Các đảng phái Hàn Quốc ngày 19/9 đã đưa ra phản ứng trái ngược nhau về tuyên bố chung mới nhất sau các cuộc hội đàm giữa Tổng thống nước này Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Hình ảnh do trang mạng
38 North ghi lại cho thấy hoạt động tháo dỡ các cơ sở của bãi thử hạt nhân Sohae
ngày 22/7. (Nguồn: EPA/TTXVN)
Theo các đảng tự do của Hàn
Quốc, tuyên bố chung lần này đánh dấu bước đi hướng tới việc mang lại hòa bình
cho bán đảo Triều Tiên. Đảng Dân chủ (DP) cầm quyền cho rằng hai miền Triều
Tiên đã tái khẳng định cam kết "chắc chắn" về phi hạt nhân hóa bán
đảo Triều Tiên.
Việc Triều Tiên cam kết đóng cửa bãi thử tên lửa Dongchang-ri dưới sự giám sát
của các chuyên gia quốc tế cho thấy Bình Nhưỡng duy trì cam kết mà nước này đã
đưa ra trong cuộc gặp thượng đỉnh với Mỹ hồi tháng 6 tại Singapore.
Đảng Dân chủ và Hòa bình tự do đối lập bày tỏ hy vọng việc duy trì liên lạc và
hợp tác giữa hai miền Triều Tiên sẽ hỗ trợ cam kết của nhà lãnh đạo Kim Jong-un
tới thăm Seoul trong tương lai gần.
Tuy nhiên, đảng Hàn Quốc Tự do (LKP) và đảng Bareunmirae (BP) bảo thủ lại coi
tuyên bố này "không có giá trị" khi nó thiếu các điều khoản cụ thể về
việc phi hạt nhân hóa Triều Tiên.
Theo LKP, tuyên bố chung không đưa ra kế hoạch cụ thể về việc xóa bỏ hoàn toàn
các cơ sở hạt nhân và vũ khí hạt nhân hiện nay của Triều Tiên.
Đảng này nhấn mạnh, nếu vấn đề hạt nhân không được giải quyết triệt để, rất khó
có thể mang lại hòa bình cho Bán đảo Triều Tiên cũng như phát triển quan hệ
liên Triều.
Trong khi đó, đảng BP, đảng lớn thứ 3 ở Hàn Quốc, một mặt hy vọng các bước đi
sắp tới của Triều Tiên về phi hạt nhân hóa có thể khiến cộng đồng quốc tế dỡ bỏ
các biện pháp trừng phạt đối với Bình Nhưỡng, song mặt khác cho rằng tuyên bố
chung của hội nghị thượng đỉnh lần 3 này chưa đưa ra được bất kỳ biện pháp quan
trọng nào.
Sau hội nghị thượng đỉnh lần thứ 3 với Tổng thống Moon Jae-in, nhà lãnh đạo
Triều Tiên Kim Jong-un nhất trí xóa bỏ "vĩnh viễn" bãi thử tên lửa
chủ chốt Dongchang-ri dưới sự giám sát của các chuyên gia quốc tế.
Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng sẵn sàng đóng cửa cơ sở hạt nhân chủ
chốt Yongbyon nếu Mỹ có bước đi phù hợp./.
TheoVietNamPlus
Theo Tân Hoa xã và TTXVN, Ðặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) về Yemen M.Griffiths ngày 16-9 đã tới thủ đô Sanaa do phiến quân kiểm soát tại Yemen, một tuần sau khi các cuộc đàm phán hòa bình tại Geneva (Thụy Sĩ) sụp đổ do sự vắng mặt của phiến quân Houthi. Ông M.Griffiths đã gặp các thủ lĩnh của phiến quân ngay khi tới nơi ở của mình. Chuyến thăm của Ðặc phái viên LHQ nhằm khôi phục các nỗ lực hòa bình ở Yemen.
Tân Hoa xã đưa tin, bão Mangkhut đã khiến hơn 400 chuyến bay tại hai sân bay của tỉnh Hải Nam, cực nam Trung Quốc bị hủy trong sáng 16-9 và tất cả các khu nghỉ dưỡng ven biển cũng như trường học trên hòn đảo này phải đóng cửa cùng ngày.
Các chuyên gia nhận định việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch đang chuẩn bị bước vào giai đoạn thoái trào và gây xáo trộn lớn.
Tổng thống Donald Trump nói rằng Mỹ không chịu sức ép về việc phải đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc ngay cả khi Bắc Kinh mong muốn tiến hành các cuộc đàm phán mới với Washington.
Hãng thông tấn nhà nước Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 13/9 đưa tin nước này đã triển khai thêm nhiều thiết bị quân sự, trong đó có xe tăng, tới tăng cường cho các đơn vị đang đồn trú tại Hatay và Kilis, hai tỉnh miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ giáp biên giới với Syria.
Trong chuyến thăm cách đây 45 năm, từ ngày 12 đến 17-9-1973, bất chấp mọi gian nguy, khó khăn của chiến tranh, Lãnh tụ Cu-ba Phi-đen Ca-xtơ-rô đã đặt chân đến Quảng Trị, trở thành vị nguyên thủ nước ngoài đầu tiên tới thăm vùng đất vừa được giải phóng của Việt Nam. Chuyến thăm lịch sử của Lãnh tụ Phi-đen, người bạn lớn của nhân dân Việt Nam, trở thành biểu tượng của tình đoàn kết anh em thủy chung, gắn bó.