Bài 4: Vật báu

 

Từ thời người Việt Cổ / thời người Việt Mường còn chung một gốc, sử dụng chung một ngôn ngữ, đến thế kỷ IX - XI sau Công Nguyên đã tách ra thành hai dân tộc Việt (Kinh) và dân tộc Mường. Người Kinh, đặc biệt là người Mường đã bảo tồn, phát huy, kế thừa và sở hữu những giá trị quý báu kho tàng cồng chiêng của tiền nhân thời Việt cổ để lại.

 

Những chiếc cồng mặt phẳng, không có núm và những chiếc chiêng có gờ nổi chạy quanh trên mặt và có núm tròn nổi ở trung tâm mặt chiêng. Cồng và chiêng là dụng cụ, nhạc cụ tự vang, chuẩn âm, có bồi âm tốt được đúc bằng nguyên liệu đồng. Theo truyền ngôn của nhiều đời người Mường và truyền thuyết ghi trong Mo sử thi đẻ đất, đẻ nước thì hầu hết những chiếc chiêng hơ (chiêng cổ, chiêng xưa) còn được pha một tỷ lệ vàng bạc vào núm chiêng. Những chiếc chiêng như vậy có màu sáng, độ âm vang trong trẻo, bồi âm xa và tốt hơn chiêng nay (chiêng mới).

 

Từ trên một nghìn năm qua, kho tàng những chiếc chiêng quý giá đã được bảo tồn, tích lũy ngày một nhiều hơn, số lượng dày đặc hơn.

 

Theo thống kê của Sở VH -DL&TT, đến năm 2009 toàn tỉnh còn 9.918 chiếc chiêng các loại. Từ năm 2009 - 2014, ở các huyện Lạc Sơn, Kim Bôi và Cao Phong, nhân dân mua thêm được trên 200 chiếc chiêng nay.

 

Số chiêng lớn đang được bảo tồn,  phát huy ở mỗi xóm, mỗi làng, cơ quan văn hóa của huyện và tỉnh. Mỗi nơi sở hữu một, hai bộ, từ 12 - 30 chiếc. Mỗi gia đình cũng sở hữu từ 2 - 4 chiếc chiêng quý giá. Một số gia đình còn lưu giữ và sử dụng từ 12 - 100 chiếc chiêng hơ và chiêng nay trình tấu, trình diễn trong những ngày lễ, kỳ lễ hội và để bảo tồn, trưng bày, phát huy di sản văn hóa cổ truyền của dân tộc. Trước đây ở nhiều đình chùa, miếu đền cũng lưu giữ và “thờ” mỗi nơi 1 - 2 chiếc chiêng “thiêng” quý giá. Những chiếc chiêng “thần thiêng” như vậy, trước khi sử dụng người giữ đình chùa phải thắp nhang xin phép, và cũng chỉ một mình người giữ đình chùa mới được đánh chiêng “thần”.

 

Theo quan điểm và thẳm sâu trong tiềm thức mang tính lịch sử và giá trị, vị thế văn hóa của người Mường. Cồng chiêng là vật báu, là của gia bảo truyền đời của gia đình, họ tộc và cộng đồng làng xóm, dân tộc. Cồng chiêng là biểu hiện của sự giàu có, sang trọng, niềm tự hào, tự trọng và với những nhà Lang đạo còn là sức mạnh quyền uy.

 

Khi cần tập trung dân Mường đi lao dịch cho nhà lang. Khi đi săn muông thú và cả khi phải xông vào trận mạc, nhà lang chỉ cần đánh 3 hồi chiêng lại dùi 9 tiếng là tất cả dân Mường đều phải có mặt và thực hiện việc tù trưởng, lang đạo giao cho.

 

Những khi lễ bái, lễ hội và những cuộc gặp gỡ giao lưu với bạn hữu, khách thập phương đều có trình tấu, trình diễn âm nhạc cồng chiêng. Cồng chiêng có ở mọi nơi người Mường sinh sống và hầu hết mọi người, đặc biệt là chị em phụ nữ đều say mê, trân trọng trình tấu, trình diễn âm nhạc cồng chiêng. Cồng chiêng còn song hành, gắn bó với suốt vòng đời con người.

 

Từ những giá trị, thực tiễn đó đã được dân tộc Mường trân trọng, bảo tồn và phát huy suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Chúng ta thấy rằng cồng chiêng Mường là vật báu; là thể loại văn hóa, âm nhạc dân gian mang tính phổ biến, toàn dân, có giá trị lớn, tinh túy, trường tồn. Là vật báu muôn đời của người Mường cồng chiêng cần đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu toàn diện khoa học, sâu sắc và có những văn bằng tôn vinh; Những chính sách hữu hiệu bảo tồn và phát huy.

 

(Còn nữa)

 

 

                                                                   NSƯT Bùi Chí Thanh

 

 

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Pa nô, áp phích chào mừng Đại hội được treo dọc tuyến quốc lộ 6 đoạn qua thị trấn Mường Khến.
Khu du lịch suối khoáng Kim Bôi thu hút du khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng.

Dấu ấn phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

(HBĐT) - Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bùi Tân Cảnh, Trưởng Phòng VH -TT huyện Kim Bôi khẳng định: Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã có tác động tích cực trong xây dựng NTM; xây dựng KDC văn hóa; hình thành nếp sống văn minh nơi công sở, tác phong, lề lối làm việc chuẩn mực trong cơ quan... Đặc biệt, phong trào đã từng bước huy động được sức dân và cả hệ thống chính trị, cùng tham gia giải quyết những vấn đề khó khăn, bức xúc về kinh tế, văn hóa, xã hội ở KDC. Theo đó, tính đến nay, toàn huyện Kim Bôi có 65% hộ gia đình, 65% làng, bản, khu dân cư, 90% cơ quan, trường học được công nhận đạt chuẩn văn hóa.

Câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc - nơi vun đắp tình yêu

(HBĐT) - Câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) thành lập từ năm 2011 và được đánh giá là một trong những CLB có hoạt động tích cực, hiệu quả. Nơi đây đã trở thành điểm hẹn, gặp gỡ, chia sẻ của các thành viên về những vấn đề liên quan đến cuộc sống gia đình và mối quan hệ trong KDC. Chị Phùng Thị Hữu, Chủ tịch Hội Phụ nữ phường Tân Thịnh cho biết: CLB ra đời nhằm giúp các thành viên sẻ chia, tháo gỡ khó khăn, tìm ra những biện pháp để cùng nhau xây dựng gia đình êm ấm, hạnh phúc. Tại đây, các thành viên cũng được học hỏi thêm kinh nghiệm làm ăn, phát triển kinh tế hộ gia đình.

Đôi điều trăn trở và tâm huyết với di sản văn hóa Mường

(HBĐT) - Qua một số lần được tiếp xúc, gặp gỡ và nói chuyện với ông Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, tôi biết ông là người rất tâm huyết với di sản văn hóa dân tộc, đặc biệt là văn hóa dân tộc Mường, vì ông cũng là dân tộc Mường. Thế rồi vào một buổi tối đầu tháng 4/2015, trong không khí chuẩn bị cho lễ ra mắt Bảo tàng Di sản Văn hóa Mường và khi đã ấn định ngày chính thức, tôi đến nhà riêng của ông để mời ông tham dự lễ ra mắt của Bảo tàng.

Hạnh phúc khi biết sẻ chia

(HBĐT) - Vợ chồng cụ ông Nguyễn Bá Trình và cụ bà Vũ Thị Yên, trú tại tổ 11, phường Phương Lâm (thành phố Hòa Bình) năm nay đã 93 tuổi - Cái tuổi xưa nay hiếm. Trải qua 75 năm chung sống hạnh phúc, đối với hai cụ, đây là một hành trình đầy gian nan và thử thách để có ngày hạnh phúc này. Cụ ông vốn chàng trai Chương Mỹ - Hà Tây (nay là Hà Nội), cụ bà vốn là cô gái của vùng đất dệt Nam Định, hai cụ thoát ly lên Hòa Bình làm ăn sinh sống rồi gặp nhau, bén duyên.

Huyện Tân Lạc: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ

(HBĐT) - Trong những năm qua, công tác thực hiện bình đẳng giới nói chung và vì sự tiến bộ phụ nữ (VSTBPN) nói riêng của huyện Tân Lạc đã có nhiều chuyển biến tích cực. Việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị luôn được cấp uỷ, chính quyền các cấp quan tâm, tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động.

Thi nấu ăn “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”

(HBĐT) - Ngày 28/6, Phòng VH – TT phối hợp với công đoàn ngành giáo dục và LĐLĐ huyện Lương Sơn tổ chức hội thi nấu ăn với chủ đề “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”. Đây là lần đầu tiên huyện tổ chức hội thi nấu ăn nhân kỷ niệm ngày gia đình Việt Nam 28/6.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục