Theo phóng viên TTXVN tại Đức, ngày 27/12, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho rằng Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cần phải có thêm nhiều nước ủy viên thường trực hơn để phản ánh trật tự thế giới hiện nay, đồng thời tuyên bố Đức sẽ không "trốn tránh trách nhiệm" trong việc giải quyết xung đột toàn cầu.
Toàn cảnh
cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ở New York, Mỹ ngày 12/12/2018. (Nguồn:
THX/TTXVN).
Trả lời phỏng vấn
phóng viên Hãng thông tấn dpa của Đức, Ngoại trưởng Heiko Maas một lần nữa nhấn
mạnh rằng Hội đồng Bảo an - Cơ quan quyền lực cao nhất của Liên hợp quốc, cần
phải được cải tổ để có số nước ủy viên thường trực nhiều hơn so với 5 nước thành
viên như hiện nay.
Ông Heiko Maas cũng cho rằng sự cân bằng quyền lực trên thế
giới cần phải được phản ánh một cách đầy đủ hơn so với thời điểm hiện nay, đồng
thời nhấn mạnh Đức nên giữ một ghế ủy viên thường trực trong Hội đồng Bảo an.
Theo Ngoại trưởng Đức Heiko Maas, trách nhiệm toàn cầu của
Đức đang ngày một gia tăng và nước này đã sẵn sàng đảm nhận vai trò lớn hơn
trong việc giải quyết các xung đột toàn cầu. Ông khẳng định với tư cách là nước
ủy viên không thực trực trong Hội đồng Bảo an, Đức đang tiến gần hơn các cuộc
khủng hoảng và xung đột chính trị trên thế giới. Chính vì lẽ đó, Berlin sẽ
không thể "trốn tránh" các quyết định lớn hơn nữa, đặc biệt bao gồm
các cuộc xung đột ở Syria và Yemen.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hiện có 15 nước ủy viên, trong
đó 5 nước ủy viên thường trực (gồm Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga và Mỹ) có quyền
phủ quyết và 10 nước ủy viên không thường trực (một nửa trong số này được bầu
mới mỗi năm). Hôm 8/6 vừa qua, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu 5 nước ủy viên
không thường trực mới gồm Bỉ, Đức, Indonesia, Cộng hòa Dominicana và Nam Phi.
Theo kế hoạch vào ngày 1/1/2019, Đức sẽ bắt đầu nhiệm kỳ kéo dài hai năm của
mình trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc./.
Theo Việt Nam Plus
Ngày 25/12, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov chỉ trích Washington đã đặt ra những điều kiện "không thể chấp nhận được" cho việc tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh khác giữa Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Vladimir Putin sau khi Mỹ hủy cuộc gặp được lên kế hoạch hồi đầu tháng 12.
AFP đưa tin, việc Mỹ rút quân khỏi Syria sẽ cho Thổ Nhĩ Kỳ nhiều sự tự do hơn trong chiến dịch nhằm vào các đối tác người Kurd của Washington. Song các nhà phân tích hoài nghi về khả năng "diệt trừ" tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng của Ankara.
Hãng thông tấn nhà nước Syria SANA đưa tin, ngày 24-12, Ủy ban Cứu trợ Syria (HCR) cho biết, hơn bốn triệu người trong số 6,9 triệu người phải sơ tán trong nước do chiến sự đã trở về quê nhà trong năm 2018.
Ngày 24/12, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiếp tục lên tiếng chỉ trích Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) khi cho rằng cơ quan này đã gây ra nhiều nỗi sợ hãi đối với nền kinh tế Mỹ.
Giới chức Indonesia và các chuyên gia cảnh báo rằng do núi lửa Anak Krakatau vẫn đang hoạt động nên một trận sóng thần thứ 2 có thể bắt đầu bất cứ lúc nào sau khi thảm họa tự nhiên ngày 22/12, vốn khiến con số thương vong lên tới hơn 1.000 người.
Ngày 23/12, truyền thông Trung Đông cho biết thủ lĩnh lực lượng đối lập Syria Nasr al-Hariri đã kêu gọi Mỹ cùng phối hợp với Thổ Nhĩ Kỳ và các nhóm phiến quân được Ankara hậu thuẫn trong việc rút quân của Mỹ khỏi Syria, nhằm ngăn chặn các lực lượng Chính phủ Syria giành lại quyền kiểm soát ở khu vực Đông Bắc.