Toàn cảnh buổi tọa đàm.

Toàn cảnh buổi tọa đàm.

(HBĐT) - Ngày 26/12, tại Trung tâm Điều dưỡng người có công huyện Kim Bôi, Viện Ngôn ngữ học đã tổ chức tọa đàm lấy ý kiến xây dựng bộ chữ Mường tại Mường Động. Tham gia buổi tọa đàm có các đồng chí: Nguyễn Hữu Hoành, Phó viện trưởng Viện Ngôn ngữ học; GS.TS Nguyễn Văn Khang, nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học. Các đồng chí nguyên là lãnh đạo huyện và đại diện ban, ngành trên địa bàn huyện Kim Bôi.

 

Tại buổi tọa đàm, đại diện Viện Ngôn ngữ học và các đại biểu đã trao đổi xung quanh các nội dung về cách ghi âm đầu; cách ghi âm đệm; cách ghi âm chính; cách ghi âm cuối; cách ghi thanh đệm và bộ vần so sánh giữa tiếng Mường của Mường Bi và Mường Động.

 

Buổi tọa đàm nằm trong các hoạt động thực hiện Đề tài “Xây dựng bộ chữ Mường phục vụ cho việc bảo tồn, phát huy văn hóa Mường tại tỉnh Hòa Bình”. Theo kế hoạch, Viện Ngôn ngữ học sẽ tổ chức lấy ý kiến và đi điền dã lấy ý kiến nhân dân tại 4 Mường là Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng và Mường Động. Định hướng bộ chữ Mường cố gắng hướng đến những điểm chung, co bản có thể “dung hòa” được ngữ âm của 4 Mường. Chữ Mường Hòa Bình được xây dựng trên cơ sở của chữ quốc ngữ. Đây cũng là nguyên tắc chung khi xây dựng chữ viết cho ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong quốc gia đa ngữ (dựa vào chữ viết của ngôn ngữ quốc gia).

 

 

                                                                PV

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội thảo.
Công đoàn cơ sở  Công ty TNHH MTV  2/9 trao tiền hỗ trợ làm nhà cho gia đình anh Ngô Văn Hữu và chị Đoàn Thị Quỳnh, công nhân đội sản xuất của Công ty.
Chủ nhiệm CLB thơ Việt Nam tỉnh trao giấy khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc toàn diện năm 2015.

Bánh dầy của người Mông ở Hang Kia

(HBĐT) - Đối với người Kinh, bánh chưng là thứ bánh đặc trưng cho ngày Tết cổ truyền của dân tộc thì đối với đồng bào dân tộc Mông ở Hang Kia, bánh dầy cũng không thể thiếu cho mỗi dịp Tết về. Bánh dầy tượng trưng cho trời đất, sự an lành phồn thịnh của cuộc sống, là tượng trưng cho một năm gặt hái mùa màng bội thu, là thứ bánh để cúng ông bà cha mẹ, thay cho lời mời ông bà cha mẹ đa khuất về ăn tết cùng con cháu. Chiếc bánh tròn trĩnh, trắng trong gói gọn trong chiếc lá chuối, mùi hương của gạo nếp hương tỏa ra cùng với hương lá chuối, sự kết hợp đó tạo nên hương vị tuyệt vời như thể chỉ có bánh dầy hợp với lá chuối và cũng chỉ có lá chuối mới gói hợp với bánh dầy.

Thành phố Hòa Bình: Quan tâm phát triển văn hoá - xã hội trong xây dựng NTM

(HBĐT) - Trong 5 năm (2011-2015), TP Hòa Bình đã xây dựng được 3 nhà văn hoá xã với kinh phí 13 tỷ đồng, xây dựng mới và sửa chữa, nâng cấp 40 nhà văn hoá xóm với tổng kinh phí trên 4 tỷ đồng, trong đó, NSNN hỗ trợ trên 1,8 tỷ đồng, nhân dân đóng góp tiền, vật liệu và ngày công lao động trị giá hơn 2 tỷ đồng.

Nhà thơ Nguyễn Tấn Việt - người có duyên với các giải thưởng thơ

(HBĐT) - Vẫn còn nguyên ký ức về lần đầu gặp nhà thơ Nguyễn Tấn Việt , 1 trong 5 tác giả Hòa Bình vừa được tỉnh ta đề nghị lên Hội đồng xét tặng giải thưởng nhà nước Trung ương về văn học-nghệ thuật năm 2015

Lương Sơn nỗ lực thực hiện các tiêu chí văn hóa xây dựng NTM

(HBĐT) - Trong 5 năm (2011- 2015), thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), Phòng VH-TT huyện Lương Sơn (thành viên BCĐ 800 của huyện) đã bám sát các văn bản hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh, ngành tập trung tham mưu thực hiện 2 tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hoá, nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn, tỷ lệ thôn có nhà văn hóa, khu thể thao thôn đạt quy định của Bộ VH-TT-DL và tiêu chí số 16 về văn hóa phấn đấu xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hoá theo quy định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục