Loại cây Tứ Quý được bán nhiều ở khu vực Trung tâm thương mại bờ trái sông Đà
(HBĐT) - Kề cận Tết Nguyên đán, nhịp sống thị trường chộn rộn, hối hả. Nhà nhà tạm gác công việc bận rộn thường nhật để lo sắm sanh tươm tất cho những ngày Tết.
Lương thực, thực phẩm, rau xanh và một số nhu yếu phẩm thường sử dụng trong dịp Tết được người tiêu dùng dành lựa chọn ưu tiên. Tuy nhiên, vì hiện vẫn còn thời gian chuẩn bị nên chủ yếu người dân đăng ký đặt mua, chờ đến áp Tết mới lấy thực phẩm cho tươi lâu. Các món gà tươi sống, thịt lợn, thịt bò, giò chả… có sức mua cao trong dịp này. Qua khảo sát tại các chợ truyền thống, hầu hết các loại thực phẩm tiêu thụ mạnh dịp Tết đang có giá bán cao hơn so với ngày thường, đồng thời cao hơn khoảng 10% so với cùng thời điểm này năm 2015.Thời điểm hiện tại, thịt lợn thăn giá 100.000 đồng/kg, thịt bò bắp, bò thăn giá 250.000 đồng/kg, gà tươi sống loại ngon do người dân mang từ huyện ra giá 110.000 = 120.000 đồng/kg. Một số hàng hóa như gạo nếp, lá dong mấy ngày trước có dấu hiệu khan hiếm nhưng hiện tại đã có tập kết về khá nhiều tại các chợ. Bên cạnh các sản phẩm bánh, mứt kẹo, nước ngọt, mì chính, nước mắm trên thị trường giữ giá bình ổn hoặc tăng nhẹ thì bia, rượu trong dịp này tăng giá 5% - 7%.
Mặt hàng điện tử - điện lạnh, đồ dùng nội thất, quần – áo – giầy dép vào dịp Tết cũng rất hút khách. Nắm bắt tâm lý của người dân nhân lúc này muốn mua sắm thêm hoặc thay đổi các tiện nghi sinh hoạt trong gia đình, các Trung tâm thương mại, cửa hàng, cửa hiệu đã triển khai hàng loạt các chương trình khuyến mãi, kích cầu mua sắm Tết 2016 với nhiều ưu đãi dành cho khách hàng như Kanguroo giảm giá từ 30% - 70% đối với các sản phẩm quạt sưởi, máy sấy tóc, ấm siêu tốc. Các hãng điện tử lớn như Sam Sung, Panasonic triển khai các chương trình mua hàng giá sốc, bốc thăm trúng thưởng sản phẩm…tại trung tâm điện máy Tám Oanh. Nhiều cửa hàng quần áo thời trang như Seven AM, Bionline, Eva… cũng hút khách nhờ chương trình giảm giá khuyến mãi. Chưa kể, tại các điểm bán lưu động trên đường phố, áo rét và giầy được bán với giá khá “mềm”.
Chở đào Xuân về nhà
Từ ngày 23 tháng Chạp, tức ngày ông Công, ông Táo trở đi, tại nhiều tuyến phố trên đường Cù Chính Lan, Chi Lăng, Trần Hưng Đạo, Đại lộ Thịnh Lang đã được trang hoàng rực rỡ bởi sắc thắm của hoa đào, hoa cảnh, quất cảnh. Năm nay, đào rừng về phố không nhiều, chủ yếu là lái thương mang đào từ các làng hoa dưới xuôi lên. Giá mỗi cành dao động từ 300 nghìn đồng – 600 nghìn đồng, một số điểm bán đào ghép gốc phục vụ khách sành chơi đào cảnh có giá vài triệu đồng/cây. Do chịu ảnh hưởng của rét đậm, rét hại, đào rừng mang về từ Mộc Châu, Pà Cò – Mai Châu không đẹp hoa, số lượng tập kết dọc tuyến đường Trần Hưng Đạo không nhiều như mọi năm, giá trên, dưới 1 triệu đồng/cành. Một số loại hoa bán Tết như địa lan, đỗ quyên, cúc, trạng nguyên…giữ được chất lượng. Đáng chú ý năm nay, quất cảnh được khách mua đánh giá cao, cả quất thế và quất thường đều đẹp về dáng cây, dáng quả nhờ chăm sóc tốt, thời tiết thuận lợi. Giá quất cảnh đa dạng từ vài trăm nghìn đồng/cây đến 3 – 4 triệu đồng/cây. Điểm thu hút khách nhiều nhất là khu vực nhà văn hóa thành phố Hòa Bình, Trung tâm thương mại bờ trái sông Đà. Một loại cây độc đáo vừa có mặt trên thị trường thành phố Hòa Bình năm nay là cây tứ quý – giống cây ghép cho ra 4 loại quả cam, bưởi, gấc, phật thủ. Theo những người buôn từ mạn Hưng Yên lên thì cây tứ quý thu hút sự quan tâm của rất nhiều khách, về giá cao nhất 1 triệu đồng/cây, thấp nhất là 600 nghìn đồng/cây.
Theo quy luật thông thường càng đến sát Tết, giá các loại thực phẩm, nhất là thực phẩm tươi sống, giò chả sẽ tiếp tục tăng cao, giá gà dự báo tăng lên 140.000 đồng – 150.000 đồng/kg, thịt bò 280.000 đồng – 300.000 đồng/kg. Ngược lại, khách sẽ dễ dàng tìm được một chậu hoa hay cành đào, cây quất cảnh ưng ý, giá cả lại mềm hơn thời điểm này rất nhiều do tâm lý nhiều lái buôn ở tỉnh xa muốn bán nhanh, gọn để còn kịp về đón Tết ở quê nhà.
Bùi Minh
(HBĐT) - Để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tạo sự đồng thuận trong hệ thống chính trị, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của Di sản văn hoá Mo Mường trên địa bàn tỉnh Hoà Bình, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 08- CT/TU ngày 20/01/2016 về vấn đề này. Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở thực hiện tốt các nhiệm vụ:
(HBĐT) - Chợ Pà Cò - chợ của đồng bào 2 xã người Mông thuộc huyện vùng cao Mai Châu. Khi Tết của người Mông chỉ còn tính từng ngày, chúng tôi háo hức chọn thời điểm diễn ra phiên chợ Tết để được sống trong không khí náo nhiệt và tìm đến nét văn hóa riêng có, độc đáo của bà con nơi đây.
(HBĐT) - Đã thành thông lệ, mỗi khi tết đến xuân về, khắp các thôn, xóm, KDC của huyện Cao Phong đâu đâu cũng thấy không khí sôi nổi, háo hức tập luyện chuẩn bị các tiết mục văn nghệ đặc sắc để biểu diễn phục vụ bà con nhân dân trong những ngày xuân mới. Ông Bùi Ngọc Thuận, Chủ nhiệm CLB văn hóa dân gian xóm Bưng 1, xã Thu Phong cho biết: CLB văn hóa dân gian được thành lập với mong muốn là nơi tập trung và có sân chơi để những người đam mê nhạc cụ dân tộc, ca hát các làn điệu dân ca Mường được cùng tập luyện, sáng tác và biểu diễn đến đông đảo người dân trong vùng.
(HBĐT) - Chiêng là một dạng nghệ thuật trình diễn dân gian đặc sắc trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của người Mường Hòa Bình. Chiêng Mường có phương thức trình tấu, trình diễn âm nhạc hết sức phong phú, đa dạng. Chiêng sử dụng gọi mẹ khi đứa trẻ khát sữa, trong lễ cưới hỏi, chiêng trong lễ hội, săn bắt thú rừng, lễ mừng nhà mới, chiêng sử dụng trong tế thần, tang lễ và trong hội sắc bùa đầu năm. Những ngày đầu xuân, chúng tôi đi sâu tìm hiểu cái hay, cái đẹp của chiêng Mường trong hội sắc bùa.
(HBĐT) - Năm hết, tết đến, có lẽ một trong những công việc “ngốn” nhiều thời gian của chị em phụ nữ là sắm tết. Từ lựa chọn thực phẩm, trang hoàng nhà cửa cho đến chậu hoa, cây cảnh đều được các chị lựa chọn tỉ mỉ, bởi ai cũng mong muốn một cái tết đầy đủ để khởi đầu năm mới may mắn. Cùng chung tâm lý ấy, đồng bào dân tộc Mường, Thái, Tày thuộc các xã vùng lòng hồ sông Đà, huyện Đà Bắc cũng háo hức chờ đón phiên chợ cuối năm để lựa chọn những sản phẩm tốt nhất cho ngày tết và cũng để đem bán những sản vật đặc sản của núi rừng nhưng không thể thiếu trong ngày tết.
(HBĐT) - Làng hoa Trung Minh những ngày cận Tết đẹp rực rỡ, nông dân tấp nập vun xới, chăm hoa. Người bán buôn tìm đến Trung Minh đặt hàng. Người dân sành hoa cũng đến để ngắm và lựa chọn những nhành hoa mà mình yêu thích. Trung Minh từ lâu đã trở thành làng hoa xuân. Hoa được trồng trên ruộng nước, ven đất bãi, trước cửa nhà.