Lễ hỏa táng di hài cố Nhà vua Bhumibol Adulyadej (Niên hiệu Rama 9) được tổ chức ngày 26-10, tại quảng trường Sanam Luang, Thủ đô Bangkok, theo nghi thức cấp cao nhất của Hoàng gia Thái-lan và Phật giáo. Đoàn đại biểu nước ta, do Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh dẫn đầu, đã tham dự lễ hỏa táng.


Nghi lễ Hoàng gia Thái-lan và Phật giáo cao nhất dành cho lễ hỏa táng cố Nhà vua Rama 9.

Đại diện hoàng gia và chính phủ của 42 nước và vùng lãnh thổ đã tới dự. Khoảng 350 nghìn người dân Thái tập trung tại khu vực chung quanh quảng trường Sanam Luang và các ngả đường mà linh cữu cố Nhà vua đi qua, cùng hàng chục triệu người theo dõi lễ hỏa táng qua truyền hình trực tiếp.

Từ 7 giờ sáng, linh cữu Nhà vua Bhumibol được đưa từ cung điện đến đài hóa thân tại quảng trường Sanam Luang để hỏa táng. Xe chở linh cữu Nhà vua được kéo bởi các binh sĩ Thái-lan mặc trang phục truyền thống, di chuyển ba vòng quanh quảng trường trong tiếng đại bác trầm hùng. Dẫn đầu đoàn rước là Thủ tướng Prayut Chan-ocha. Nhà vua Maha Vajiralongkorn (Rama X) trong quân phục sĩ quan cận vệ Hoàng gia đi giữa đoàn rước linh cữu trong khi Công chúa Maha Chakri Sirindhorn dẫn đầu đoàn thành viên Hoàng gia.

Đài hóa thân được mạ vàng, rực rỡ trong đêm trước buổi lễ.

 

Hàng trăm nghìn người Thái từ khắp đất nước có mặt tại khu vực chung quanh quảng trường Sanam Luang từ đêm trước hoặc sáng sớm nay để tham dự lễ hỏa táng. Khi đoàn rước đi qua, người dân Thái đồng loạt quỳ lạy, nhiều người không giấu được những giọt nước mắt. Bà Prakoma Wattacorn, người dân Bangkok, vừa khóc vừa nói: "Ngài (Nhà vua Rama 9) không phải chỉ là một vị vua anh minh, đáng kính mà còn là người cha thân thương của nhân dân Thái-lan”.

14 giờ ngày 26-10, lễ rước linh cữu Nhà vua quá cố hoàn tất và linh quan được chuyển đến đài hóa thân ở trung tâm quảng trường Sanam Luang. Việc hỏa táng diễn ra vào lúc 22 giờ cùng ngày do đích thân Nhà vua Vajiralongkorn (Rama X) châm lửa. Ba ngày sau là các nghi lễ tách gỡ di vật khỏi tro cốt. Tro cốt sẽ được đưa về Hoàng cung còn các di vật được đưa vào hai ngôi chùa.

Theo quan niệm của người Thái, tang lễ là dịp để tiễn Nhà vua của họ lên thiên đường.

Tất cả những người tham dự buổi lễ đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định. Trang phục được quy định bắt buộc đối với ngoại giao đoàn và khách quốc tế là complet và cravat màu đen, áo sơ-mi trắng đối với nam và váy đen đối với nữ, kể cả các phóng viên tác nghiệp tại hiện trường. Tất cả đều không được đội mũ và màu tóc nhuộm không tự nhiên cũng sẽ bị cấm.

Khoảng 350 nghìn người dân Thái tập trung ở quanh quảng trường Sanam Luang từ đêm trước.

Khoảng 70 nghìn binh sĩ, cảnh sát và nhân viên tình nguyện được triển khai để bảo đảm an ninh cho lễ hỏa táng ở Bangkok và các buổi lễ ở 76 tỉnh của Thái-lan.

Trong ngày diễn ra lễ hỏa táng, các phương tiện giao thông công cộng ở Bangkok như xe buýt, tàu điện ngầm, tàu điện trên cao, tàu thủy… đều phục vụ miễn phí. Thậm chí, nhiều lái xe ôm, xe tuk tuk còn vui vẻ chở miễn phí để chở khách tới khu vực diễn ra lễ hỏa táng. Trong ngày 26-10, các chuỗi siêu thị lớn như Tesco Lotus, Big C, rạp chiếu phim và các cửa hàng tiện lợi như Seven Eleven đều đóng cửa sớm nửa ngày để nhân viên tham dự buổi lễ. Lệnh cấm bán đồ uống có cồn trong suốt ngày 26-10 tại tất cả siêu thị, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn được áp dụng trên toàn lãnh thổ Thái-lan.

Cơ quan an ninh Thái-lan áp đặt khu vực cấm bay có bán kính 19 km chung quanh quảng trường Sanam Luang trong những ngày diễn ra lễ hỏa táng, kể cả các thiết bị bay không người lái điều khiển từ xa. Người nào vi phạm hoặc dùng các thiết bị này để quay phim, chụp ảnh sẽ bị phạt một năm tù hoặc 40 nghìn bạt (1.300 USD) hoặc cả hai.

Thái-lan chi khoảng 90 triệu USD để chuẩn bị cho lễ hỏa táng, trong đó riêng đài hóa thân đặt ở quảng trường Sanam Luang tốn gần 30 triệu USD. Đài hóa thân chính cao hơn 50m được thiết kế theo mô phỏng ngọn núi Meru, trung tâm của thế giới theo quan niệm của Phật giáo. Ngoài đài hóa thân ở Bangkok, 76 đài hóa thân quy mô nhỏ hơn được đặt tại 76 tỉnh để toàn dân Thái có thể chứng kiến và tham dự.

Nhà vua Bhumibol Adulyadej mất ngày 13-10-2016, là vị vua trị vì lâu nhất thế giới (70 năm), nổi tiếng là một người đức độ và được coi là biểu tượng của sự gắn kết dân tộc Thái-lan.

                                                   Theo Báo Nhân Dân


Các tin khác


Số người sơ tán trong nước trên toàn cầu ở mức kỷ lục 75,9 triệu vào năm 2023

Năm 2023, 7,7 triệu người phải di dời do thiên tai, 68,3 triệu người sơ tán do xung đột và bạo lực, trong đó cuộc chiến ở Sudan, Gaza đã đẩy con số này lên kỷ lục mới.

Liên đoàn Arab thống nhất lập trường chung về Gaza

Trong cuộc họp ở thủ đô Manama của Bahrain, Bộ trưởng Ngoại giao các quốc gia Arab đã nỗ lực để đạt được lập trường chung về vấn đề Gaza trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) vào ngày 16/5.

Người học vấn cao xin làm nhân viên tang lễ khi Trung Quốc khan hiếm việc làm

Công việc nhân viên hỏa táng thuộc nhóm nghề có mức lương tốt và ổn định nên đang thu hút sự quan tâm của người trẻ Trung Quốc, dù tốt nghiệp trái ngành ở nhiều trường đại học danh tiếng.

Xung đột Hamas - Israel: Dân thường Israel thiệt mạng do đạn bắn từ Liban

Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Quân đội Israel (IDF) ngày 14/5 thông báo 1 người dân đã thiệt mạng và 5 quân nhân bị thương do đạn chống tăng bắn từ phía Liban trúng vào khu dân cư Adamit của Israel nằm sát biên giới.

Bầu cử Mỹ 2024: Ứng cử viên Donald Trump gia tăng ưu thế tại các bang chiến địa

Ngày 14/5, kết quả các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Donald Trump, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa tiếp tục gia tăng ưu thế tại hầu hết các bang "chiến địa" quan trọng trước đương kim Tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay.

Hàng chục nghìn người cao tuổi Nhật Bản qua đời trong cô độc mỗi năm

Ước tính mỗi năm có khoảng 68.000 người trên 65 tuổi ở Nhật Bản qua đời trong cô độc tại nhà, mà không có bất kỳ người nào bên cạnh trong phút lâm chung. Thông tin trên được Cảnh sát Nhật Bản đưa ra ngày 14/5.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục