhiều mùa giải, vừa mới đây, đoạt giải cờ Tam Nguyên - cờ cao quý nhất của Họa My chọi khu vực. Nhiều cá nhân của CLB dành giải nhất tham gia các cuộc thi chim hót, chim chọi.
Lê Chung
(HBĐT) - Cuối tháng 11, theo lời mời của Bộ Thông tin - Văn hóa và Du lịch nước CHDCND Lào, đoàn công tác của Bộ Thông tin và truyền thông Việt Nam mà thành viên đa phần là các nhà báo đã có một tuần làm việc trên đất nước bạn. Nơi ấy, ấn tượng sâu đậm nhất là văn hóa Lào, tình hữu nghị sâu sắc thủy chung Việt - Lào.
(HBĐT) - Trong nắng đầu xuân, người dân vùng Mường Kỳ Sơn lại nô nức cùng nhau trẩy hội. Hội xuân Kỳ Sơn hàng năm được tổ chức luân phiên giữa các vùng, xã đã mang đến không khí tươi vui, phấn chấn cho nhân dân hướng đến một năm mới nhiều may mắn, tốt lành.
(HBĐT) - Trong câu hát cổ xưa của người Việt gói ghém khá nhiều phong tục dịp Tết cổ truyền: “Thịt muối dưa hành, câu đối đỏ; cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Cây nêu ngày Tết giờ ít thấy ở những chốn thị thành đông đúc nhưng tại nhiều địa phương trong tỉnh như Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, nhân dân các dân tộc Mường, Kinh vẫn lưu giữ phong tục này với ý nghĩa đón mừng năm mới, mừng tổ tiên về với con cháu, xua đuổi ma quỷ hoặc những điều bất hạnh trong năm cũ và cầu mong một năm mới tốt lành.
(HBĐT) - Bản Mường xóm Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) vui náo nức trong ngày hội mùa xuân. Chúng tôi cảm nhận điều đó khi đi trên con đường bê tông trải rộng, thoáng đãng, thẳng băng tìm về nơi được xem là làng cổ xưa nhất của xứ sở Mường Bi xinh đẹp. Đây là nhịp cầu kiên cố bắc qua con suối hiền hòa chảy róc rách đêm ngày, kia là những chân ruộng mướt xanh màu của lúa, rau, ngô, sắn. Những ngôi nhà sàn còn sót lại theo lối kiến trúc của người Mường cổ nằm yên bình dưới bóng mát của rặng tre và những tán cau. Người già cười ngất ngư xem lũ trẻ trong xóm chạy quanh đụn rơm khô chơi trò đuổi bắt, chị em phụ nữ tập trung ở sân nhà văn hóa múa, hát, đánh cồng chiêng… Tất cả gợi lên nhịp xuân phơi phới trên bản Mường.
Kiểm tra ráo riết, phối hợp liên ngành trong việc quản lý lễ hội năm 2015, đặc biệt đối với các hiện tượng gây nhức nhối nhiều năm nay như đặt tiền lẻ, tăng giá dịch vụ… là những việc mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chú trọng thực hiện ngay từ trước khi mùa lễ hội bắt đầu.
(HBĐT) - Năm nay tôi định đưa mẹ đi may bộ áo dài đẹp để mặc trong dịp Tết và thỉnh thoảng đi ăn cưới con cháu hoặc liên hoan văn nghệ trong KDC nhưng mẹ thích may bộ váy Mường truyền thống. Thế là sau khi đi hỏi một vài địa chỉ chuyên may trang phục dân tộc, mẹ con tôi đã chọn may được cho mình bộ trang phục truyền thống khá ưng ý. Những bộ trang phục dân tộc được may khéo léo trên nền cơ bản của truyền thống kết hợp với cách tân.