Xin chữ đầu năm là nét đẹp văn hoá 

được lưu giữ tại đền thờ thầy giáo Chu Văn An ở thị xã Chí Linh (Hải Dương).

Xin chữ đầu năm là nét đẹp văn hoá được lưu giữ tại đền thờ thầy giáo Chu Văn An ở thị xã Chí Linh (Hải Dương).

(HBĐT) - Từ vài năm nay, trong những chuyến du xuân đầu năm, chúng tôi không thể bỏ qua một điểm đến mang giá trị lịch sử, ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đó là đền thờ thầy giáo Chu Văn An, tọa lạc trên núi Phượng Hoàng thuộc địa phận phường Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đến đây như tìm về cuội nguồn của sự học, đạo học, tỏ lòng thành kính, tri ân trước người thầy vĩ đại, đức nghiệp thanh cao, trong sáng vì sự nghiệp giáo dục của nước nhà.

 

Trong cuốn sách “Chu Văn An với di tích Phượng Hoàng” viết rằng: Sự nghiệp thầy Chu Văn An là sự nghiệp của nhà giáo mẫu mực của muôn đời. Tư tưởng giáo dục của ông là “Hữu giáo vô loại”, tức là nền giáo dục đi tới muôn dân, không từ chối dạy dỗ đối với bất kỳ loại người nào, miễn là có ý muốn học tập. Quan điểm dạy học của thầy là học đi đôi với hành. Theo thầy: “Học mới chỉ là mắt, hành mới có chân. Có mắt, có chân mới tiến được. Có biết mới làm được, có làm mới biết. Nhưng cái biết trong làm mới là cái biết thiết thực, cái biết sâu sắc nhất”.

 

Thầy giáo Chu Văn An sinh năm 1292, mất năm 1370. Sau khi qua đời, tại nơi thầy làm nhà ở ẩn đền thờ được xây dựng. Trải qua thăng trầm lịch sử, sau nhiều lần tôn tạo, trùng tu, hiện nay, đền thờ thầy giáo Chu Văn An được xây dựng trên một thế đất cao, rộng và linh thiêng. Theo các nhà nghiên cứu, đền xây dựng theo thuyết phong thủy của người xưa, phía trước có núi Ngọc làm tiền án, phía sau có núi Phượng làm hậu trẩm, hai bên là núi Kỳ Lân và núi Phượng Hoàng như sải cánh của con chim Phượng Hoàng. Đền thờ kiến trúc theo kiểu chữa nhị, mang đậm phong cách kiến trúc thời Nguyễn. Nghệ thuật trang trí theo đề tài tứ linh, tứ quý. Đền gồm 5 gian tiền tế và 1 gian hậu cung. Phía trong hậu cung đặt tượng thờ thầy. Hàng năm, khu di tích thu hút hàng vạn du khách đến thăm quan, nghiên cứu, phần lớn là giáo viên và HS - SV khắp mọi miền đất nước. Nhiều trường học ở tỉnh Hải Dương, Hà Nội, Quảng Ninh và các tỉnh, thành phố chọn nơi này là nơi tổng kết năm học, ký giao ước thi đua hay là nơi dâng hương, cầu nguyện trước một kỳ thi quan trọng.

 

Di tích Phượng Hoàng, đền thờ thầy giáo Chu Văn An là nơi tôn vinh sự học, hướng về đạo học nên nơi đây còn lưu giữ một phong tục, nét đẹp văn hóa rất riêng là: xin chữ thánh hiền. Xin chữ, treo tranh chữ ở vị trí trang trọng trong ngôi nhà là nét đẹp văn hóa có từ ngàn xưa của người Việt Nam. Mỗi chữ được chọn để treo thể hiện khát vọng, ý chí, tâm nguyện của người chơi tranh. Xin chữ ở đền thầy Chu Văn An vừa kế thừa những nét văn hóa truyền thống, vừa có một ý nghĩa riêng.

 

Sử sách ghi rằng, khi thầy Chu sống ẩn dật tại núi Phượng Hoàng cũng cho chữ nhiều người. Chữ được viết bằng mực son đỏ tươi. Son được lấy từ Giếng Son dưới núi. Thầy dùng mực son viết chữ cho nhiều người. Người làm quan thầy cho  những chữ “liêm”, “chính”, “tâm”, “đức”. Học trò được thầy cho chữ “thành”, chữ “học”. Người được chữ thầy cho như được một báu vật thiêng liêng, nâng niu suốt đời. Hơn 600 năm thầy giáo Chu Văn An qua đời, nhiều di tích liên quan đến thầy đã mai một. Song, nét văn hóa “xin chữ” những ngày đầu năm ở đền thờ thầy vẫn được bảo tồn. Chữ vẫn được viết bằng màu mực son tươi.

 

Hiện nay, ngay tại khu đền thờ thầy có một khoảng dành riêng cho những ông đồ ngồi cho chữ. Người xin chọn chữ tùy theo ý nguyện, mong ước của mình hay người thân. Song được xin nhiều nhất vẫn là những chữ: liêm, chính, tâm, đức, nhẫn, minh, hiếu, an, thành, trung, đạt, tình.

 

Em Nguyễn Hoàng Lan, học sinh lớp 12 ở Hà Nội đầu năm đến đền thờ thầy Chu Văn An xin chữ “minh”, chữ “thành”. Lan bộc bạch: Những chữ em xin thầy với ước nguyện về trí thông minh, sự minh mẫn, thành công trước kỳ thi THPT quốc gia sắp tới.

 

Người xin chữ thường đem chữ đặt trước ban thờ thầy. Quỳ lạy, khấn rõ tên, tuổi, địa chỉ và tâm nguyện của mình rồi xin chữ đem về treo ở nhà. Đầu năm, ngoài xin chữ, nhiều du khách đến đền thầy Chu Văn An còn muốn xin lộc học hành, thi cử bằng cách dâng sách, vở, bút vào đền rồi xin về cho con, cháu viết lấy khước.

 

 

                                                                  Bình Giang

Các tin khác

Trong

 “biển người” về dự lễ hội Khai hạ 

Mường Bi 

năm 2015 có sự góp mặt của không ít công chức, viên chức.
ĐVTN phường Phương Lâm bóc dỡ quảng cáo, rao vặt trái phép trên tuyến đường Cù Chính Lan.
Đoàn kiểm tra, nhắc nhở các chủ của hàng buôn bán tại khu du lịch chùa Tiên.
Đông đảo người dân địa phương tham gia thi đấu giao hữu bóng chuyền tại lễ hội Chùa Hang – Hang Chùa.

Phấn đấu 76% trở lên số gia đình đạt danh hiệu văn hóa

(HBĐT) - Ngày 11/3, Ban chỉ đạo phong trào “TDĐKXDĐSVH” tỉnh tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch phong trào “TDĐKXDĐSVH” năm 2015. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chủ trì hội nghị.

Sôi động thị trường vàng mã

(HBĐT) - Trong dân gian người Việt từ xưa đã có câu “phú quý sinh lễ nghĩa”, câu nói ấy cho đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị. Khi cuộc sống có phần đủ đầy, việc dâng lễ cho ông bà tổ tiên, vong linh vào các dịp ngày rằm, mồng một, ngày lễ tạ ở mỗi gia đình cũng trở nên hậu hĩnh. Nhờ đó, nghề hàng mã ngày càng phát triển, thị trường hàng mã ngày càng trở nên sôi động.

Hướng tới xã hội hóa công tác bảo tồn, bảo tàng

(HBĐT) - Với nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản và trưng bày tuyên truyền di sản văn hóa các dân tộc trong toàn tỉnh, thời gian qua, Bảo tàng tỉnh đã làm tốt nhiệm vụ được giao góp phần bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử và danh thắng, các di sản văn hóa trên địa bàn.

Tăng cường khả năng tiếp cận của phụ nữ với CNQSDĐ

(HBĐT) - Chiều 9/3, Hội ND tỉnh phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Phát triển cộng đồng nông thôn (CCRD) tổ chức hội thảo Lập kế hoạch thực hiện các hoạt động của Dự án “Cuộc vận động nâng cao nhận thức của cộng đồng: Tăng cường khả năng tiếp cận của phụ nữ với GCNQSDĐ”.

Huyện Lương Sơn xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở

(HBĐT) - Trong năm qua, CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở KDC” trên địa bàn huyện Lương Sơn tiếp tục được đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, gắn với thực hiện xây dựng NTM, đô thị văn minh. Các KDC chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, quy ước KDC, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Toàn huyện xây dựng và duy trì trên 300 mô hình hoạt động hiệu quả về AN -TT, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc..., góp phần đưa CVĐ ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục