Hoa hậu biển Việt Nam Phạm Thùy Trang tặng quà tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh.
(HBĐT) - Sáng 10/6, hoa hậu biển Việt Nam 2016 Phạm Thùy Trang phối hợp với Đội tình nguyện viên Chữ thập đỏ thành phố Hòa Bình tổ chức tặng quà tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Trung tâm Công tác xã hội tỉnh.
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, hoa hậu biển Việt Nam cùng các thành viên Đội tình nguyện đã phát cháo tình thương và trao 7 suất quà, mỗi suất trị giá 500.000 đồng cho các bệnh nhân nặng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở các khoa. Tại Trung tâm Công tác Xã hội, hoa hậu biển Việt Nam đã trao 5 chiếc tủ quần áo và 25 bộ quần áo đồng phục cho các em học sinh. Đây là hoạt động thiết thực hưởng ứng tháng hành động vì trẻ em năm 2016.
Được biết, tại cuộc thi Hoa hậu biển Việt Nam năm 2016 được tổ chức tại Khu du lịch quốc tế Tuần Châu, Hạ Long (Quảng Ninh), Phạm Thùy Trang đã vượt qua nhiều thí sinh để giành lấy vương miện hoa hậu biển. Phạm Thùy Trang cũng được nhận thêm giải phụ là người có làn da đẹp nhất. Hoa hậu biển 2016 Phạm Thùy Trang 21 tuổi, có hộ khẩu thường trú ở tổ 5, phường Đồng Tiến, thành phố Hòa Bình. Hiện nay, cô là sinh viên năm thứ 3, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Hoa hậu Phạm Thùy Trang cho biết: Sau khi đạt danh hiệu hoa hậu biển, hoạt động từ thiện đầu tiên cô tổ chức tại quê hương Hòa Bình.
P.V
(HBĐT) - Nhằm tôn vinh giá trị văn hoá gia đình Việt Nam, hưởng ứng ngày Gia đình Việt Nam 28/6/2016, ngày 3/6, huyện Kỳ Sơn tổ chức hội thi “Gia đình hạnh phúc” năm 2016. Tham gia hội thi có 14 hộ gia đình văn hoá tiêu biểu đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Nhà văn hóa, nhà hoạt động xã hội Hoàng Đạo Thúy xuất thân trong một gia đình khoa bảng. Cha của ông - Hoàng Đạo Thành là quan triều đình nhà Nguyễn. Hai cha con đều được lấy tên đặt cho đường phố Hà Nội.
(HBĐT) - Ngày 3/6, huyện Yên Thủy tổ chức lễ phát động tháng hành động vì trẻ em năm 2016 với chủ đề “Vì cuộc sống an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em”. Tháng hành động vì trẻ em nhằm tiếp tục nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân và trẻ em trong việc phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, kiểm soát tình hình tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là tai nạn đuối nước và tai nạn giao thông, Dự buổi lễ có lãnh đạo Sở LĐ, TB & XH, huyện Yên Thủy và đông đảo trẻ em trên địa bàn.
Tai nạn, thương tích trẻ em là vấn đề mang tính toàn cầu, khi mỗi ngày trên thế giới, hàng nghìn gia đình có trẻ em bị tử vong do tai nạn, thương tích. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ em bị tai nạn, thương tích đang cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực Đông - Nam Á và cao gấp tám lần các nước phát triển… Đây là vấn đề cần sự quan tâm của toàn xã hội.
Bài 3: Cách phân biệt chiêng Mường
(HBĐT) - Thông qua cuộc sống lao động, sản xuất, sinh hoạt với những phong tục văn hóa, tín ngưỡng tâm linh đặc sắc, người Mường Hòa Bình không ngừng vận động sáng tạo để phát triển nền âm nhạc chiêng của mình. Quá trình phát triển ấy phù hợp với từng nội dung, yêu cầu của cuộc sống mà người Mường đã linh hoạt đặt ra và gọi tên chiêng theo nhiều cách gọi với nhiều ý nghĩa khác nhau.
(HBĐT) - Ngày 1/6, huyện Kim Bôi tổ chức lễ phát động tháng hành động vì trẻ em năm 2016 với chủ đề “Vì cuộc sống an toàn, phòng, chống, tai nạn, thương tích cho trẻ em”. Dự buổi lễ có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo Sở LĐ, TB & XH, Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh, các doanh nghiệp và gần 300 trẻ em đại diện cho trên 3.000 thiếu niên – nhi đồng trên địa bàn huyện.