Tổng thống T.Éc-đô-gan chỉ trích thái độ của Mỹ và phương Tây với âm mưu đảo chính vừa qua. Ảnh: Roi-tơ.

Tổng thống T.Éc-đô-gan chỉ trích thái độ của Mỹ và phương Tây với âm mưu đảo chính vừa qua. Ảnh: Roi-tơ.

Quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng không “xuôi chèo mát mái” khi An-ca-ra liên tục cáo buộc Oa-sinh-tơn dính líu đến cuộc đảo chính bất thành hôm 15-7 vừa qua

 

Những cáo buộc nhằm vào CIA và FBI 

Phát biểu trước hàng trăm người ủng hộ tại Dinh Tổng thống ngày 29-7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ T.Éc-đô-gan (Tayyip Erdogan) đã lên tiếng chỉ trích tướng G.Vô-ten (Joseph Votel)-Tư lệnh quân đội Mỹ phụ trách khu vực Trung Đông, cho rằng ông này đứng về phía những kẻ âm mưu đảo chính, sau khi ông G.Vô-ten bày tỏ quan ngại việc Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ một số tướng lĩnh quân đội có thể làm tổn hại tới hợp tác quân sự giữa An-ca-ra và Oa-sinh-tơn. Theo Roi-tơ, Tổng thống T.Éc-đô-gan cũng nhấn mạnh, những người chỉ lo lắng về số phận của những đối tượng ủng hộ đảo chính thay vì nền dân chủ của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không thể là bạn của nước này. Theo ông T.Éc-đô-gan, thái độ của nhiều quốc gia và quan chức phương Tây đối với âm mưu đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ vừa qua là “đáng xấu hổ dưới danh nghĩa dân chủ”.

Trước đó, ngày 28-7, Thổ Nhĩ Kỳ cũng cáo buộc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã hỗ trợ đào tạo những thành viên phong trào của Giáo sĩ Hồi giáo P.Gu-len (Fethullah Gulen), người đang sống lưu vọng tại Mỹ và bị An-ca-ra cáo buộc đứng đằng sau âm mưu đảo chính. Cáo buộc nêu rõ: "CIA và FBI đã hỗ trợ đào tạo một số đối tượng trở thành lực lượng nòng cốt trong phong trào của Giáo sĩ P.Gu-len. Mục đích của họ là nhằm làm suy yếu đất nước Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách loại bỏ hoàn toàn chính phủ". Theo hãng tin DPA của Đức, cáo buộc này mặc dù không đưa ra các bằng chứng rõ ràng nhưng lại được hưởng ứng ở Thổ Nhĩ Kỳ.

"Vì ta cần nhau"

Kể từ sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã duy trì quan hệ gần gũi, phối hợp thành công trong hàng loạt vấn đề giữa Oa-sinh-tơn và các chính quyền, cả dân sự và quân sự ở An-ca-ra, do nhiều nhân vật thế tục ủng hộ phương Tây lãnh đạo. Mặc dù vậy, thời gian qua, quan hệ Oa-sinh-tơn - An-ca-ra thường xuyên trong tình trạng “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” do Mỹ ủng hộ các nhóm dân quân người Cuốc đóng vai trò tích cực trong cuộc chiến chống lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Xy-ri, trong khi chính quyền của Tổng thống T.Éc-đô-gan ra sức mở các chiến dịch quân sự nhằm vào lực lượng đối lập của người Cuốc ở Thổ Nhĩ Kỳ. Oa-sinh-tơn cho rằng, An-ca-ra chưa bao giờ cam kết đầy đủ đối với cuộc chiến chống lại các nhóm Hồi giáo cực đoan ở Xy-ri.  

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, Mỹ sẽ không muốn quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng xấu đi, bởi Thổ Nhĩ Kỳ được xem như một mắt xích trọng yếu trong cuộc chiến chống khủng bố khi nước này trở thành điểm trung chuyển của các chiến binh nước ngoài của IS. Thổ Nhĩ Kỳ còn đóng vai trò quan trọng trong giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn Xy-ri. Không những vậy, theo tờ Asia Times, quan hệ Oa-sinh-tơn - An-ca-ra bị rạn nứt sẽ đẩy Thổ Nhĩ Kỳ xích lại gần hơn với Nga và I-ran. Điều đó cũng đồng nghĩa với “tổn thất lớn về mặt địa-chính trị của Mỹ ở Trung Đông”.

Cũng vì lẽ đó, trong khi khẳng định không liên quan đến cuộc đảo chính bất thành tại Thổ Nhĩ Kỳ, tướng G.Vô-ten ngày 29-7 khẳng định, An-ca-ra là một đối tác đặc biệt quan trọng tại khu vực suốt nhiều năm qua. Theo ông G.Vô-ten, Mỹ “trân trọng sự hợp tác được duy trì với Thổ Nhĩ Kỳ và mong đợi quan hệ đối tác của chúng ta trong cuộc chiến chống IS trong tương lai". Phát ngôn viên Nhà Trắng Ê.Scun-dơ (Eric Schultz) cũng khẳng định, Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma (Barrack Obama) coi ông T.Éc-đô-gan là "đồng minh thân thiết".

Mặc dù vậy, điều đó cũng không có nghĩa là Thổ Nhĩ Kỳ không cần Mỹ. Theo tờ Economist, thắt chặt hợp tác với Mỹ trong cuộc chiến chống IS đem lại lợi ích cho Thổ Nhĩ Kỳ. IS đã thực hiện nhiều vụ tấn công khủng bố lớn bên trong Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó phải kể đến vụ đánh bom liều chết gây nhiều thương vong tại sân bay Ataturk ở I-xtan-bun hồi tháng 6 vừa qua. Nhiều người quan ngại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục là mục tiêu tấn công trong thời gian tới của IS. Trong khi đó, dù Giáo sĩ Hồi giáo P.Gu-len có thể đe dọa sự ổn định của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng không nghiêm trọng đến mức giống như những chiến binh thánh chiến cả trong và ngoài nước này. “Thổ Nhĩ Kỳ đang cần quan hệ hữu nghị với Mỹ hơn bao giờ hết. Thay vào đó, trong một sự hoang tưởng cực đoan hậu đảo chính, ông T. Éc-đô-gan đang đặt toàn bộ mối quan hệ liên minh giữa hai nước vào rủi ro”, tờ Economist nhận định.

                                                                        Theo QĐND

Các tin khác

Lực lượng an ninh Bra-xin tiến hành diễn tập bảo đảm an ninh cho Ô-lim-pích Rio 2016.
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam H.Phư-ca-đa:
12 ứng viên tham gia tranh cử chức Tổng Thư ký LHQ(Tổng Giám đốc UNESCO, bà Irina Bokova - thứ 2 từ trái sang; ông Antonio Guterres - ngoài cùng, hàng dưới)
Các đối tượng buôn bán và sử dụng ma túy Philippines ra đầu thú cảnh sát hồi giữa tháng 7

Tấn công bằng dao tại Nhật Bản, ít nhất 19 người chết

Rạng sáng 26-7 đã xảy ra một vụ tấn công bằng dao tại một cơ sở dành cho người khuyết tật tại thành phố Sagamihara thuộc tỉnh Kanagawa, Nhật Bản. Ít nhất 19 người thiệt mạng và gần 30 người bị thương, trong đó có 20 người bị thương nặng.

ASEAN không nhắc đến phán quyết ''đường lưỡi bò'' trong tuyên bố chung

Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á hôm nay ra tuyên bố chung nhưng không nhắc đến Trung Quốc hay phán quyết từ Tòa Trọng tài về "đường lưỡi bò".

G20 sẽ sử dụng vũ khí "chính sách" để bảo đảm tăng trưởng hậu Brexit

Reuters cho biết, chiều 24-7, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) đã bế mạc tại Thành Đô (Tứ Xuyên, Trung Quốc).

Châu Âu đối mặt với cơn ác mộng thứ ba trong vòng 8 ngày

Một tay súng đã nã đạn tại trung tâm mua sắm đông đúc ở thành phố Mu-ních, miền Nam nước Đức, làm 9 người chết, ít nhất 16 người bị thương, trước khi tự sát...

Lộ diện gương mặt sáng giá nhất cho chức Tổng Thư ký Liên hợp quốc

Cuộc đua vào chiếc ghế Tổng Thư ký Liên hợp quốc đã chính thức khởi động với cuộc bỏ phiếu kín đầu tiên của 15 nước thành viên Hội đồng Bảo an đối với 12 ứng cử viên, diễn ra ngày 21-7. Mặc dù kết quả cuộc bỏ phiếu kín chưa nói lên điều gì, nhưng sẽ giúp các ứng viên định hình được vị thế của mình trong cuộc tranh cử hứa hẹn nhiều gay cấn này...

Phán quyết của Tòa Trọng tài có ý nghĩa lịch sử quan trọng

Trao đổi với phóng viên TTXVN, GS G.Hi-rô-hi-đê, chuyên gia về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa Á - Phi, thuộc Trường đại học Ngoại ngữ Tô-ki-ô (Nhật Bản) cho rằng, phán quyết của Tòa Trọng tài về vụ kiện của Phi-li-pin đối với Trung Quốc liên quan các tranh chấp tại Biển Đông mang ý nghĩa lịch sử quan trọng. Theo ông, phán quyết đã bám sát luật pháp quốc tế và được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng về lịch sử và hiện trạng Biển Đông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục