Đội chiêng Mường phường Thái Bình (TP Hoà Bình) biểu diễn ở các ngày lễ, hội trên địa bàn. ảnh: P.V
(HBĐT) - Xuất phát từ xuất xứ, sự gần gũi máu thịt của chiêng đối với cộng đồng dân tộc Mường ở Hoà Bình, sự ảnh hưởng và sự lan toả của không gian văn hoá chiêng Mường được thể hiện bằng tâm hồn, sức mạnh của làng Mường, đa dạng, phong phú mang sắc thái riêng. In sâu, hoà đậm trong đời sống học tập, lao động, chiến đấu của cộng đồng, làng xóm, của từng gia đình và theo suốt vòng đời của mỗi người con đất Mường.
Âm nhạc chiêng vang lên từ mỗi khoang nhà, trước đình, đền, miếu, trong các xóm Mường lan toả ra đồng ruộng, núi rừng ở các cuộc săn bắt cá dưới nước, muông thú trên rừng, trong lao động sản xuất. Tiếng chiêng gắn kết linh hồn con người từ khi lọt lòng, trưởng thành, cưới hỏi cho đến khi chết đi tiễn biệt linh hồn người chết về với Mường Ma. âm thanh của từng chiếc chiêng và của cả hiệp âm dàn chiêng có độ rung rất cao, bồi âm lan toả rất xa. Tiếng chiêng đập vào vách núi rồi vang vọng, lan toả trên mặt nước sông, suối.
Nhạc chiêng, không gian văn hoá chiêng Mường Hòa Bình hình thành từ rất sớm và được phát triển theo sự phát triển của lịch sử dân tộc. Từ những giai điệu chiêng lệnh, chiêng cộc, chiêng đi săn đến những bài chiêng phức tạp loóng 3, loóng 6, loóng 9, bông trắng, bông vàng, đi đường, đắp phai, mừng cơm mới, terool, gọi ma, đùm đim, rước đuốc, cà rồng, giáo bông, giáo hoa, bến rậm, sông bờ, chúc phúc. Những bài chiêng đã có tên riêng, nhiều khi người Mường còn gọi theo thứ tự số 1, 2, 3, 4... hoặc loóng 3, loóng 6, loóng 9 và một số bài phát triển trong các vùng Mường, đến nay đã phát hiện được trên 35 bài chiêng khác nhau. Người Mường đặt tên các bản nhạc chiêng theo 3 cách gọi khác nhau như: Căn cứ vào nội dung bài chiêng; căn cứ vào phương thức trình tấu, trình diễn bản nhạc chiêng; căn cứ vào địa danh, đặc biệt là địa danh lịch sử văn hoá của địa phương, chính vì vậy mà sự xê dịch về tên các bài chiêng là khó tránh khỏi. Một số tên các bài chiêng điển hình được tìm thấy như: Loóng 1; loóng 2; loóng 3 (sắc bùa, đánh đi và đánh lộn lại), loóng 6 (sắc bùa, đánh đi và đánh lộn lại), bông trắng bông vàng: rộn ràng, tươi vui; đi đường, leo núi: sắc bùa; đắp phai: nhịp điệu khoẻ khoắn; mừng cơm mới; gọi ma; đùm đim, rước đuốc: bắt chước tiếng chim bảng lảng, kêu ban đêm, tiếng kêu liền mạch như nước chảy và rầm rầm như lửa cháy, trong đêm tối âm u; giáo bông giáo hoa (gieo bông, gieo hoa); đi đường, đón khách; bến Rậm sông Bờ (bến chợ Rậm, chợ Bờ sông Đà, người Mường Động lại gọi là chiêng Mường Động).
Cùng với phương thức đánh chiêng mang tính nghệ thuật, âm nhạc. Một hai chiếc chiêng, chủ yếu là chiêng chót cao âm và chiêng Boòng beng trung âm đánh lẻ một hồi, một tín hiệu âm nhạc, một tiết và một câu nhạc đơn giản. Những hồi chiêng, tín hiệu âm nhạc, tiết nhạc, câu nhạc mang nhiều yếu tố ngẫu hứng sáng tạo ban đầu đã hình thành và định hình, định thức những bản nhạc đầu tiên với 3 âm, 4 âm một tạo thành “khung đom”.
Bài 6: Phương thức trình tấu chiêng Mường
H.L (TH)
(còn nữa)
(HBĐT) - Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025” vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trương Diệu Ngọc đến từ Đà Nẵng sẽ đại diện Việt Nam tham dự đấu trường Hoa hậu Thế giới cuối năm nay.
(HBĐT) - Kỳ Sơn là huyện nằm phía đông bắc của tỉnh, bên bờ hữu ngạn sông Đà, về phía hạ du của thuỷ điện Hoà Bình, tiếp giáp với các huyện Kim Bôi, Lương Sơn của tỉnh, Ba Vì, Thạch Thất (Hà Nội) và Thanh Thuỷ, Thanh Sơn (Phú Thọ).
(HBĐT) - Nhằm tôn vinh giá trị văn hoá gia đình Việt Nam, hưởng ứng ngày Gia đình Việt Nam 28/6/2016, ngày 3/6, huyện Kỳ Sơn tổ chức hội thi “Gia đình hạnh phúc” năm 2016. Tham gia hội thi có 14 hộ gia đình văn hoá tiêu biểu đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Nhà văn hóa, nhà hoạt động xã hội Hoàng Đạo Thúy xuất thân trong một gia đình khoa bảng. Cha của ông - Hoàng Đạo Thành là quan triều đình nhà Nguyễn. Hai cha con đều được lấy tên đặt cho đường phố Hà Nội.
(HBĐT) - Ngày 3/6, huyện Yên Thủy tổ chức lễ phát động tháng hành động vì trẻ em năm 2016 với chủ đề “Vì cuộc sống an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em”. Tháng hành động vì trẻ em nhằm tiếp tục nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân và trẻ em trong việc phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, kiểm soát tình hình tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là tai nạn đuối nước và tai nạn giao thông, Dự buổi lễ có lãnh đạo Sở LĐ, TB & XH, huyện Yên Thủy và đông đảo trẻ em trên địa bàn.