Du khách dừng chân thăm quan làng nghề dệt thổ cẩm bản Lác, xã Chiềng Châu
(HBĐT) - Những ai từng đến bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) sẽ luôn nhớ về bản làng xinh đẹp với lối vào quanh co được ấp ôm bởi hai bờ sóng lúa hiền hòa. Rảo bước một đoạn chưa đầy 700 m, qua chiếc cổng làng là thấy bản Lác với mấy chục nếp nhà sàn cao, rộng, đường bê tông thẳng tắp, sạch sẽ chạy dọc các dãy nhà. Chừng mươi năm lại đây, nhịp sống của hộ cư dân bản người Thái có những bước chuyển mới từ khi bắt tay vào làm du lịch. Cùng với đó, làng nghề dệt thổ cẩm đã dần được khôi phục lại.
Với nhiều cư dân của bản, nếu thiếu đi làng nghề, có lẽ việc làm du lịch nơi đây không có được sức hút như hiện giờ. Khách trong nước, khách quốc tế đến với bản làng xinh đẹp không chỉ để thăm thú cảnh vật, đón không khí mát lành, thưởng thức điệu múa, điệu xòe cô gái Thái và ẩm thực độc đáo mà còn dành nhiều thời gian để tìm hiểu cuộc sống, con người qua cách bà con làm du lịch và bị lôi cuốn bởi âm thanh, hơi thở làng nghề. Bạn trẻ Phạm Thị Hồng Hà đến từ tỉnh Lâm Đồng thích thú: Em rất vui khi đến đây du lịch, cảm giác lạc vào làng nghề, được xem các chị miệt mài, chuyên tâm từng công đoạn xe sợi, dệt vải, may thành gối, váy, khăn. Thành phẩm làm ra cũng khác, kỳ công, tinh xảo và mềm mại, không như dệt máy.
Bản Lác có 115 hộ thì 100% hộ làm nghề du lịch. Phần vì mong muốn bảo tồn, giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống, phần vì nắm bắt được nhu cầu, sở thích của khách thăm quan, nhiều hộ đã khôi phục, duy trì và phát triển nghề dệt, giữ lại khung cửi, quay tơ và học hỏi, nâng cao tay nghề, tiếp thu tinh hoa nghề dệt. Chị Lò Thị Dị là một trong những phụ nữ đi đầu trong khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thốn chia sẻ: Du khách, nhất là du khách nước ngoài thường ghé vào cơ sở dệt của gia đình để xem, ngắm, chụp ảnh lưu niệm. Với họ, thật thú vị khi tận mắt chứng kiến sự tỉ mỉ của từng công đoạn làm ra sản phẩm thủ công và dường như từ ngày nghề dệt hòa vào nhịp sống của bà con, khách thăm quan, du lịch đến và lưu lại đây đông hơn, lâu hơn trước.
Đến với du lịch bản Lác, tìm hiểu nét độc đáo làng nghề dệt thổ cẩm cũng là một cách hòa mình vào không gian văn hóa Thái. ở đây, nhà nào cũng có riêng một quầy hàng trưng bày đồ lưu niệm, những sản phẩm dệt máy, dệt tay phục vụ nhu cầu mua sắm làm quà của khách thăm quan. Tuy nhiên, bao giờ du khách cũng bị hút bởi những gia đình giữ được nghề dệt thủ công, không gian đậm chất làng nghề truyền thống bởi thế, từ một vài hộ làm du lịch đến nay, hơn 60 hộ trong bản đã mở mang, phát triển nghề dệt thổ cẩm. Các bản bên, như bản Nhót - Chiềng Châu, bản Pom Coọng, thị trấn Mai Châu cũng theo hướng mới đó để phát triển du lịch làng nghề. ông Vì Văn Mầng, trưởng bản Lác tâm sự: Với sự năng động, nhạy bén trong làm du lịch, chuyển hướng du lịch làng nghề, lượng khách đến bản đông vui, nhộn nhịp hơn, thu nhập của các hộ dân cải thiện đáng mừng. Đến nay, bình quân thu nhập của bản đạt 24,5 triệu đồng/người/năm.
(HBĐT) - Kỳ Sơn là huyện nằm phía đông bắc của tỉnh, bên bờ hữu ngạn sông Đà, về phía hạ du của thuỷ điện Hoà Bình, tiếp giáp với các huyện Kim Bôi, Lương Sơn của tỉnh, Ba Vì, Thạch Thất (Hà Nội) và Thanh Thuỷ, Thanh Sơn (Phú Thọ).
(HBĐT) - Nhằm tôn vinh giá trị văn hoá gia đình Việt Nam, hưởng ứng ngày Gia đình Việt Nam 28/6/2016, ngày 3/6, huyện Kỳ Sơn tổ chức hội thi “Gia đình hạnh phúc” năm 2016. Tham gia hội thi có 14 hộ gia đình văn hoá tiêu biểu đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Nhà văn hóa, nhà hoạt động xã hội Hoàng Đạo Thúy xuất thân trong một gia đình khoa bảng. Cha của ông - Hoàng Đạo Thành là quan triều đình nhà Nguyễn. Hai cha con đều được lấy tên đặt cho đường phố Hà Nội.
(HBĐT) - Ngày 3/6, huyện Yên Thủy tổ chức lễ phát động tháng hành động vì trẻ em năm 2016 với chủ đề “Vì cuộc sống an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em”. Tháng hành động vì trẻ em nhằm tiếp tục nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân và trẻ em trong việc phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, kiểm soát tình hình tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là tai nạn đuối nước và tai nạn giao thông, Dự buổi lễ có lãnh đạo Sở LĐ, TB & XH, huyện Yên Thủy và đông đảo trẻ em trên địa bàn.
Tai nạn, thương tích trẻ em là vấn đề mang tính toàn cầu, khi mỗi ngày trên thế giới, hàng nghìn gia đình có trẻ em bị tử vong do tai nạn, thương tích. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ em bị tai nạn, thương tích đang cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực Đông - Nam Á và cao gấp tám lần các nước phát triển… Đây là vấn đề cần sự quan tâm của toàn xã hội.
Bài 3: Cách phân biệt chiêng Mường
(HBĐT) - Thông qua cuộc sống lao động, sản xuất, sinh hoạt với những phong tục văn hóa, tín ngưỡng tâm linh đặc sắc, người Mường Hòa Bình không ngừng vận động sáng tạo để phát triển nền âm nhạc chiêng của mình. Quá trình phát triển ấy phù hợp với từng nội dung, yêu cầu của cuộc sống mà người Mường đã linh hoạt đặt ra và gọi tên chiêng theo nhiều cách gọi với nhiều ý nghĩa khác nhau.