Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” giai đoạn 2011-2015

Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” giai đoạn 2011-2015

(HBĐT) - Ngày 10/12, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và 10 năm thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Đến dự có đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ, các đồng chí lãnh đạo đại diện lãnh đạo Văn phòng TT BCĐ Trung ương, lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, thành viên Ban chỉ đạo tỉnh và các huyện, thành phố. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo phong trào chủ trì hội nghị.

 

Những năm qua, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội đã thực sự thấm sâu vào nhận thức của mỗi người dân, hộ gia đình và cộng đồng dân cư.  Phong trào đã trở thành sự nghiệp của toàn dân, do nhân dân thực hiện, thể hiện qua việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, qua vận động xã hội hóa nhằm huy động sức dân đóng góp cho nhiều công trình phúc lợi, cho ngày vì người nghèo, cho các đối tượng chính sách, bảo trợ xã hội... qua đó,  đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, là cơ sở vững chắc cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, tích cực góp phần thực hiện thắng lợi chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Đến nay, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" nói chung, phong trào thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội nói riêng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: Trong 5 năm qua, tỷ lệ gia đình văn hóa toàn tỉnh luôn đạt trên 70%; tỷ lệ làng, bản, tổ dân phố văn hóa đạt trên 60%; tỷ lệ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa đạt trên 90%; tỷ lệ người tập thể dục thể thao thường xuyên đạt 27%; tỷ lệ hộ gia đình thể thao đạt 21%; 73.274 người đạt chế độ rèn luyện thể thao theo tiêu chuẩn. Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cũng đã được quan tâm đầu tư xây dựng, tỷ lệ nhà văn hóa xóm, bản đạt 76%; nhà văn hóa xã phường thị trấn đạt 20%; nhà văn hóa huyện, thành phố đạt 100%; 16,2% xã đạt chuẩn nông thôn mới; trên 80% gia đình và trên 60% khu dân cư thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; có 82% việc cưới được tổ chức và thực hiện theo nếp sống văn hóa mới, trong đó có 45,6% đám cưới được tổ chức theo mô hình mới, tiết kiệm, hiệu quả; 89% việc tang được thực hiện theo nếp sống văn hóa mới, 56,6% xã, phường, thị trấn đã quy hoạch nghĩa trang theo quy định; trên 600 lễ hội dân gian, truyền thống, lịch sử cách mạng, lễ kỷ niệm… được tổ chức theo đúng quy định.

 

Bên cạnh những kết quả đã đạt được việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và nếp sống văn vinh trong việc cưới, việc tang và lễ hội vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: nhận thức của một số ít cán bộ, nhân dân chưa sâu về mục đích, ý nghĩa và tác dụng của phong trào; việc bình xét các danh hiệu văn hoá một số địa phương chưa thực hiện theo thông tư, hướng dẫn; chất lượng danh hiệu văn hoá chưa cao, một số địa phương còn chạy theo thành tích; việc tổ chức đám cưới của một vài gia đình vẫn còn phô trương, tốn kém và các tiệc mừng phát sinh trong đời sống nhân dân vẫn còn nhiều; tình trạng xâm hại di tích, tuỳ tiện tu sửa, tôn tạo, đưa đồ cúng tiến vào khuôn viên di tích khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền đang xuất hiện ở một số địa phương…

 

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ đánh giá cao những kết quả phong trào đã đạt được trong những năm qua, trong đó nhấn mạnh việc thực hiện 5 nội dung, 7 phong trào thiết thực đã góp phần quan trọng vào thành quả phát triển kinh tế xã hội của tỉnh giai đoạn 2011-2015, làm cơ sở vững chắc, nền tảng cho xây dựng và thực hiện kế hoạch 5 năm tới 2015-2020 mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI vừa thông qua. Đồng thời đề nghị cấp uỷ, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể các cấp trong tỉnh cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động số 27-CTr/TU, ngày 3/10/2014 về thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TƯ, ngày 9/6/2014 hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương khoá XI về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Đẩy mạnh thực hiện 5 nội dung, 7 phong trào thiết thực, hiệu quả. Huy động các nguồn lực xây dựng thiết chế văn hoá, thường xuyên duy trì, tu bổ và tăng hiệu quả, công năng sử dụng nhà văn hoá, khu thể thao cấp cơ sở đã được xây dựng theo quy định của Bộ VH,TT&DL. Công tác bình xét, công nhận các danh hiệu văn hoá cần phải được thực hiện nghiêm túc theo quy định, tránh bệnh thành tích. Đồng thời xây dựng các chỉ tỉêu của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” giai đoàn 2016-2020 của tỉnh phù hợp với các chỉ tiêu lĩnh vực văn hoá, xã hội theo như tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020.

 

Kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nghiêm túc tiếp thu những ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ và sẽ bổ sung vào chương trình. Xây dựng kế hoạch cụ thể cho giai đoạn tiếp theo, xây dựng và nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2016-2020 và việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội phát triển rộng khắp, có sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển chung của tỉnh.

 

Nhân dịp này, UBND tỉnh đã tặng bằng khen cho 22 tập thể và 18 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” giai đoạn 2011-2015 và 10 năm thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội (2005-2015).

 

                                                                                     

                                                                      Đỗ Hà

 

Các tin khác

Các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Sở VH-TT&DL gặp gỡ, trao đổi cùng các nhà văn tham gia trại sáng tác văn học nghệ thuật Hoà Bình năm 2015.
Tiết mục tham gia liên hoan của đoàn Hòa Bình.
Khu di tích quốc gia đặc biệt Nguyễn Du, thuộc xã Tiên Điền,  huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Không có hình ảnh

Lặng lẽ cùng đường phố

(HBĐT) - Phố bắt đầu lên đèn, dòng người càng trở nên tấp nập hơn, người hối hả trở về với gia đình, cùng nhau quây quần bên bữa cơm tối, có người thì vội vã chuẩn bị cho buổi hẹn hò cùng với một nửa yêu thương…

 

Khai mạc trại sáng tác văn học nghệ thuật năm 2015

(HBĐT) - Ngày 25/11, tại xã Dũng Phong, huyện Cao Phong, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh phối hợp với UBND huyện Cao Phong tổ chức khai mạc trại sáng tác văn học nghệ thuật năm 2015.

Xóm Hổ 1 xây dựng khu dân cư kiểu mẫu

(HBĐT) - Đưa chúng tôi đi trên con đường xóm rộng rãi, sạch sẽ, Trưởng xóm Bùi Mạnh Hùng vui vẻ cho biết: Từ đầu năm 2014, xóm Hổ 1, xã Ngọc Lương (Yên Thuỷ) được lựa chọn xây dựng mô hình xóm kiểu mẫu. Xóm có 92 hộ với 370 khẩu. Năm 2015, thu nhập bình quân đầu người đạt 22 triệu đồng, xóm còn 5 hộ nghèo.

Mai Châu - phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Cụ thể hóa Nghị quyết số 03, ngày 31/5/2011 của Huyện ủy về việc phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ) gắn với xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015, UBND huyện Mai Châu đã xây dựng đề án phát triển DLCĐ gắn với xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015. Thực tế cho thấy đây là chủ trương đúng đắn và phù hợp, mang lại hiệu quả thiết thực với nhiều lợi thế của huyện.

Giữ gìn bản sắc văn hóa trong xây dựng NTM

(HBĐT) - Những năm qua, cùng với thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh luôn quan tâm, chú trọng đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá thông qua nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.

 Nhân rộng mô hình giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa trang phục dân tộc Mường

(HBĐT) - Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết T.ư 5 (khóa VIII), sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam ở huyện Lạc Sơn đã có chuyển biến tích cực. Nhận thức về văn hóa của các cấp, các ngành và toàn dân được nâng lên. Đời sống văn hóa của nhân dân các dân tộc trong huyện ngày càng phong phú. Nhiều giá trị văn hoá của dân tộc Mường được phát huy, chuẩn mực văn hóa, đạo đức được hình thành. Văn hóa gia đình, dòng họ, cộng đồng đã được phát huy; nhiều phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc Mường được nghiên cứu, sưu tầm và phục dựng. Các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt tâm linh của người dân được quan tâm...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục