Hàng năm vào dịp giỗ Tổ, Đền Hùng lại đón hàng triệu du khách đến dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng.
(HBĐT) - Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba/Khắp miền truyền mãi câu ca/Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm (Ca dao).
Lễ hội Đền Hùng còn gọi là giỗ Tổ Hùng Vương là lễ hội thiêng liêng của cả dân tộc Việt Nam, để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc. Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và âu Cơ được xem như là Thủy Tổ người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Lễ hội diễn ra vào ngày mồng 10/3 âm lịch tại Đền Hùng, TP.Việt Trì (Phú Thọ). Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về nguồn gốc của ngày lễ trọng đại này. Theo Lịch sử Việt
Tấm Hùng miếu điển lệ bi do Hội đồng Kỷ niệm tỉnh Phú Thọ lập năm Khải Định thứ 8 (1923) có hai phần: Phần thứ nhất, chép lại công văn của Bộ Lễ triều Nguyễn, ngày 25/7 năm Khải Định thứ nhất (1917) gửi các vị ở phủ viện đường đại nhân tỉnh Phú Thọ cùng nhau tuân thủ điều sau đây: “Xã Hy Cương, phủ Lâm Thao có miếu lăng phụng thờ Hùng Vương ở núi Hùng, trải các năm, cả nước đến tế, thường lấy kì mùa thu, chọn vào ngày tốt làm lễ, chưa có việc định rõ ngày, mà tục lệ của dân xã đó lấy ngày Mười Một tháng Ba, kết hợp với thờ thổ kỳ, làm lễ riêng... (Sự thể này dẫn tới chỗ) thường hứng bất kì, hội họp cũng lãng phí theo sở thích, còn lòng thành thì bị kém đi... (Vì thế) cẩn thận định lại rằng, từ nay về sau, lấy ngày mồng Mười tháng Ba, lĩnh tiền chi vào việc công, phụng mệnh kính tế trước một ngày so với ngày hội tế của bản hạt, khiến nhân sĩ mọi miền đến đây có nơi chiêm bái...
Phần thứ hai của văn bia Hùng miếu điển lệ bi dành cho việc quy định Đệ niên kỉ niệm hội nhật lễ nghi (Nghi lễ ngày hội kỷ niệm hằng năm) với những câu như sau: “Nay phụng mệnh theo Bộ Lễ, chuẩn định ngày quốc tế tại miếu Tổ Hùng Vương là ngày mồng Mười tháng Ba. Chiều ngày mồng Chín tháng Ba hằng năm, các quan liệt hiến trong tỉnh, cùng các quan viên trong cả phủ huyện của tỉnh, đều phải mặc phẩm phục, tề tựu túc trực tại nhà công quán. Sáng hôm sau, tới miếu kính tế...
Như vậy, Lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương chọn nhật kỳ tiến hành vào mùa thu, là mùa tổ chức các lễ hội có lịch sử cổ xưa hơn các lễ hội mùa xuân. Đến năm 1917 mới có quy định chính thức của triều Nguyễn (đời vua Khải Định) lấy ngày mồng Mười tháng Ba hàng năm làm ngày quốc tế (Quốc lễ, quốc giỗ). Điều này được tấm bia Hùng Vương từ khảo do tham tri Bùi Ngọc Hoàn, Tuần phủ tỉnh Phú Thọ, lập năm Bảo Đại thứ 15 (1940) cũng đang đặt ở Đền Thượng trên núi Hùng, xác nhận: “Trước đây, ngày quốc tế lấy vào mùa thu làm định kỳ. Đến năm Khải Định thứ hai (dương lịch là năm 1917), Tuần phủ Phú Thọ (là) Lê Trung Ngọc có công văn xin bộ Lễ ấn định ngày mồng Mười tháng Ba hằng năm làm ngày quốc tế, tức trước ngày giỗ tổ Hùng Vương đời thứ 18 một ngày. Còn ngày giỗ (11 tháng Ba) do dân sở tại làm lễ.
Sau cách mạng tháng Tám (1945) Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm tới Đền Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều về thăm viếng. Kế tục truyền thống cao đẹp của cha ông, nhất là đạo đức uống nước nhớ nguồn, ngay sau cách mạng thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh của Chủ tịch nước số 22/SL - CTN ngày 18/ 2/1946 cho công chức nghỉ ngày 10/3 âm lịch hàng năm để tham gia tổ chức các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương - hướng về cội nguồn dân tộc.
Trong ngày Giỗ Tổ năm Bính Tuất (1946) - năm đầu tiên của Chính phủ mới được thành lập, cụ Huỳnh Thúc Kháng - Quyền Chủ tịch nước đã dâng 1 tấm bản đồ Tổ quốc Việt Nam và 1 thanh gươm quý nhằm cáo với Tổ tiên về đất nước bị xâm lăng và cầu mong Tổ tiên phù hộ cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình cùng nhau đoàn kết, đánh tan giặc xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 2 lần về thăm Đền Hùng (19/9/1954 và 19/8/1962). Tại đây Người đã có câu nói bất hủ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước. Người còn nhắc: “Phải chú ý bảo vệ, trồng thêm hoa, thêm cây cối để Đền Hùng ngày càng trang nghiêm và đẹp đẽ, thành công viên lịch sử cho con cháu sau này đến tham quan.
Năm 1995, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã được Ban Bí thư ghi trong thông báo là ngày lễ lớn trong năm. Ngành VH-TT-TT phối hợp với các ngành chức năng đã tổ chức lễ hội trong thời gian 10 ngày (từ 1/3 đến 10/3 âm lịch).
Tại Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06/11/2001 về Nghi lễ Nhà nước, trong đó có nội dung quy định cụ thể về quy mô tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương, cụ thể như sau:
- “Năm chẵn là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là “0”; Bộ VH-TT và UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ hội; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, UBT.ư MTTQ Việt Nam và các đoàn thể dự Lễ dâng hương.
- “Năm tròn là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là “5”; UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, UBT.ư MTTQ Việt Nam và các đoàn thể dự Lễ dâng hương.
- “Năm lẻ là số năm kỷ niệm có các chữ số cuối cùng còn lại. UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội; mời lãnh đạo Bộ VH-TT dự lễ dâng hương và tổ chức các hoạt động trong lễ hội.
Ngày 02/4/2007, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã phê chuẩn sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Luật Lao động cho người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch). Kể từ đây, ngày 10/3 âm lịch hàng năm đã trở thành ngày lễ lớn - QUốC Lễ mang ý nghĩa bản sắc văn hóa dân tộc.
Định kì mồng 10/3 (âm lịch) làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương, vậy là chỉ bắt đầu từ năm 1917. Tuy nhiên, với tuổi gần trăm năm, với tinh thần kế thừa truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhất là ý thức về nguồn, chung cội được tăng cường mạnh mẽ trong điều kiện lịch sử hiện tại. 10/3 đã trở thành một ngày Quốc lễ, một ngày thiêng liêng trọng đại đối với cả dân tộc: Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Theo Sở VH-TT&DL tỉnh Phú Thọ
(HBĐT) - Ngày 6/4, Ban tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh Hòa Bình đã tổ chức Lễ phát động các cuộc thi trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Văn hóa Chiêng Mường tỉnh Hòa Bình lần thứ II, năm 2016.
(HBĐT) - Theo kế hoạch, đến trung tuần tháng 11/2016, tỉnh ta sẽ tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh (1886 - 2016), 25 năm thành lập tỉnh (1991 - 2016) và Lễ hội Chiêng Mường tỉnh lần thứ 2 năm 2016 (gọi tắt là Lễ kỷ niệm). Nhân dịp này, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Lễ kỷ niệm về công tác chuẩn bị và những hoạt động bên lề.
(HBĐT) - Ngày 2/4, tại Nhà văn hoá thành phố, UBND phường Phương Lâm tổ chức hội thi tuyên truyền cổ động năm 2016. Tham dự có hơn 100 diễn viên đến từ 6 đội thuộc 35 tổ dân phố trên địa bàn phường.
(HBĐT) - Ngày 3/4, tại huyện Cao Phong, Viện Ngôn ngữ học đã tổ chức tọa đàm khoa học xây dựng bộ chữ Mường vùng Mường Thàng. Tham gia buổi tọa đàm, về phía Viện ngữ có GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học; GS.TS Nguyễn Văn Khang, nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học. Về phía tỉnh ta có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Khoa học và Công nghệ, cán bộ Sở VH-TT&DL; lãnh đạo UBND huyện Cao Phong và đại diện lãnh đạo UBND, cán bộ văn hóa, nghệ nhân, nhà nghiên cứu văn hóa các xã Dũng Phong, Thu Phong, Yên Thượng, Bình Thanh, Tây Phong.
(HBĐT) - Ở một nơi ồn ào phố thị (tổ 3, phường Phương Lâm - thành phố Hòa Bình) có khu phố mà nhiều người quen gọi là “làng rượu cần”. Gọi vậy là bởi tính đến nay vài chục năm có lẻ, các hộ dân nơi đây sống bằng nghề làm rượu cần, bền bỉ giữ cả những nét văn hóa cổ truyền của người Mường Vang (Lạc Sơn) trong đó.
(HBĐT) - Sáng 2/4, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lạc Sơn tổ chức liên hoan Chiêng Mường, trình tấu nhạc cụ dân tộc, hát dân ca Mường và trình diễn trang phục dân tộc Mường năm 2016. Tới dự, cổ vũ liên hoan có lãnh đạo Sở VH-TT&DL, UBND huyện, các ban, ngành đoàn thể và nhân dân trên địa bàn.