(HBĐT) - Theo THX, ngày 27/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định các hoạt động tập trận giữa nước này và Trung Quốc đang diễn ra tại khu vực Biển Baltic không phải để nhằm tạo ra một liên minh quân sự mới.
Tàu ngầm Dmitrij Donskoj của quân đội Nga đi qua hải phận Đan Mạch, trên đường tới tham gia cuộc tập trận. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Phát biểu tại một cuộc họp báo tại Savonlinna (Phần Lan), ông Putin cho rằng quan hệ hợp tác Nga-Trung đem lại sự cân bằng cho thế giới và không nhằm chống lại bất cứ ai.
Đề cập đến các cuộc tập trận hải quân trên Biển Baltic, ông Putin nhấn mạnh Nga và Trung Quốc có mối quan hệ chiến lược trong lĩnh vực kinh tế, chính trị và quân sự. Tổng thống Nga cũng bày tỏ sự hoan nghênh đối với vai trò của các nước trung lập ở dọc khu vực Biển Baltic.
Trong khi đó, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto lưu ý rằng "đây không phải là lần đầu tiên Bắc Kinh và Moskva tổ chức tập trận” và trước đó hải quân Trung Quốc đã từng xuất hiện tại khu vực Địa Trung Hải.
Theo Dantri
* Cháy rừng lan rộng tại châu Âu
Theo Roi-tơ, Tân Hoa xã và TTXVN, ngày 18-7, mưa lớn tại một số khu vực thuộc tỉnh Phư-cư-si-ma và Ni-i-ga-ta, phía đông-bắc Nhật Bản, đã khiến hàng nghìn người dân phải sơ tán trước nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất. Theo đó, tại thị trấn Ta-đa-mi thuộc tỉnh Phư-cư-si-ma, hơn 4.300 người dân đã phải sơ tán. Nhiều tuyến đường sắt tại khu vực này tạm ngừng hoạt động. Trong khi đó, tại Ni-i-ga-ta, hơn 1.400 người dân tại thành phố Gô-xen và thị trấn A-ga đã chuyển đến nơi an toàn.
(HBĐT) - Ngày 16-7, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kêu gọi Israel và Palestine nối lại đàm phán hòa bình Trung Đông dựa trên giải pháp hai nhà nước.
Sau nhiều tuần căng thẳng, Hàn Quốc đã đề nghị tổ chức các cuộc đàm phán quân sự với Triều Tiên. Nếu Bình Nhưỡng đồng ý, đây sẽ là cuộc đàm phán cấp cao đầu tiên giữa 2 bên khể từ năm 2015.
(HBĐT) - Ngày 15-7, Reuter dẫn lời Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu trên tuần báo Le Journal du Dimanche của Pháp rằng ông hy vọng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ thay đổi quyết định của mình về việc rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Paris về thay đổi khí hậu.
Ngày 14-7, Hạ viện Mỹ vừa thông qua dự luật về ngân sách quốc phòng hàng năm của nước này với mức chi phí quân sự tăng kỷ lục nhưng bác bỏ các thay đổi gây tranh cãi như binh sĩ chuyển giới hay chính sách biến đổi khí hậu.
Mỹ, Anh và Kuwait đã kêu gọi tất cả các bên liên quan trong cuộc khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh giải quyết mâu thuẫn nhanh nhất có thể thông qua đối thoại, hãng thông tấn nhà nước Kuwait KUNA ngày 11-7 đưa tin.