(HBĐT) - Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở KDC” trong thời gian qua đã được các cấp chính quyền, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả tạo nên sự thống nhất giữa ý Đảng, lòng dân, sự đồng thuận trong xã hội góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.
Cuộc vận động đến nay lan tỏa đến 2.065 KDC trong toàn tỉnh và đạt nhiều kết quả tích cực đó tạo điều kiện và thúc đẩy công tác mặt trận, các tổ chức, đoàn thể và cả hệ thống chính trị các cấp trong tỉnh hướng mạnh về cơ sở, KDC nhằm thực hiện mỗi KDC là một mặt trận đoàn kết, thống nhất, phấn đấu xây dựng hộ gia đình văn hóa, KDC văn hóa. Các KDC trong tỉnh thực hiện 5 nội dung CVĐ với các chương trình, mục tiêu đề ra hàng năm xuất phát từ chủ trương, nghị quyết của cấp ủy Đảng, chính quyền, chính vì vậy, CVĐ đó có sự phối hợp thống nhất mang tính toàn dân, toàn diện kết hợp với các phong trào thi đua yêu nước của các tổ chức, đoàn thể, chương trình mục tiêu quốc gia làm cho các nội dung CVĐ vừa thống nhất trong đa dạng, vừa thiết thực trên nhiều lĩnh vực ở mỗi địa phương, KDC. Qua đó góp phần động viên nhân dân các dân tộc trong tỉnh phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, giải quyết những vấn đề bức xúc, yêu cầu thiết yếu của cộng đồng dân cư từng bước cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần phát huy truyền thống đoàn kết, huy động các nguồn lực, tạo nên sức mạnh nội lực ngay trong mỗi người dân, gia đình, cộng đồng dân cư, lan tỏa rộng khắp toàn dân hưởng ứng thực hiện.
Với sự phối hợp triển khai đồng bộ, đến nay, CVĐ đã thực sự được nhân dân các dân tộc trong tỉnh đồng tình ủng hộ, hưởng ứng thực hiện. Hàng năm có trên 90% số hộ, KDC đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, “KDC văn hóa”. Qua bình xét hàng năm, số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoa, “KDC văn hoá ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Năm 2015, toàn tỉnh có 77,4% hộ gia đình đạt văn hóa, 65,3% KDC đạt KDC văn hóa và 99,95 % KDC trong toàn tỉnh tổ chức ngày hội “Đại đoàn kết toàn dân tộc”. Chính những kết quả này trở thành nhân tố quan trọng tác động đến các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, AN-QP, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, KDC trong sạch, vững mạnh thông qua các tiêu chuẩn, tiêu chí, quy định đó thực sự đi vào cuộc sống, từ đó góp phần hình thành và phát triển các nhu cầu văn hoá, tinh thần của nhân dân, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng môi trường văn hóa, nếp sống văn hóa lành mạnh, bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho các tầng lớp nhân dân.
Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội tại cơ sở có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều địa phương trong nghi lễ tổ chức lễ cưới đã đơn giản hóa các thủ tục, đảm bảo vui tươi, lành mạnh và phù hợp với phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc. Xây dựng nếp sống văn minh trong việc tang về thời gian, thủ tục, nghi lễ tổ chức tang lễ... cơ bản đã thực hiện đúng các nội dung trong quy định, tổ chức trang nghiêm, gọn nhẹ, tiết kiệm, tương trợ, đoàn kết trong cộng đồng, phù hợp với phong tục, tập quán của từng dân tộc, hoàn cảnh của gia đình và theo quy ước ở KDC. Bên cạnh đó, việc tham gia giúp đỡ người nghèo và ủng hộ quỹ “Ngày vì người nghèo” cũng được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cán bộ, nhân dân nhiệt tình tham gia ủng hộ. Năm 2015, quỹ đã kêu gọi, vận động ủng hộ được trên 6,5 tỷ đồng, trong đó, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa được trên 244 nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo trị giá gần 4,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các KDC đã có nhiều hoạt động đền ơn - đáp nghĩa và nhân đạo, từ thiện giúp đỡ các gia đình chính sách như xây dựng, sửa chữa nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm, thăm hỏi, tặng quà trong các ngày lễ, tết... Đến nay, toàn tỉnh có 98% số hộ chính sách có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân trên địa bàn cư trú.
Có thể thấy, CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC” đã thực sự đi vào lòng dân, thể hiện tính thống nhất cao, xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển KT-XH, AN-QP ở địa phương.
Hồng Ngọc
(HBĐT) - Theo kế hoạch, đến trung tuần tháng 11/2016, tỉnh ta sẽ tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh (1886 - 2016), 25 năm thành lập tỉnh (1991 - 2016) và Lễ hội Chiêng Mường tỉnh lần thứ 2 năm 2016 (gọi tắt là Lễ kỷ niệm). Nhân dịp này, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Lễ kỷ niệm về công tác chuẩn bị và những hoạt động bên lề.
(HBĐT) - Ngày 2/4, tại Nhà văn hoá thành phố, UBND phường Phương Lâm tổ chức hội thi tuyên truyền cổ động năm 2016. Tham dự có hơn 100 diễn viên đến từ 6 đội thuộc 35 tổ dân phố trên địa bàn phường.
(HBĐT) - Ngày 3/4, tại huyện Cao Phong, Viện Ngôn ngữ học đã tổ chức tọa đàm khoa học xây dựng bộ chữ Mường vùng Mường Thàng. Tham gia buổi tọa đàm, về phía Viện ngữ có GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học; GS.TS Nguyễn Văn Khang, nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học. Về phía tỉnh ta có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Khoa học và Công nghệ, cán bộ Sở VH-TT&DL; lãnh đạo UBND huyện Cao Phong và đại diện lãnh đạo UBND, cán bộ văn hóa, nghệ nhân, nhà nghiên cứu văn hóa các xã Dũng Phong, Thu Phong, Yên Thượng, Bình Thanh, Tây Phong.
(HBĐT) - Ở một nơi ồn ào phố thị (tổ 3, phường Phương Lâm - thành phố Hòa Bình) có khu phố mà nhiều người quen gọi là “làng rượu cần”. Gọi vậy là bởi tính đến nay vài chục năm có lẻ, các hộ dân nơi đây sống bằng nghề làm rượu cần, bền bỉ giữ cả những nét văn hóa cổ truyền của người Mường Vang (Lạc Sơn) trong đó.
(HBĐT) - Sáng 2/4, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lạc Sơn tổ chức liên hoan Chiêng Mường, trình tấu nhạc cụ dân tộc, hát dân ca Mường và trình diễn trang phục dân tộc Mường năm 2016. Tới dự, cổ vũ liên hoan có lãnh đạo Sở VH-TT&DL, UBND huyện, các ban, ngành đoàn thể và nhân dân trên địa bàn.
(HBĐT) - Không phải ngẫu nhiên người xưa đều lưu truyền câu nói nổi tiếng “Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động”, sự so sánh đó không chỉ xuất phát từ lịch sử của mỗi xứ Mường mà còn là biểu hiện cho nhịp sống văn hóa tinh thần, phong tục, tập quán, bản sắc dân tộc của mỗi xứ. Mường Bi, một trong những cái nôi của nền văn hóa Hòa Bình. Đời sống văn hóa, tinh thần nơi đây luôn thể hiện được những nét đẹp mãi không phai của người Mường.