Ngày 2-3, Đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP) đối lập đã tiến hành Đại hội bất thường, cải tổ các chức danh lãnh đạo chủ chốt và thông qua một số chủ trương đề vận động tranh cử hội đồng cấp xã, phường dự kiến diễn ra vào ngày 4-6 tới.

 

Tân Chủ tịch CNRP Kem Sokha (ngoài cùng bên trái) và ba Phó chủ tịch.

Ông Kem Sokha, Quyền Chủ tịch đảng, đã được bầu làm Chủ tịch. Đại hội cũng đã biểu quyết nhất trí bầu ba phó chủ tịch mới, tăng thêm hai Phó chủ tịch so với trước đây.

Thủ tướng Samdech Hun Sen, đồng thời là Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền đã gửi thư chúc mừng ông Kem Sokha đắc cử Chủ tịch CNRP.

CNRP là đảng đối lập duy nhất có ghế trong Quốc hội Campuchia hiện nay. Quốc hội nước này có 123 ghế nghị sĩ, trong đó Đảng CPP cầm quyền đang nắm 68 ghế và Đảng CNRP giữ 55 ghế.

CNRP đã buộc phải cải tổ ban lãnh đạo chủ chốt sau khi ông Sam Rainsy bất ngờ từ chức Chủ tịch đảng vào ngày 11-2 vừa qua, trong bối cảnh Thủ tướng Samdech Hun Sen và Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền xúc tiến việc sửa đổi Luật Các chính đảng, trong đó có quy định không cho phép người bị kết án hoặc tù nhân phạm tội rất nghiệm trọng hoặc nghiêm trọng, giữ chức Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch hay thành viên Ban lãnh đạo hoặc Ban Thường vụ của đảng. Chính đảng nào vi phạm nghiêm trọng Hiến pháp, Luật Các chính đảng và các đạo luật hiện hành khác của Campuchia có thể bị giải tán và khi đó Tòa án có thể quyết định cấm lãnh đạo chính đảng đó hoạt động chính trị trong thời gian 5 năm.

Đến nay, dự luật này đã được Quốc hội và Thượng viện Campuchia thông qua, đang được Hội đồng Hiến pháp xem xét trước khi trình Quốc vương Campuchia ký ban hành.

Ông Sam Rainsy đang phải chịu một số bản án vì phạm tội phỉ báng và kích động gây chia rẽ. Ông này hiện sống lưu vong ở nước ngoài từ tháng 11-2015 để trốn tránh lệnh bắt giữ do Tòa án Campuchia đưa ra.

Năm 2012, Đảng CNRP ra đời trên cơ sở hợp nhất giữa Đảng Sam Rainsy do ông Sam Rainsy đứng đầu và Đảng Nhân quyền do ông Kem Sokha làm Chủ tịch, hoạt động theo nguyên tắc các quyết định lớn của đảng phải được cả hai nhân vật chủ chốt này nhất trí thông qua.

Phó Chủ tịch CNRP Pol Ham mới được bầu, từng là người đồng sáng lập Đảng Nhân quyền với ông Kem Sokha. Hai phó chủ tịch CNRP nữa mới đắc cử gồm bà Mu Sochua và ông Eng Chhay Eang, từng là những thành viên lâu năm của Đảng Sam Rainsy. Nhiều nhà phân tích cho rằng, tuy từ chức chủ tịch CNRP và rút lui khỏi đảng này, nhưng trên thực tế, ông Sam Rainsy vẫn “ẩn sau” mọi quyết định quan trọng của CNRP.

 

                                                                               TheoNhandan

Các tin khác


Lào bảo đảm trách nhiệm với các nước láng giềng về thủy điện Pak Beng

Sáng 22/2 tại cố đô Luang Prangbang, Bắc Lào, đã khai mạc Diễn đàn các bên lên quan khu vực về Hội đồng nghiên cứu và dự án thủy điện Pak Beng với chủ đề “Chia sẻ, lắng nghe và hành động.”

Campuchia và Lào tăng cường hợp tác song phương

Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Campuchia trong hai ngày 22 và 23-2 của Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith là sự kiện quan trọng nhằm tăng cường tình hữu nghị và hợp tác trên tất cả các lĩnh vực giữa hai nước, theo thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Campuchia.

Trung Quốc đẩy mạnh chống khủng bố ở Tân Cương

Để kiểm soát nguy cơ khủng bố, tất cả xe ô tô ở Châu tự trị Mông Cổ Bayin'gholin, Tân Cương sẽ phải lắp hệ thống vệ tinh định vị Bắc Đẩu.

EU thúc đẩy đàm phán vấn đề di cư với Ai Cập và Tunisia

Ngày 20-2, theo hãng tin Reuters, tại Brussels, hai quan chức cấp cao của Liên hiệp châu Âu (EU) cho biết, khối này đang làm đơn giản hóa thủ tục thị thực và tăng cường viện trợ kinh tế cho Tunisia và Ai Cập để đổi lấy hoạt động trục xuất “những người di cư không mong muốn đến từ châu Phi” diễn ra trôi chảy hơn.

Các nước kêu gọi Trung Quốc duy trì sức ép đối với Triều Tiên

Ngày 19-2, Phó Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Koichi Hagiuda đã hoan nghênh thông báo của Trung Quốc tạm ngừng nhập khẩu than đá từ Triều Tiên trong thời gian còn lại của năm 2017 như một phần của các lệnh trừng phạt Bình Nhưỡng. Cùng với Nhật Bản, Mỹ cũng hối thúc Trung Quốc duy trì sức ép đối với Triều Tiên nhằm đưa Bình Nhưỡng trở lại bàn đàm phán về chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của nước này.

Biểu tình bạo lực lan rộng tới thủ đô Paris

Hai tuần sau khi xảy ra vụ cảnh sát trấn áp một thanh niên da màu bằng dùi cui và xâm hại tình dục ở thành phố ngoại ô Aulnay-sous-Bois, làn sóng biểu tình đã lan tới quận 18 của Paris trong đêm 15-2 và sáng sớm nay, buộc cảnh sát phải sử dụng đạn hơi cay để giải tán.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục