Sáng 5-3, kỳ họp thứ năm Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc khóa XII khai mạc tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh dưới sự chủ trì của Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Chủ tịch Quốc hội) Trương Đức Giang, với sự tham dự của 2.862 đại biểu.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường, Chủ tịch Quốc hội Trương Đức Giang, Chủ tịch Chính hiệp Du Chính Thanh cùng nhiều cán bộ cấp cao Đảng và Nhà nước Trung Quốc dự phiên khai mạc.
Trình bày Báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Lý Khắc Cường nhấn mạnh, trong năm 2016, Trung Quốc đã vượt qua nhiều khó khăn thách thức, đạt được tiến triển quan trọng trong thúc đẩy xây dựng toàn diện xã hội khá giả, đi sâu cải cách toàn diện, quản lý đất nước theo pháp luật toàn diện, quản lý Đảng nghiêm minh toàn diện, hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu của năm, mở ra sự khởi đầu tốt đẹp trong thực hiện Quy hoạch phát triển kinh - tế xã hội 5 năm (2016-2020).
Theo đó, nền kinh tế Trung Quốc vận hành ổn định, tích cực; GDP đạt 74,4 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tăng trưởng 6,7%, đóng góp hơn 30% cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 2%, chất lượng và hiệu quả phát triển được nâng cao; tạo thêm 13,14 triệu việc làm, tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất trong nhiều năm qua; động lực tăng trưởng được tăng cường, số doanh nghiệp đăng ký thành lập tăng 24,5%, mỗi ngày có thêm 450 nghìn doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể; có nhiều đột phá trong cải cách những lĩnh vực quan trọng và khâu then chốt, cải cách cơ cấu nguồn cung đạt kết quả bước đầu...
Về phương hướng, nhiệm vụ năm 2017, Thủ tướng Lý Khắc Cường nhấn mạnh, đây là năm tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc, có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển của đất nước. Trung Quốc đặt mục tiêu năm 2017 tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5%, CPI tăng khoảng 3%, tạo thêm 11 triệu việc làm, thu nhập bình quân tăng cùng mức với tăng trưởng kinh tế, giảm phát thải các chất gây ô nhiễm chính, thực thi chính sách tài chính và tiền tệ ổn định, giảm mạnh dư thừa năng lực sản xuất và tồn kho, tích cực giảm nghèo bền vững. Trung Quốc sẽ tích cực, chủ động mở rộng hợp tác quốc tế, thúc đẩy thương mại với nước ngoài và xây dựng môi trường đầu tư lành mạnh, thúc đẩy tự do hóa và tiện lợi hóa trong thương mại và đầu tư quốc tế…
Tại kỳ họp này, Quốc hội Trung Quốc sẽ thảo luận và thông qua các báo cáo của Quốc vụ viện về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 và Dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, tình hình thực hiện Dự toán năm 2016 và Dự thảo Dự toán năm 2017; đồng thời quyết định nhiều vấn đề quan trọng khác.
TheoNhandan
Nga sẽ phủ quyết dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Syria liên quan đến cáo buộc Damacus thực hiện các cuộc tấn công sử dụng vũ khí hóa học, Phó Đại sứ Nga tại LHQ Vladimir Safronkov ngày 24-2 cho biết sau phiên họp của Hội đồng Bảo an.
Sáng 22/2 tại cố đô Luang Prangbang, Bắc Lào, đã khai mạc Diễn đàn các bên lên quan khu vực về Hội đồng nghiên cứu và dự án thủy điện Pak Beng với chủ đề “Chia sẻ, lắng nghe và hành động.”
Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Campuchia trong hai ngày 22 và 23-2 của Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith là sự kiện quan trọng nhằm tăng cường tình hữu nghị và hợp tác trên tất cả các lĩnh vực giữa hai nước, theo thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Campuchia.
Để kiểm soát nguy cơ khủng bố, tất cả xe ô tô ở Châu tự trị Mông Cổ Bayin'gholin, Tân Cương sẽ phải lắp hệ thống vệ tinh định vị Bắc Đẩu.
Ngày 20-2, theo hãng tin Reuters, tại Brussels, hai quan chức cấp cao của Liên hiệp châu Âu (EU) cho biết, khối này đang làm đơn giản hóa thủ tục thị thực và tăng cường viện trợ kinh tế cho Tunisia và Ai Cập để đổi lấy hoạt động trục xuất “những người di cư không mong muốn đến từ châu Phi” diễn ra trôi chảy hơn.
Ngày 19-2, Phó Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Koichi Hagiuda đã hoan nghênh thông báo của Trung Quốc tạm ngừng nhập khẩu than đá từ Triều Tiên trong thời gian còn lại của năm 2017 như một phần của các lệnh trừng phạt Bình Nhưỡng. Cùng với Nhật Bản, Mỹ cũng hối thúc Trung Quốc duy trì sức ép đối với Triều Tiên nhằm đưa Bình Nhưỡng trở lại bàn đàm phán về chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của nước này.